ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CHÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người do chì (Pb) trong loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở vùng ven biển từ TT. Huế đến Quảng Nam. (Trang 31)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CHÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

3.3.1. Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người dựa trên lượng tiêu thụ thực tế Vẹm xanh của người dân Việt Nam.

Tuy rằng hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng điều này chưa thể phản ánh một cách đầy đủ những rủi ro tiềm ẩn của kim loại này đến sức khỏe con người. Những rủi ro tiềm ẩn của Pb đối với sức khỏe con người do việc tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, có thể kể đến như cân nặng, độ tuổi, giới tính, lượng tiêu thụ hằng ngày, thể trạng của từng người và cả thời gian phơi nhiễm…[37, 40]. Mức tiêu thụ Vẹm xanh của người dân Việt Nam là 12,8 g/người.ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự tiêu thụ Vẹm xanh ở mỗi người dân và mỗi vùng miền là khác nhau. Do đó nghiên cứu này chỉ có thể cung cấp các số liệu ước lượng thô cho các thông số sức khỏe. Để đánh giá rủi ro sức khỏe tiềm ẩn đối với người dân Việt Nam do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) bị ô nhiễm Pb, nghiên cứu này sẽ tiến hành đánh giá dựa trên ước tính lượng tiêu thụ hằng ngày đối với Pb thơng qua việc tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) (EDI - Estimated daily intake). Xác định nguy cơ rủi ro (HQ - Hazard quotient) bằng thương số giữa EDI và liều lượng tham khảo RfD sẽ khơng có nguy cơ rõ ràng nào đối với sức khỏe con người nếu HQ nhỏ hơn 1. Ước tính lượng tiêu thụ hàng ngày EDI và nguy cơ rủi ro HQ đối với sức khỏe người dân Việt Nam do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) bị ô nhiễm Pb được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3. 3. Rủi ro của Pb đối với sức khỏe người dân Việt Nam do tiêu thụ Vẹm xanh Khu vực Tháng 10/2016 Tháng 3/2017 Người lớn Trẻ em Người lớn Trẻ em TT. huế EID 0,00024 0,00041 0,00017 0,00029 HQ* 0,07 0,12 0,05 0,08 Đà Nẵng EID 0,00035 0,00059 0,00021 0,00036 HQ* 0,10 0,17 0,06 0,10 Quảng Nam EID 0,00028 0,00049 0,00026 0,00045 HQ* 0,08 0,14 0,07 0,12 RfD** 0,0035

* Sẽ khơng có rủi ro nào về sức khỏe nếu HQ < 1; ** Liều tham chiếu theo QCVN 8-2:2011/BYT

Bảng 3.3 cho thấy, rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân Việt Nam trên cả hai đối tượng người trưởng thành và trẻ em đều nhỏ hơn rất nhiều so với 1. Do đó, khơng có nguy cơ nào của Pb đối với sức khỏe con người do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.). Kết quả ước tính đã cho thấy, rủi ro cao nhất đã được tìm thấy đối với sức khỏe ở trẻ em do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở Vũng Thùng – Đà Nẵng trong tháng 10 năm 2016, với lượng Pb tiêu thụ bằng 17% so với liều tham chiếu của Bộ Y tế.

Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của A. A. Idriss (2015), hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) tại sông Juru, Malaysia là 1,11 ± 0,07 mg/kg, giá trị HQ của Pb là 1,25 đối với người trưởng thành [27]. Như vậy, mặc dù hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.) tại sông Sông Juru, Malaysia là tương đương với ở vùng biển từ Thừa thiên Huế đến Quảng Nam, nhưng đã phát hiện có rủi ro đối với sức khỏe con người. So sánh với một kết quả nghiên cứu khác trên loài trai (Mactra veneriformis) tại vịnh Bột Hải, Trung Quốc của Hailong Zhou (2015), thì nồng độ Pb trung bình trong lồi trai là 0,37 mg/kg, rủi ro của Pb do việc tiêu thụ trai (Mactra veneriformis) chỉ là 0,01, thì việc tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) của người dân Việt Nam lại có nguy cơ rủi ro cao hơn [56]. Điều này cho thấy, rủi ro sức khỏe giữa các khu vực và giữa các đối tượng

khác nhau là khác nhau, không chỉ phụ thuộc và hàm lượng Pb tích lũy trong sinh vật mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lượng tiêu thụ, trọng lượng cơ thể con người. Tất nhiên rằng cư dân ven biển sẽ tiêu thụ Vẹm xanh nhiều hơn so với dân cư vùng đồi núi [44], chính vì vậy nên họ sẽ đối mặt với rủi ro sức khỏe cao hơn.

Nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe con người do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna

viridis L.) trong tháng 10 năm 2016 và tháng 3 năm 2017 là tương đương nhau (α =

0,05). (Hình 3.3). Rủi ro của Pb đối với sức khỏe người dân do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở cả ba khu vực nghiên cứu là tương đương nhau (α = 0,05). Có thể thấy rằng mặc dù hàm lượng Pb trong mơ lồi Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở TT. Huế và Đà Nẵng vào tháng 10 năm 2016 cao hơn so với tháng 3 năm 2017 nhưng rủi ro đối với sức khỏe người dân vẫn là tương đương nhau. (Hình 3.3).

Hình 3. 3. Nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe con người trong 2 đợt thu mẫu

Trẻ em là đối tượng phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cao hơn so với người trưởng thành (p = 0,002). Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe trẻ em cao hơn 1,7 lần so với người trưởng thành là do trẻ em có cân nặng nhỏ hơn so với người trưởng thành (Hình 3.4). Thêm và đó đối với các nhóm đối tượng đặc biệt như những người có thể trạng yếu, những người nhạy cảm và phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ tiềm ẩn cao hơn so với người bình thường [40].

Hình 3. 4. Nguy cơ rủi ro sức khỏe đối với người lớn và trẻ em

Kết hợp với kết quả phân tích tương quan giữa hàm lượng Pb với kích thước và khối lượng Vẹm xanh (Perna viridis L.) nghiên cứu này có thể kết luận, việc tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) có kích thước nhỏ sẽ có nguy cơ rủi ro cao hơn so với những con có kích thước lớn hơn.

Đã khơng tìm thấy bất kỳ rủi ro nào của Pb đối với sức khỏe người dân do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở vùng ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý trẻ em là đối tượng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao hơn so với người trưởng thành. Rủi ro đối với sức khỏe người dân do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở các khu vực nghiên cứu là tương đương nhau, giữa tháng 10 năm 2016 và tháng 3 năm 2017 cũng khơng khác nhau dù cho có sự khác nhau về hàm lượng Pb trong Vẹm xanh (Perna viridis L.).

3.3.2. Đánh giá rủi ro sức khỏe dựa trên khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Việt Nam người dân Việt Nam

Rủi ro của Pb sức khỏe đối người Việt Nam do tiêu thụ loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở một số vùng cửa sông ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam là rất thấp, khơng đáng ngại. Tuy nhiên, Pb có thể đi vào cơ thể con người từ rất nhiều nguồn có thể kể đến như là nước uống, thức ăn, hô hấp, qua da…nhưng chủ yếu là qua khẩu phần ăn hằng ngày [26, 29]. Khẩu phần ăn hằng ngày của con người bao gồm nguồn protein (từ thịt, thủy sản, trứng, sữa, thực vật giàu đạm…); nguồn bổ sung vitamin, chất sơ (từ rau xanh, trái cây…); nguồn tinh bột (từ gạo, ngũ cốc…) và một số thành phần thiết yếu khác. Do đó, rủi ro tiềm ẩn của Pb đối với sức khỏe người dân thực tế sẽ cao hơn kết quả nghiên cứu này.

Theo khuyến cáo của bộ Y tế, lượng protein cần thiết để cung cấp cho cơ thể người trưởng thành là 30,69 g/người.ngày (tương đương với 108g Vẹm xanh (Perna

viridis L.) tươi); đối với trẻ em là 42 g/người.ngày (tương đương với 147,8 g Vẹm

xanh (Perna viridis L.) tươi). [7, 8, 53]. Lượng rau xanh cần thiết được khuyến cáo là khoảng 320 g/người.ngày đối với người lớn và 300 g/người.ngày đối với trẻ em [7, 8]. Lượng gạo trung bình được tiêu thụ bởi người trưởng thành 389,2 g/người.ngày và trẻ là 198,4 g/người.ngày [4]. Theo nghiên cứu của Võ Văn Minh và Đoạn Chí Cường cùng các cộng sự (2015), hàm lượng Pb trong lá rau xà lách trồng tại một số vùng chuyên canh rau tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, khoảng 0,167 mg/kg trọng lượng tươi [6]. Kết quả nghiên cứu của Đoạn Chí Cường (2014), hàm lượng Pb trong gạo trồng tại một số vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam là khoảng 3,465 mg/kg [4].

