Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh và hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các spin off trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn (nghiên cứu trường hợp đại học khoa học tự nhiên) (Trang 62)

3 .Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

9. Kết cấu luận văn

2.2. Khảo sát hoạt động của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên

2.2.1. Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh và hoạt động

 Dịch vụ khoa học kỹ thuật;

 Tư vấn, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên;

 Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ;

 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính;

 Xử lý dữ liệu, nghiên cứu khoa học, đề tài, dự án;  Cổng thông tin;

 Hoạt động tư vấn quản lý;

 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và giáo dục nghề nghiệp;

 Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật;  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

Các đơn vị thành viên

 Xưởng nghiên cứu sản xuất kinh doanh các sản phẩm gốm xốp.  Trung tâm Ứng dụng côn trùng học.

 Đội khảo sát và thi công Địa kỹ thuật và Môi trường.  Trung tâm triển khai sản xuất màng lọc Diamond.

 Trung tâm ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm từ nấm và vi khuẩn.

 Trung tâm triển khai sản xuất phân bón vi sinh.

 Các phịng thí nghiệm thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.  Đội ngũ cán bộ

Lực lượng cán bộ tham gia làm việc thường xuyên tại Công ty gồm 15 người, trong đó có: 02 Giáo sư; 05 Phó Giáo sư, 03 Tiến Sĩ và các thạc sỹ.

Ngồi ra, Cơng ty hợp tác với tất cả các cán bộ khoa học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội để thực hiện các hợp đồng khoa học.

Các đối tác hợp tác:

Công ty đã hợp tác với nhiều đơn vị trong nước để ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ khoa học, như:

 Liên đoàn Địa chất biển;  Viện Năng lượng;

 Công ty Than Vàng Danh;

 Trung tâm Quan trắc môi trường Thái Nguyên;

 Ban quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội;  Công ty Microsoft Việt Nam;

 Công ty TNHH Gạch men Mỹ Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu);  Viện Dầu khí - Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh;  Trung tâm Tin học - Bộ Giao thông Vận tải,…

Công ty liên kết với các phịng thí nghiệm có trang thiết bị hiện đại của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội để thực hiện các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học.

Một số hƣớng ứng dụng chính:

 Phân tích các mẫu: nước, đất đá, khơng khí, khói bụi, tạp chất,...  Đánh giá tác động mơi trường các cơng trình xây dựng, hầm mỏ,...  Xây dựng hệ thống xử lý nước thải;

 Quy hoạch các vùng sinh thái;  Xây dựng phần mềm tin học;

 Đào tạo tin học, mơi trường, địa chính;  Sản xuất các sản phẩm gốm xốp,...

2.2.2. Các hoạt động mở rộng dịch vụ khác của công ty

Dịch vụ Khoa học và Công nghệ:

 Tổ chức các lớp đào ta ̣o ngắn ha ̣n.

 Chuyển giao các quy trình tách chiết và phân tích các hóa chất độc hại trong dầu ăn, mật ong, mỡ, gỗ, đồ nhựa, hộp xốp.

 Phân tích các loại tinh dầu có độ chính xác cao.

 Thiết kế, lắp ráp và thực hiện xử lý đất nhiễm hóa chất bảo vê ̣ thực vâ ̣t bền DDT và các hóa chất bảo vệ thực vật bền khác bằng các công nghệ mới.

 Thiết kế, xây lắp, lắp ráp và thực hiện xử lý policlobiphenyl (PCB) trong dầu biến thế bằng các công nghệ mới.

 Thiết kế, xây lắp, lắp ráp và thực hiện xử lý các chất đô ̣c trong môi trường không khí nơi làm viê ̣c (các phân xưởng, các văn phòng của nhà máy, xí nghiệp).

