Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây dựng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 53 - 58)

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010

Năm 2001 là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI. Đại hội được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5/1/2001 tại thành phố Thái Nguyên. Đại hội bầu

Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 47 uỷ viên. Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư; các đồng chí: Hứa Đức Nhị, Lương Đức Tính làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội đã xác định: Cần nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức. Đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng; chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Thực hiện tốt các quy chế về cán bộ, công chức, các quy trình công tác cán bộ, chế độ bổ nhiệm công chức có thời hạn, chế độ luân chuyển cán bộ công chức, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, sát với thực tiễn, với nhân dân. Thực hiện tốt chủ trương tinh giảm biên chế. Tăng cường giáo dục và kiểm tra cán bộ, công chức thi hành công vụ. Quản lý tốt tiền và tài sản của công, thực hiện công khai tài chính ở cơ sở và các cấp chính quyền. Kiên quyết chống tệ cửa quyền, nhũng nhiễu, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi. Xử lý nghiêm theo kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước những người tham nhũng, vô trách nhiệm.

Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, cần làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ, thực hiện việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch; đảm bảo sự đồng bộ và kế thừa liên tục trong đội ngũ cán bộ ở các ngành, các cấp. Mở rộng dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy chế, quy định của của Trung ương về công tác cán bộ. Những vấn đề về tổ chức, cán bộ nhất thiết phải do tập thể cấp ủy, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn có thẩm quyền thảo luận dân chủ, biểu quyết và quyết định theo đa số.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, củng cố, kiện toàn các trung tâm bồi dưỡng chính trị của các huyện, thành, thị và Trường Chính trị tỉnh. Đến năm 2005, cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên phải học xong

chương trình cao cấp về lý luận chính trị và có trình độ đại học về một chuyên ngành nhất định. Quy định thành chế độ và thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn [10].

Để thực hiện Nghị quyết “Về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, công tác cán bộ là một nội dung được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đặc biệt chú trọng. Trong chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) đã đề ra mục tiêu: “bố trí đủ cán bộ cho hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn theo quy định chung của Trung ương và theo hướng chuẩn hóa, trẻ hóa, gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ giữ chức vụ chủ chốt qua bầu cử của các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, người đứng đầu các cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Chuẩn bị tốt về đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ tới (thông qua bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp vào năm 2004), đảm bảo tính kế thừa, đúng tiêu chuẩn, chất lượng được nâng cao. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cơ sở, nhằm đạt mục tiêu: đến năm 2005 có trên 70% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn quy định. Trên 80% cán bộ, công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên đối với xã, phường, thị trấn ở vùng đồng bằng và miền núi; sơ cấp trở lên đối với xã vùng cao; đồng thời phải được đào tạo có trình độ lý luận chính trị tối thiểu là sơ cấp. Từ nay đến năm 2005, xây dựng ít nhất 3 trung tâm dạy nghề ở cấp huyện; đến năm 2010, mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề để vừa nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, vừa tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.

Kết luận số 248-KL/TU ngày 08/7/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 (khóa XVI) về việc điều chỉnh, sắp xếp một bước cán bộ lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở, đã quy định cụ thể nghĩa

vụ, quyền lợi của cán bộ thực hiện chủ trương điều động cán bộ về cơ sở.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy căn cứ vào quy chế và hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng để xây dựng dự thảo quy chế làm việc mẫu giữa Bí thư cấp ủy với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn; chỉ đạo điểm tại một Đảng bộ xã (phường, thị trấn) để tổng kết chuyên đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở”.

Tháng 12 - 2005, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khai mạc. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2005-2010 gồm 49 đồng chí; bầu 13 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Bắc Son được bầu làm Bí thư, các phó Bí thư Tỉnh uỷ là đồng chí Nguyễn Văn Vượng và đồng chí Nguyễn Văn Kim.

Đại hội đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã đạt được trong nhiệm kỳ từ 2001 đến 2005, trong đó có công tác cán bộ: “Công tác cán bộ thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, triển khai tương đối đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ như: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bố trí, bổ nhiệm. Chính sách cán bộ được quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt” [11].

Đại hội cũng nêu lên những thiếu sót, khuyết điểm của công tác cán bộ: “Công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cải cách hành chính còn chậm. Một bộ phận cán bộ yếu về năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vi phạm phẩm chất đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao” [36]. Đại hội đề ra mục

tiêu và phương hướng công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ trong nhiệm kỳ 2006 - 2010:

“Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác tư tưởng, lý luận, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, củng cố niềm tin vững chắc vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng.

Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị đối với Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy và học, gắn lý luận với thực tiễn. Thực hiện chế độ học tập lý luận bắt buộc đối với các đối tượng cán bộ, đảng viên theo quy định của Trung ương” [11].

Đại hội nêu lên những tiêu chí, chuẩn mực về cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ:

“Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, đoàn kết, tập hợp, phát huy được sức mạnh tập thể, tạo được chuyển biến và kết quả cụ thể trong ngành, địa phương, đơn vị mình phụ trách; bản thân không quan liêu, tham nhũng, kiến quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài. Thay thế kịp thời những cán bộ kém năng lực, phẩm chất, không đủ uy tín, có khuyết điểm nghiêm trọng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ, tạo thế chủ động trong công tác cán bộ. Gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng cán bộ. Quan tâm đào tạo cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ cơ sở; thực hiện luân

chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch đi đôi với đánh giá hiệu quả công tác luân chuyển” [11].

Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng xác định rõ nhiệm vụ của Trường Chính trị và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện: “Củng cố bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và Trường Dân tộc nội trú của tỉnh để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở” [36].

Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Những quan điểm chỉ đạo của Đại hội về công tác cán bộ là những định hướng quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)