Tương quan giữa khối lượng và kích thước đối với hàm lượng Pb trong mô

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người do chì (Pb) trong loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở vùng ven biển từ TT. Huế đến Quảng Nam. (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. HÀM LƯỢNG CHÌ (Pb) TÍCH LŨY TRONG MƠ LOÀI VẸM XANH

3.2.2. Tương quan giữa khối lượng và kích thước đối với hàm lượng Pb trong mô

2016 cao hơn mẫu thu trong tháng 3 năm 2017 (α = 0,05).

Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Minh và cs (2013) cho thấy, hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) tại Vũng Thùng, TP. Đà Nẵng dao động từ 1,55 mg/kg tươi đến 4,60 mg/kg tươi [19]. Trong nghiên cứu hàm lượng KLN trong các lồi hai mảnh vỏ tại một số cửa sơng khu vực miền Trung, Việt Nam của Nguyễn Văn Khánh và cs (2014), hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở cửa sông Hàn, Đà Nẵng dao động trong khoảng 1,76 – 2,6 mg/kg trọng lượng tươi [18]. Nghiên cứu của Ngô Văn Tứ và cs (2009) cho thấy hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) tại Lăng Cô, TT. Huế là 0,67 mg/kg tươi [14]. Như vậy, kết quả phân tích hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) tại Vũng Thùng, Đà Nẵng là tương đương với các nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, tại Lăng Cơ, TT. Huế lại cao gấp 1,3 lần so với năm 2009, đây là điều cần phải lưu ý.

3.2.2. Tương quan giữa khối lượng và kích thước đối với hàm lượng Pb trong mơ lồi Vẹm xanh trong mơ lồi Vẹm xanh

Khả năng tích tụ KLN trong động vật hai mảnh vỏ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể đến như tuổi, nồng độ KLN trong môi trường và sự ảnh hưởng các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, nhiệt độ, DO, độ hạt trầm tích... Tuy nhiên, nó cịn phụ thuộc vào kích thước của các cá thể, khối lượng mô mềm và khả năng tích lũy và đào thải của từng lồi [19, 31].

Tốc độ tăng trưởng của chiều cao và chiều dày của Vẹm xanh (Perna viridis L.) chậm hơn so với tốc độ phát triển chiều dài [3]. Do đó, để đánh giá khả năng tích lũy Pb ở các kích cỡ khác nhau của loài Vẹm xanh (Perna viridis L.), đề tài này đã tiến hành phân tích tương quan giữa hàm lượng Pb trong mơ khơ với chiều dài vỏ và khối lượng mơ khơ của lồi Vẹm xanh (Perna viridis L.), tất cả số liệu được chuyển về dạng x’ = x0,01. Kết quả phân tích tương quan giữa kích thước và khối

lượng với hàm lượng Pb trong loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) được thể hiện trong hình 3.2.a, b.

(a) (b)

Hình 3.2. Tương quan giữa hàm lượng Pb trong loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) (a) với chiều dài, (b) với khối lượng.

Kết quả phân tích tương quan trong hình 3.2.a, b. cho thấy, hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) có sự tương quan nghịch với chiều dài và khối lượng của chúng. Hệ số tương quan giữa hàm lượng Pb với kích thước và khối lượng Vẹm xanh (Perna viridis L.) lần lượt là r = - 0,45 (p = 0,0001) với chiều dài và r = - 0,52 (p < 0,0001) đối với khối lượng mô khô. Đối chiếu với thang phân loại của Chu Văn Mẫn (2003), thì hàm lượng Pb trong lồi Vẹm xanh (Perna viridis) có sự tương quan vừa với chiều dài và tương quan tương đối chặt với khối lượng của loài này.

Nghiên cứu của Lily Surayya Eka Putri (2012) cũng cho ra kết quả tương tự. Những con Vẹm xanh (Perna viridis L.) có kích thước nhỏ lại có xu hướng tích lũy Pb cao hơn so với những con có kích thước lớn. Tuy nhiên, sự khác nhau này khơng có ý nghĩa về thống kê (p>0,05) [27]. Một nghiên cứu khác của C. K. Yap (2003) cũng cho kết quả tương quan nghịch giữa hàm lượng Pb với trọng lượng khô và chiều dày vỏ Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở mức độ tương quan chặt. Nguyên nhân là do Vẹm xanh (Perna viridis L.) có kích thước lớn thường có lượng nước lọc qua cơ thể trên một đơn vị trọng lượng mô mềm thấp hơn, do đó, hấp thụ KLN cũng thấp hơn so với Vẹm xanh (Perna viridis L.) có kích thước nhỏ hơn [33]. Nghiên cứu của của Nguyễn Văn Khánh và cs (2009) trên loài Hến (Corbicula Sp.) lại cho ra kết quả trái ngược. Hàm lượng Pb trong loài Hến (Corbicula Sp.) có sự tương quan thuận với kích thước và khối lượng cơ thể ở mức độ tương quan vừa, r = 0,54 (p = 0,0002) đối với kích thước và r = 0,56 (p = 0,0001) với khối lượng [21]. Có thể

kết luận rằng, khả năng tích lũy chì trong các lồi hai mảnh vỏ khơng chỉ phụ thuộc vào hàm lượng Pb trong mơi trường mà cịn phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý của từng loài.

Như vậy, khả năng tích lũy Pb trong mơ của lồi Vẹm xanh (Perna viridis L.) có sự tương quan nghịch với kích thước ở mức độ tương quan vừa và khối lượng lượng ở mức độ tương quan tương đối chặt.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người do chì (Pb) trong loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở vùng ven biển từ TT. Huế đến Quảng Nam. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)