 Tư vấn xây dựng các đề tài, dự án về quy hoa ̣ch vùng, lãnh thổ và quy hoạch môi trường, …

 Bán các sản phẩm do các nhà khoa học của trường sáng chế và sản xuất  Bán các hóa chất dùng trong nghiên cứu khoa học

2.2.3. Thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên Về công nghệ và bằng độc quyền sáng chế Về công nghệ và bằng độc quyền sáng chế

Công ty hoạt động dựa trên các công nghệ hiện đang nắm giữ, bao gồm: công nghệ sản xuất vật liệu xốp Aluminum, công nghệ sản xuất màng lọc Diamond, công nghệ sản xuất phân bón vi sinh, trước đây là cơng nghệ sản xuất nấm linh chi. Còn một số cơng nghệ khá do nhiều nhóm nghiên cứu và cá nhân nắm giữ ở các Khoa và Trung tâm trong trường. Khi có đơn đặt hàng thì chủ yếu là chuyển giao các cơng nghệ này thơng qua hình thức ủy quyền cho công ty. Số công nghệ được tạo ra trong trường là khá lớn nhưng số công nghệ được chuyển giao cho công ty đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp để bán sản phẩm ra thị trường là không đáng kể. Hàng loạt các cơng nghệ mới, trong đó có các cơng nghệ cao và mới như cơng nghệ nano không thể thực hiện việc chuyển giao cho các đối tác bên ngoài sản xuất và phải do trực tiếp nhà khoa học thực hiện.

Hiện nay, mặc dù trường tạo điều kiện cho các nhà khoa học chủ động toàn bộ trong việc đăng ký bảo hộ và khai thác bằng độc quyền sáng chế. Từ năm 2006, trường cũng đã đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hợp tác để hỗ trợ việc đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế đang là một khó khăn lớn đối với các nhà khoa học nói chung và đối với cơng ty nói riêng. Qua phỏng vấn một số nhà khoa học cho thấy: các công nghệ hiện do cơng ty nắm giữ đều có nhu

cầu đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết sau khi cơng bố sẽ rất khó bảo vệ được bằng độc quyền sáng chế trong điều kiện hiện nay. Do vậy một số công nghệ đã nộp đơn đăng ký bằng độc quyền sáng chế hiện vẫn chưa thể đưa vào sản xuất. Đây cũng chính là những cơ hội thương mại hóa tốt nhưng đã bị bỏ qua.

Về đội ngũ nhà khoa học có tinh thần kinh thương

Hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học nịng cốt tham gia hoạt động cơng ty đều là những con người có khả năng tạo ra cơng nghệ và theo đuổi sản phẩm của mình đến cơng đoạn sản xuất và bán ra thị trường. Khi được khuyến khích, các nhà khoa học này cũng sẵn sàng tách ra hoạt động độc lập, nhất là các nhà khoa học đã có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh. Tiêu biểu trong số này phải kể đến như: PGS.TS. Lê Viết Kim Ba (Trung tâm màng lọc), PGS.TS. Nguyễn Thị Chính (Trung tâm nấm), PGS.TS. Lê Hùng (Trung tâm phân bón), PGS.TS. Nguyễn Ngọc Trường (Đội khảo sát thi công), CN. Nguyễn Minh Tâm (Xưởng gốm)... Trên cơ sở kế thừa những kết quả của quá trình hoạt động NC&TK có hiệu quả trong nhiều năm và đã có sản phẩm bán ra thị trường, trong giai đoạn đàu thành lập, công ty đã tổ chức các hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Khi mới thành lập công ty, một số cán bộ vẫn hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, sau đó đã chuyển sang hoạt động phần lớn thời gian trong doanh nghiệp.. Một trong những hạn chế lớn của cơng ty hiện nay chính là những người thực sự có tinh thần tách ra hoạt động độc lập lại hầu hết ở tuổi sắp nghỉ hưu nên rất khó khăn cho việc theo đuổi để phát triển lâu dài.

Về vốn đầu tư

 Trong những ngày đầu thành lập, công ty được sử dụng hệ thống cơ sở vật chất của trường như:

 Văn phịng điều hành và hệ thống phịng thí nghiệm của nhà trường đã giao cho các Trung tâm cùng toàn bộ hệ thống thiết bị được thụ hưởng theo các đề tài, chương trình, dự án đã triển khai của các Trung tâm.

