Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 87 - 105)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

Qua nghiên cứu vấn đề Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong những năm 1997 - 2010, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Thứ nhất, cấp ủy, người đứng đầu địa phương, đơn vị phải nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, nguyên tắc, quy trình, phương pháp, yêu cầu, nhiệm vụ, ý nghĩa và tầm quan trọng về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các cấp ủy Đảng cần nắm vững quan điểm, nguyên tắc, nội dung, quy trình, phương pháp để thực hiện đúng mục tiêu và yêu cầu về công tác cán bộ; Trên tinh thần Nghị quyết, Chỉ thị, Hướng dẫn của Trung ương Đảng, Đảng bộ xây dựng Nghị quyết, kế hoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, tránh tình trạng dập khuôn máy móc. Tiến hành công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn phải nắm vững những quan điểm, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ ở từng thời kỳ, dự báo đúng tình hình, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt phù hợp với tình hình thực tiễn ở xã, phường, thị trấn. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy có đội ngũ cán bộ đảng viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác cán bộ, có kế hoạch

xây dựng đội ngũ cán bộ, thì nơi đó đội ngũ cán bộ chủ chốt vững mạnh và ngược lại. Ngoài ra, cần đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, thực hiện đúng quy trình của từng khâu trong công tác cán bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ cơ sở phải được Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy xem xét kết luận, quyết định một cách khách quan, dân chủ.

Thứ hai, xác định đúng và rõ tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đồng thời đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ cán bộ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nhất là về giáo dục chính trị.

Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vững mạnh, việc xác định đúng và rõ tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh hết sức quan trọng và cần thiết. Cần xác định thật rõ tiêu chuẩn chung nhất của người cán bộ là gì. Trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ. Trong tiêu chuẩn phải coi trọng cả đức và tài; lấy đức là gốc. Trong đức phải luôn luôn coi trọng ý thức chính trị, lập trường giai cấp, lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của giai cấp và dân tộc, đạo đức cách mạng. Về tài, cần quy định rõ tiêu chuẩn cán bộ phải đạt được như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn...Từ cơ sở tiêu chuẩn, xác định được nguồn và tạo nguồn cán bộ, từ đó đưa vào quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong hoạt động của con người, của một giai cấp, của một dân tộc. Trong những năm 1997 - 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng bằng nhiều chủ trương, biện pháp khác nhau nên đã xây dựng đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng của Đảng, thực hiện tốt các chủ trương đường lối do Đảng đề ra. Đồng thời, Đảng bộ đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh

chống tiêu cực trong Đảng và trong xã hội, chống sự thoái hóa về phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Thứ ba, phải làm tốt công tác quản lý cán bộ cơ sở, có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa Ban Tổ chức Huyện ủy, thị xã với Trường Chính trị tỉnh để lựa chọn bồi dưỡng và bố trí đúng cán bộ, đảm bảo kết hợp được cả đức và tài.

Con đường biện chứng để hình thành người cán bộ chủ chốt ở cơ sở là từ học tập, rèn luyện trong thực tiễn công tác ở cơ sở đến học tập, rèn luyện tại trường, và từ học tập, rèn luyện tại trường lại trở về học tập rèn luyện trong thực tiễn công tác ở cơ sở. Con đường đó diễn ra trong suốt cuộc đời hoạt động của mỗi cán bộ cũng như cả đội ngũ cán bộ để khỏi bị tụt hậu trước tình hình. Giữa học tập, rèn luyện tại trường và học tập rèn luyện trong thực tiễn luôn đan xen, kết hợp chặt chẽ, gắn bó bổ sung cho nhau, làm cho trình độ, năng lực hiệu quả công tác của mỗi người cũng như của cả đội ngũ cán bộ ngày càng cao theo năm công tác. Xuất phát từ nhận thức như vậy, trong nhiều năm qua, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn chỉ đạo chặt chẽ giữa Ban Tổ chức các Huyện ủy, Thị xã, Thành phố với Trường Chính trị tỉnh để nhận xét đánh giá quá trình tu dưỡng, rèn luyện của quá trình đào tạo. Cuối mỗi khoá học Ban tổ chức các huyện, thị xã, thành phố lại cùng với trường Chính trị tỉnh họp bàn giao, nhận xét, đánh giá đúng quá trình học tập, rèn luyện của từng học viên. Trên cơ sở đó, các huyện cân nhắc để bố trí cán bộ ngày càng đúng đắn, đảm bảo kết hợp được cả đức và tài của cán bộ.

