Một số giải pháp chung khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các spin off trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn (nghiên cứu trường hợp đại học khoa học tự nhiên) (Trang 79 - 88)

3 .Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

9. Kết cấu luận văn

3.3. Các giải pháp đảm bảo thực hiện

3.3.2. Một số giải pháp chung khác

Lựa chọn ƣu tiên các lĩnh vực khuyến khích thành lập

Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp KH&CN phụ thuộc chủ yếu vào việc áp dụng kỹ năng hoặc tri thức KH&CN, áp dụng đó là một áp dụng mới đầu tiên của công nghệ tiên tiến hoặc sử dụng công nghệ không phải là tiên tiến nhưng theo cách đổi mới để đưa ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ hồn tồn mới. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá tri thức và công nghệ nhằm đưa ra hệ thống khuyến khích thích hợp cho cả khoa học và cơng nghiệp để thúc đẩy việc thực hiện đổi mới, cần phát triển sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mới từ kết quả đề tài nghiên cứu đã thành cơng nhưng chưa có điều kiện triển khai, hoặc đang nghiên cứu mang tính khả thi cao mà doanh nghiệp bên ngồi khơng có được. Nhà nước tập trung xác định, xây dựng và đặt hàng triển khai thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm Quốc gia thơng qua Chương trình đổi mới cơng nghệ Quốc gia, Chương trình phát triển cơng nghệ cao Quốc gia; xây dựng cơ chế thúc đẩy hình thành tổ chức khoa học và công nghệ theo nhiệm vụ trên cơ sở liên kết các tổ chức khoa học và công nghệ để tập hợp một cách linh hoạt những cán bộ giỏi về nghiên cứu, triển khai và quản lý nhằm tập trung lực lượng để giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho việc hình thành các sản phẩm trọng điểm Quốc gia trong giai đoạn tới. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp và tự chủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và cơng nghệ. Đổi mới cơ chế tài chính của hoạt động khoa học và cơng nghệ theo hướng thay cơ chế tài chính hành chính hiện nay bằng cơ chế tài chính sự nghiệp để tạo động lực cho các tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Tăng cường chức năng nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học. Nghiên cứu thành lập hệ thống đổi mới khoa học và công nghệ quốc gia để tạo sự gắn kết và liên thông giữa nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và kinh doanh, giữa hoạt động khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhằm tăng cường đầu tư, tập trung quyền hạn và trách

nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong đầu tư phát triển các ngành khoa học, các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ có tính liên vùng, liên lĩnh vực, có ảnh hưởng đột phá đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nâng cao hiệu quả ứng dụng và chất lƣợng sản phẩm kết quả NCKH

Như ta đã biết, doanh nghiệp spin-off là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở áp dụng, khai thác kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức nghiên cứu tư nhân hoặc bởi một cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học, cơng nghệ, sáng chế. Vì vậy, doanh nghiệp spin-off chỉ có thể hình thành, tồn tại và phát triển được khi các sản phẩm nghiên cứu khoa học có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Để các kết quả nghiên cứu khoa học có thể đi vào cuộc sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thì cần phải nâng cao năng lực tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN theo hướng đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động đáp ứng mục tiêu của chính sách đổi mới. Việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho đúng với nhu cầu của đối tác xã hội góp phần đưa kết quả nghiên cứu khoa học được thực hiện tốt hơn, gần với nhu cầu thực tiễn.

Có thể nói rằng việc ban hành các quy định pháp lý về việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc lựa chọn được các nhà khoa học đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Chính việc quy định đánh giá tuyển chọn này đã tập hợp được một lực lượng rất đông đội ngũ chuyên gia là các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp có trình độ và uy tín tham gia khâu đánh giá xác định nhiệm vụ cũng như đánh giá để tuyển chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Vì thế có rất nhiều nhiệm vụ đề xuất chưa thật sự cấp bách, hoặc tính khả thi chưa cao khơng đưa vào cơng bố tuyển chọn để thực hiện. Qua các kỳ tuyển chọn, chất lượng các bản thuyết minh đề tài, dự án tham gia tuyển chọn được nâng cao hơn rất nhiều so với trước. Đây là một trong những biện pháp rất cần thiết, giúp giảm đáng kể lượng đề tài nghiên cứu không gắn

với nhu cầu sản xuất ở thời điểm xác định nhiệm vụ. Chính vì vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu được lựa chọn ngày càng gắn kết tốt hơn với sản xuất và đời sống, đưa ra được các sản phẩm cụ thể và dự kiến ngay từ đầu các địa chỉ ứng dụng. Các biện pháp này cần được phát huy một cách triệt để nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất phát từ các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Đối với việc đánh giá nghiệm kết quả nghiên cứu khoa học, cần có sự đánh giá tỉ mỉ về các sản phẩm của các đề tài, đặc biệt là các sản phẩm ứng dụng nhằm nhìn nhận hiệu quả thực tiễn mà các sản phẩm đó mang lại. Nói cách khác việc đánh giá nên chú trọng vào tính khả thi của sản phẩm. Đánh giá tính khả thi ứng dụng bao gồm khả thi về mặt kinh tế - xã hội và khả thi về mặt tài chính. Để có thể cơng bố và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống, cần phải có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tiếp nhận kết quả nghiên cứu khoa học và tác giả kết quả nghiên cứu khoa học trong việc đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng sau khi kết quả đó đã được nghiệm thu để đem lại hiệu quả cao nhất. Trên thực tế, hầu hết các kết quả nghiên cứu khoa học sau khi được nghiệm thu thì vai trị của tác giả và cơ quan quản lý còn rất mờ nhạt trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và coi như là xong nhiệm vụ. Ngay trong hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý và chủ nghiệm đề tài, dự án đã khơng có những giao kết về việc có kế hoạch nào, biện pháp gì để đưa kết quả đó vào ứng dụng ngay sau khi kết quả được nghiệm thu. Chỉ một số ít những kết quả này được đưa vào ứng dụng ngay trong trường hợp có nhu cầu trước mắt, hoặc được thực hiện theo đơn đặt hàng từ phía người sử dụng.