Giả định rằng, toàn bộ lượng protein cần thiết cho cơ thể con người được cung cấp bởi Vẹm xanh (Perna viridis L.); toàn bộ rau xanh được cung cấp bởi rau xà lách và toàn bộ lượng tinh bột được cung cấp bởi gạo, thì tổng chỉ số nguy cơ (THI – total hazard index) sẽ bằng tổng các giá trị của HQ [46]. Rủi ro của Pb đối với sức khỏe người dân Việt Nam được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3. 4. Rủi ro của Pb đối với sức khỏe người dân Việt Nam trong khẩu phần ăn hằng ngày Thực phẩm Hàm lượng Pb (mg/kg) RfD Người lớn Trẻ em EDI HQ* EDI HQ* Gạo 3,465(1) 0,0035 0,0241 6,89 0,0210 6,01 Vẹm xanh 1,110 0,0035 0,0021 0,61 0,0050 1,43 Rau xà lách 0,167(2) 0,0035 0,0010 0,27 0,0015 0,44 THI* 7,77 7,88 (1)

Đoạn Chí Cường (2014); (2) Võ Văn Minh, Đoạn Chí Cường (2015); * Sẽ khơng có nguy cơ rủi ro nào đối với sức khỏe nếu giá trị HQ hoặc THI nhỏ hơn 1

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, nguy cơ rủi ro do tiêu thụ gạo là cao nhất đối với cả người trưởng thành và trẻ em; ở người trưởng thành, giá trị của HQ là 6,89 và trẻ em là 6,01. Rủi ro tiềm ẩn của Pb do tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) đối với

trẻ em cao gấp 2,35 lần so với người lớn. Tổng chỉ số nguy cơ THI của Pb đối với sức khỏe người trưởng thành và trẻ em lần lượt là 7,77 và 7,88. Điều này khẳng định, có rủi ro đối với sức khỏe người Việt Nam do tiêu thụ Pb trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tổng nguy cơ rủi ro đối với trẻ em cao hơn so với người trưởng thành.

Như vậy, trong trường hợp giả định, nghiên cứu này đã phát hiện nguy cơ tiềm ẩn của Pb đối với sức khỏe người dân Việt Nam trong bữa ăn hằng ngày. Phải nhấn mạnh rằng trẻ em luôn là đối tượng chịu rủi ro cao hơn người trưởng thành. Nguy cơ rủi ro về sức khỏe con người không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng Pb trong thực phẩm mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lượng thực phẩm được tiêu thụ, đối tượng tiêu thụ. Hơn nữa, những người nhẹ cân, những người có thể trạng yếu, những người nhạy cảm, phụ nữ mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro về sức khỏe cao hơn người bình thường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1. Hàm lượng Pb trong loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế, Vũng Thùng – Đà Nẵng và cửa sông Trường Giang – Quảng Nam đều tương đương hoặc thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 8-2 : 2011/BYT của Bộ Y tế. Vẹm xanh (Perna viridis L) có kích cỡ nhỏ có xu hướng tích lũy Pb cao hơn so với những con có kích cỡ lớn.

2. Khơng phát hiện bất kỳ rủi ro nào của Pb đối với sức khỏe con người từ việc tiêu thụ Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở vùng ven biển từ TT. Huế đến Quảng Nam (HQ < 1). Trẻ em là đối tượng hứng chịu rủi ro sức khỏe cao hơn so với người trưởng thành. Rủi ro sức khỏe giữa các khu vực thu mẫu là tương đương nhau và có chịu ảnh hưởng bởi kích thước và khối lượng của Vẹm xanh (Perna viridis L.).

3. Đã phát hiện rủi ro của Pb đối với sức khỏe người dân Việt Nam từ khẩu phần ăn hằng ngày (THI > 1). Tổng chỉ số rủi ro THI đối với trẻ em là 7,77 và ở người trưởng thành là 7,88.

2. KIẾN NGHỊ

1. Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu trên các đối tượng thực phẩm khác nhau, kết hợp đánh giá nhiều kim loại, để có những cảnh báo khách quan hơn cho sức khỏe cộng đồng.

2. Các chỉ số rủi ro sức khỏe (HQ, HRI, THI, THQ…) mới chỉ dừng lại ở kết luận là có hay khơng rủi ro đối với sức khỏe con người. Do vậy, cần xây dựng một thang điểm đánh giá cho mức độ rủi ro đối với sức khỏe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ

Chí Minh.

[2] Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm (2011), QCVN 8-2 : 2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm,

Bộ Y tế.

[3] Bùi Quang Nghị (2012), "Đặc điểm sinh trưởng của Vẹm xanh Perna viridis (Linnaeus, 1758) trong khu vực nuôi tôm hùm lồng ở vùng xuân tự, vạn ninh, khánh hòa", Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, tr. 98-107.

[4] Đoạn Chí Cường (2014), Đánh giá rủi ro kim loại nặng trong gạo ở một số vùng sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam và Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết

đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng

[5] Nguyễn Thị Kim Anh Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Hữu Cử, (2010), "Các chất ô nhiễm trong trầm tích tầng mặt các đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ. 48(2A), tr. 804-814.