Thứ tư, để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có chất lượng, đồng bộ, có tính kế thừa, đan xen liên tục, cần làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ và đào tạo nguồn cán bộ để quy hoạch.

Nhiều năm trước đây, công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thái Nguyên còn thụ động, mang tính hình thức, chắp vá, chỉ tìm người thay

thế số cán bộ nghỉ công tác khi hết nhiệm kỳ chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc tuyển chọn, đào tạo dự nguồn cán bộ mang tính chiến lược lâu dài. Vì vậy, đến kỳ đại hội thì cấp phó sẽ thay cấp trưởng, nghỉ đảm nhiệm chức danh Chủ tịch thì sang Bí thư…cứ như thế, cán bộ mỗi ngày một “già”, tỷ lệ cán bộ trẻ và cán bộ nữ không tăng lên được, cơ cấu cán bộ bất hợp lý, chất lượng cán bộ không theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 (khóa XVI) đã đề ra chế độ dự tuyển nguồn cán bộ, công chức. Công tác quy hoạch cán bộ sẽ từ Tỉnh ủy lên kế hoạch, đầu tư cho cán bộ, sau đó hướng dẫn cơ sở làm công tác quy hoạch, cán bộ đương chức phải có trách nhiệm giúp tổ chức, cấp trên nắm tình hình và hiểu biết về cán bộ nguồn kế cận, quan tâm chú ý đưa cán bộ vào thực tiễn để có sự thử thách, rèn luyện và trưởng thành. Đi đôi với quy hoạch cán bộ là xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch vững mạnh để phát hiện nhân tài, tạo nguồn chiến lược lâu dài. Có như vậy, công tác cán bộ mới đi vào nề nếp và có những thay đổi mới theo hướng tích cực. Kinh nghiệm cho thấy nếu không có nguồn, không tạo được nguồn cán bộ cho quy hoạch sẽ xuất hiện sự hẫng hụt về đội ngũ và trình độ, năng lực của cán bộ trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ và của xã hội.

Thứ năm, cần quan tâm chú ý đến chế độ chính sách, đãi ngộ thỏa đáng. Trong khuôn khổ cho phép của ngân sách, cần cải thiện tình hình làm việc và đời sống vật chất của cán bộ cơ sở.

Chính sách cán bộ là đòn bẩy quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Chính sách cán bộ phải có tác dụng thực sự động viên, khuyến khích cán bộ làm việc có hiệu quả, năng suất, chất lượng. Xuất phát từ thực tế, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, điều kiện làm việc thiếu thốn, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với vị trí, vai trò và công sức

của họ bỏ ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, không khuyến khích họ phát huy hết tài năng và trách nhiệm.

Cần quan tâm thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng. Kịp thời động viên, khen thưởng cán bộ có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác; những cán bộ có nhiều sáng tạo trong quản lý, điều hành kinh tế, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; đồng thời kiên quyết xử lý cán bộ vi phạm về đạo đức, phẩm chất, quan liêu, hách dịch, tham nhũng.

Thứ sáu, hiểu và đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải phù hợp với năng lực sở trường cán bộ; đảm bảo đúng quy chế, quy trình và hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh.

Đánh giá và sử dụng cán bộ là hai việc quan trọng của công tác cán bộ. Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo ra động lực mạnh mẽ, động viên cán bộ cống hiến sức lực, tài trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tùy tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, thậm chí có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy, đánh giá và sử dụng cán bộ phải được xem xét, thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa học, công tâm, đảm bảo đúng quy chế, quy trình đánh giá cán bộ theo quy định hiện hành. Khi đánh giá, sử dụng cán bộ, phải chú ý xử lý nhuần nhuyễn, hài hòa các mối quan hệ giữa đức và tài, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, tiêu chuẩn và cơ cấu, năng lực thực tế và bằng cấp, cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu.