 Công ty tự đầu tư thêm các trang thiết bị cần thiết cho văn phòng điều hành.

 Nhà trường đầu tư 50 triệu đồng vào vốn điều lệ của công ty. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh do công ty và các đơn vị thành viên tự chủ động về vốn.

 Vốn của các đơn vị thành viên công ty giữ nguyên như trước khi hợp nhất vào cơng ty.

Trung bình mỗi năm, Công ty ký 50 hợp đồng với trị giá 3-5 tỉ đồng. Nguồn kinh phí thu được từ sản xuất kinh doanh được trích một phần đề tài đầu tư cho phát triển doanh nghiệp.Tuy nhiên, nguồn vốn hiện có vẫn là quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Công ty đã xin thủ tục định giá tài sản cố định để nâng vốn điều lệ nhưng do cơ chế nên vẫn chưa được thực hiện được. Hiện tại, công ty vẫn chưa huy động vốn vay lớn từ các ngân hàng do khơng có tài sản thế chấp.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải thuê đất đai và xây dựng nhà xưởng ở bên ngoài và tự lo vốn. Ngoài các nguồn vốn vay phục vụ sản xuất nhỏ lẻ, công ty chưa huy động được ác nguồn vốn đầu tư nào khác bên ngồi. Mặt khác do là mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn nên không thực hiện được việc huy động vốn bằng hình thức cổ phần để khuyến khích các nhà khoa học góp vốn và gắn bó hơn với cơng ty với tư cách là đồng sở hữu. Trên thực tế, những công nghệ như: công nghệ sản xuất vật liệu xốp Aluminum, công nghệ sản xuất màng lọc Diamond nếu được đầu tư về vốn có thể đủ điều kiện tách ra thành lập doanh nghiệp spin-off độc lập.

* Tiểu kết Chƣơng 2

Nhìn chung, các hoạt động KH&CN ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, Trường ln ln đóng vai trị trụ cột của Đại học Quốc gia Hà Nội về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Bên cạnh thế mạnh truyền thống về nghiên cứu cơ bản, các cơng trình nghiên cứu của Trường đã đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước

như các vấn đề về biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững, xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các ứng dụng của công nghệ sinh học trong cuộc sống... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cịn có vấn đề rất quan trọng cần được khắc phục trong thời gian tới là việc phát triển các sản phẩm ứng dụng, có giá trị chuyển giao cao, hiện còn chưa tương xứng với tiềm lực KH&CN của Trường.

CHƢƠNG 3. NHẬN DIỆN VAI TRÒ CỦA SPIN-OFF TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO

THỰC TIỄN

3.1. Các tiêu chí nhận diện vai trị của spin-off trong trƣờng Đại học

3.1.1. Vai trị trong sáng tạo và đổi mới

Xét theo khía cạnh thị trường, loại hình doanh nghiệp này có thể là cơng cụ hữu dụng trong việc khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học mới tại các thị trường nhỏ, đưa đến sự sáng tạo và đổi mới.

Đóng góp cho đổi mới là đóng góp của doanh nghiệp này đối với sự phát triển của KH&CN, nắm giữ công nghệ, phổ biến công nghệ, chuyển giao công nghệ trong mạng lưới đổi mới.

3.1.2. Vai trị thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phục vụ mục tiêu đào tạo

Bản thân trường Đại học có chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã hội. Việc thành lập các doanh nghiệp spin-off trong trường Đại học nhằm mục tiêu thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, vừa nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phục vụ xã hội.

Là cây cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, các spin-off này còn là nơi kiểm chứng trong thực tiễn các kết quả nghiên cứu trong các phịng thí nghiệm và là kênh phản hồi thông tin hữu ích đến các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong khu vực hàn lâm.

Hiệu quả đào tạo: Các kết quả nghiên cứu được thương mại hóa và thương mại hóa thành cơng có tác động quay trở lại phục vụ mục tiêu đào tạo, thể hiện qua:

 Cập nhật kiến thức mới trong nội dung bài giảng.  Những phương pháp mới trong công nghệ đào tạo.  Những công cụ, phương tiện mới trong giảng dạy.