[6] Đoạn Chí Cường, Võ Văn Minh và Phạm Thị Thúy Ngà (2015), "Đánh giá rủi ro sức khỏe của con người do kim loại nặng (crom và chì) trong rau xà lách (Lactuca sativa L.) trồng tại vùng rau chuyên canh thôn Khúc Lũy, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí khoa học và cơng

nghệ Đại học Đà Nẵng. 03(88), tr. 101-106.

[7] Viện dinh dưỡng (2016), Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành (giai

đoạn 2016 - 2020) - Mức tiêu thụ trung bình cho một người trong một ngày, Viện dinh dưỡng, truy cập ngày 04/07/2017-2017, tại trang web

http://viendinhduong.vn/news/vi/875/54/0/a/thap-dinh-duong-hop-ly-cho- nguoi-truong-thanh-giai-doan-2016---2020---muc-tieu-thu-trung-binh- cho-mot-nguoi-trong-mot-ngay.aspx.

[8] Viện dinh dưỡng (2017), Tháp Dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi, truy cập ngày

04/12/2017-2017, tại trang web

http://viendinhduong.vn/news/vi/923/55/2/a/thap-dinh-duong-cho-tre-6- 11-tuoi.aspx.

[9] Nguyễn Hồng Thu Lê Thị Vinh, Phạm Hữu Tâm, Dương Trọng Kiêm (2005), "Hàm lượng kim loại năng trong Nghêu lụa ở vùng ven biển Bình Thuận",

Tạp chí Khoa học và cơng nghệ biển. 5(4), tr. 58-63.

[10] Hồng Thái Long (2007), Giáo trình Hóa học mơi trường, Đại học khoa học

Huế, 117-118.

[11] Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC190 Chất lượng (2009), Chất lượng đất – Xác định cadimi, crom, coban, chì, đồng, kẽm, mangan và niken trong dịch chiết đất bằng cường thủy – Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và nhiệt điện (không ngọn lửa), Bộ Khoa học và

[12] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2000), Chất lượng đất - Chiết các

nguyên tố vết tan trong nước cường thuỷ, Bộ Khoa học, Công nghệ và

Môi trường.

[13] Nguyễn Thị Hải Lý (2002), Đặt điểm sinh học và sinh thái Vẹm xanh (Perna viridis L.) tại đầm An Cư, Lăng Cô, Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ

khoa học, Trường Đại học Khoa Học Huế.

[14] Nguyễn Kim Quốc Việt Ngô Văn tứ* (2009), "Phương pháp Von - Ampe hòa tan Anot xác định PbII, CuII, ZnII trong vẹm xanh ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa Học, Đại Học Huế(50).

[15] Nguyễn Thị Dung1 Nguyễn Mạnh Hà1*, Bùi Phương Thúy1, Trần Đăng Quy2, Tạ Thị Thảo1, Từ Bình Minh1 (2016), "Đánh giá sự phân bố và xu hướng ô nhiễm của các kim loại nặng trong trầm tích ở một số địa điểm thuộc vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Trị, Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. 32(4), tr. 184-191.

[16] Nguyễn Thuần Anh (2013), "đánh giá nguy cơ đối với chì của người dân thành phố Nha Trang do tiêu thụ các động vật thân mềm và giáp xác", Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản(03).

[17] Nguyễn Thuần Anh (2015), "Đánh giá nguy cơ đối với độc tố gây liệt cơ PSP (Paralytic Shelifish Poisoning) do tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ của người dân thành phố Nha Trang", Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản(1).

[18] Nguyễn Văn Khánh1, Trần Duy Vinh2 và Lê Hà Yến Nhi1 (2014), "Hàm lượng kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr) trong các loài động vật hai mảnh vỏ ở một số cửa sông tại khu vực Miền Trung, Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 14(4), tr. 385-391.

[19] Võ Văn Minh1 Nguyễn Văn Khánh1, Trần Duy Vinh2 (2013), "Hàm lượng cadimi (Cd) và chì (Pb)trong trầm tích và trong sinh vật (Vẹm xanh Perna viridis Linnaeus và Hàu Crassostrea gigas Thunberg) tại Vũng Thùng , Đà Nẵng", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13(1), tr. 80-87

[20] Đàm Minh Anh (1) Nguyễn Văn Khánh (1), Trần Duy Vinh (2) , (2012), "Đánh giá hàm lượng cadmium (cd) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng", Tạp chí khoa học và giáo

dục, Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN,. 2(2).

[21] Phạm Văn Hiệp Nguyễn Văn Khánh (2009), "Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng cadmium (cd) và chì (pb) của lồi Hến (Corbicula Sp.) vùng cửa sông ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí khoa học và Công nghệ, Đại học Đà

Nẵng. 1(30), tr. 83-89.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người do chì (Pb) trong loài Vẹm xanh (Perna viridis L.) ở vùng ven biển từ TT. Huế đến Quảng Nam. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)