Khi đánh giá cán bộ, các cấp ủy phải nắm và hiểu rõ một cách toàn diện về đội ngũ cán bộ; làm rõ các mối quan hệ về quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, tiêu chuẩn và cơ cấu, năng lực thực tiễn và bằng cấp

của từng nguồn cán bộ, nhất là những cán bộ có triển vọng phát triển.

Hiểu và đánh giá đúng cán bộ là yêu cầu cao, đòi hỏi người làm công tác cán bộ và người lãnh đạo cần phải có. Đây là khâu đóng vai trò tiền đề giúp cho người làm công tác cán bộ có sự lựa chọn cán bộ đúng. Điều đó không những khó, quan trọng mà còn vô cùng nhạy cảm trong công tác cán bộ. Nếu hiểu và đánh giá đúng cán bộ sẽ giúp cho việc bố trí đúng người đúng việc, từ đó cán bộ mới phát huy được ưu điểm và thế mạnh của mình; ngược lại sự thiếu hiểu biết đối với cán bộ hoặc đánh giá không đúng cán bộ thì sẽ rơi vào tình trạng “râu ông này cắm cằm bà kia”.

Để có thể làm tốt công tác đánh giá, yêu cầu phải thực hiện tốt công tác thẩm tra cán bộ một cách rõ ràng và chuẩn xác. Ngoài ra, nên tổ chức Hội đồng thi, xét tuyển, thử việc với cán bộ.

Bên cạnh đó, người đánh giá cán bộ phải có tâm trong sáng, chí công, vô tư, trung thực, khách quan và nắm vững quan điểm của Đảng về đánh giá cán bộ; phải làm rõ ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả làm việc; trên cơ sở tự phê bình và phê bình, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận dân chủ, kết luận theo đa số, công khai đối với cán bộ được đánh giá. Kết hợp đúng đắn giữa chế độ lãnh đạo tập thể với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện, nhưng từng thời kỳ phải có trọng tâm, trọng điểm. Yêu cầu về tính đồng bộ và toàn diện trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trước hết thể hiện ở sự đồng bộ về số lượng, chất lượng, cơ cấu, giữa các cán bộ Đảng và chính quyền. Mặt khác, các cán bộ chủ chốt đều phải được trang bị những kiến thức cơ bản, đồng bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta, xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, có vai trò nền tảng trong hệ thống đó. Đây là cấp giữ vị trí hết sức quan trọng, là nơi đại bộ phận nhân dân sinh sống, nơi trực tiếp diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội. Đặc biệt, cấp xã, phường, thị trấn là cấp gần dân, hiểu dân nhất; là cấp vận động và tổ chức cho nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ cấp trên giao; phát huy sức mạnh đoàn kết và quyền làm chủ của nhân dân, cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, đây là nơi cung cấp những kinh nghiệm, phát hiện, kiến nghị góp phần tích cực vào việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là nơi tạo nguồn cung cấp cán bộ cho các cấp. Để xây dựng hệ thống chính trị ở cấp cơ sở của tỉnh Thái Nguyên vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có đức, có tài, năng động, sáng tạo, có phương pháp và phong cách làm việc khoa học.

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của công tác cán bộ, từ đó đã quan tâm lãnh đạo tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Thái Nguyên được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, đã từng bước trưởng thành, là lực lượng “trụ cột”, “linh hồn” của tổ chức, trung tâm đoàn kết ở cơ sở; là “nòng cốt” lãnh đạo, dẫn dắt các phong trào của quần chúng nhân dân, đóng góp quan trọng vào quá trình hoàn thiện các mặt hoạt động ở cơ sở. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cấp xã và của huyện,

theo kịp đòi hỏi của nhiệm vụ. Mặt khác, trước yêu cầu mới, có nhiều yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,…của tỉnh, điều đó vừa tạo ra cho tỉnh Thái Nguyên những thời cơ, vận hội mới, đồng thời phải vượt qua thách thức, nguy cơ không nhỏ, nhất là về khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp, du lịch,… để đảm bảo cho sự phát triển của tỉnh mạnh mẽ, bền vững và đúng định hướng.

Trên cơ sở những luận điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, các quy định của Nhà nước về cán bộ, công chức và công tác cán bộ và trên cơ sở đánh giá chất lượng cán bộ, công chức công tác cán bộ ở cơ sở của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 87 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)