3.1.3. Vai trò tăng cường mối liên kết doanh nghiệp – đại học và tạo văn hóa kinh doanh hóa kinh doanh

Trong khi mục tiêu trên hết của doanh nghiệp là lợi nhuân, thị trường thì nghiên cứu trong trường đại học chú trọng đến tính mới. Do đó rủi ro của các nghiên cứu trong trường hợp này cũng tăng lên. Vì lý do này mà kết quả nghiên cứu được tạo ra trong các phịng thí nghiệm của trường đại học dù có là giải pháp đột phá, sáng tạo cũng chưa chắc đã được các doanh nghiệp hưởng ứng và áp dụng ngay vì đi kèm với nó là nhiều rủi ro

Doanh nghiệp còn phải căn cứ vào hạ tầng cơ sở đang có. Vì vậy spin- off là một tổ chức lý tưởng để hỗ trợ và giải quyết tình trạng này.

Hơn nữa với vai trò của mình, các spin-off cịn tạo ra văn hóa trong nghiên cứu cho trường đại học, đó là tính hướng đích của nghiên cứu khoa học, khuyến khích nghiên cứu mang tính ứng dụng và tạo ra động lực thực tế cho cộng đồng các nhà khoa học, các sinh viên trong nghiên cứu và phát triển tinh thần kinh thương ngay trong trường đại học.

Hiệu quả liên kết đại học - doanh nghiệp có thể đánh giá qua:  Mức tăng từ đầu tư từ khu vực công nghiệp vào trường đại học;

 Các nhà khoa học có kinh nghiệm tham gia trong khu vực công nghiệp (vai trị tư vấn quản lý, tư vấn cơng nghệ);

 Mức độ tăng trưởng về các hợp đồng chuyển giao công nghệ (cả về số lượng và chất lượng).

Từ đó giúp tăng hiệu quả thu hút đầu tư từ khu vực bên ngoài khu vực học thuật như các tổ chức đầu tư mạo hiểm, các quỹ tài trợ nghiên cứu vào trường đại học.

3.2. Nhận diện vai trị của Cơng ty TNHH Khoa học Tự nhiên trong Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên

3.2.1. Nhận diện điểm mạnh

Nhà trường có lịch sử phát triển lâu dài, là trường đại học hàng đầu có uy tín lớn, có đội ngũ đơng đảo các nhà khoa học, nghiên cứu viên, giảng viên

cao cấp… Từ đó, trường đã xây dựng được mạng lưới quan hệ hợp tác với nhiều đối tác, các tổ chức trong nước và quốc tế.

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học ngày càng được đầu tư nhiều hơn.

Các hướng nghiên cứu cập nhật nội dung của các đề tài đi sâu vào nhiều vấn đề lý thuyết định hướng ứng dụng. Các nghiên cứu cơ bản đã thu được nhiều thành tích, nhiều kết quả nghiên cứu cơ bản có triển vọng ứng dụng, có giá trị khoa học. Một số sản phẩm KH&CN có giá trị thực tiễn cao. Sản phẩm khoa học thu được thể hiện dưới dạng những bài báo, báo cáo khoa học đóng góp hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng thực tiễn.

3.2.2. Nhận diện điểm yếu

 Năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ

Phần lớn các kết quả nghiên cứu khoa học của trường là từ nguồn ngân sách nhà nước qua thực hiện đề tài các cấp (đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, đề tài độc lập cấp Nhà nước, đề tài hợp tác theo Nghị định thư, đề tài/dự án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài dự án hợp tác với các bộ ngành, doanh nghiệp và địa phương, …) và một số các chương trình hợp tác quốc tế nhưng số lượng hạn chế.

Ngoài ra, theo ý kiến của các nhà khoa học về kết quả nghiên cứu ứng dụng như sau: “Đối với một kết quả nghiên cứu ứng dụng, khi đánh giá,

nghiệm thu hay thơng qua, chúng ta địi hỏi q nhiều về mặt lý thuyết, về cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các spin off trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn (nghiên cứu trường hợp đại học khoa học tự nhiên) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)