Về phía các quy định của pháp luật, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vai trò, trách nhiệm của những người thực hiện và cơ quan quản lý, mà mới chỉ dừng lại ở một quy định rất chung chung nên đối tượng áp dụng không biết cách để thực hiện. Ngồi ra, có một số chính sách về phân chia lợi nhuận cho tác giả khi kết quả đó được ứng dụng, chính sách khen thưởng…

nhưng trên thực tế đã khơng khuyến khích được, nên khơng mang lại hiệu quả cao.

Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN

Các tổ chức khoa học và cơng nghệ có sản phẩm khoa học và công nghệ gắn với thị trường cần được chuyển thành doanh nghiệp KH&CN hoặc phải được tự chủ về công việc, vể tổ chức, về nhân sự, về phân phối. Các doanh nghiệp KH&CN hoặc các tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp phải được tự quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai theo tín hiệu của thị trường. Nguồn kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp hay các tổ chức khoa học và công nghệ này chủ yếu được trang trải từ tiền bán sản phẩm khoa học và cơng nghệ. Nhà nước sẽ có sự hỗ trợ, ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thuế, sử dụng đất đai,…

Tăng cƣờng sự gắn kết giữa Trƣờng Đại học và doanh nghiệp spin-off trên cơ sở giải quyết thoả đáng quyền sở hữu trí tuệ và tài sản

Mặc dù các doanh nghiệp KH&CN là các doanh nghiệp hoạt động độc lập về mặt pháp lý nhưng vì được thành lập từ một Viện nghiên cứu hoặc Trường đại học nên các doanh nghiệp vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức mẹ theo cả khía cạnh hành chính và các hoạt động nghiên cứu – kinh doanh. Nhìn chung, chia sẻ lợi ích từ các hợp đồng NC&TK giữa các doanh nghiệp và tổ chức mẹ không thể hiện rõ ràng, phần đóng góp của doanh nghiệp đối với tổ chức mẹ là khơng đáng kể. Vì vậy, việc xác định mối quan hệ về tài sản và lợi nhuận thu được từ hoạt động thương mại hố cơng nghệ giữa doanh nghiệp KH&CN được hình thành từ viện là một nội dung quan trọng của chính sách chuyển đổi. Phải xác định rõ ràng giá trị tài sản của doanh nghiệp được tách ra từ viện, đặc biệt là xác định giá trị của kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới dạng bí quyết cơng nghệ. Phải phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi giữa Trường và Doanh nghiệp trong quá trình chuyển giao tài sản để tránh gây mâu thuẫn.

* Tiểu kết Chƣơng 3

Qua nhận diện hiện trạng cho thấy có các nguồn lực tiềm năng về con người, về cơng nghệ, về cơ sở hạ tầng khuyến khích sự ra đời và phát triển doanh nghiệp spin-off trong trường đại học Khoa học Tự nhiên. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế nhất định về vốn đầu tư hay chính sách … Nhận diện thấy vai trò của doanh nghiệp spin-off là kênh chuyển giao và thương mại hóa tri thức, cơng nghệ vơ cùng quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Nhưng trường hợp của công ty TNHH Khoa học Tự nhiên là một spin-off của trường Đại học Khoa học Tự nhiên có hoạt động chưa thực sự hiệu quả, cần có thêm giải pháp để hoàn

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp spin-off có vai trò như một pháp nhân sản xuất kinh doanh đầy đủ giúp cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có đủ điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đổi mới theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khơng có tư cách pháp nhân để hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế các kết quả nghiên cứu của họ sẽ khơng thể thương mại hố được.

Việc thành lập doanh nghiệp spin-off đã kết hợp lý thuyết đi đôi với thực hành, ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thành lập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, hoạt động thể hiện được sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và đào tạo với sản xuất kinh doanh.

Việc thành lập doanh nghiệp KH&CN (spin-off) trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu cũng đã góp phần gắn kết giữa cơng tác nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thương mại hố và hồn thiện các kết quả nghiên cứu, qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Về khía cạnh thế mạnh cơng nghệ, các doanh nghiệp spin-off có các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu và thường có được các kết quả nghiên cứu có thể thương mại hóa được vào đúng thời điểm chúng được hình thành. Sự định hướng cơng việc kinh doanh của họ tập trung vào giai đoạn cuối của đổi mới, có nghĩa là phát triển sản phẩm mới và thương mại hóa.

Doanh nghiệp spin-off góp phần thương mại hố các kết quả cơ sở đào tạo và nghiên cứu theo con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất bởi vì như đã biết việc hình thành doanh nghiệp spin-off ln gắn với việc chuyển giao bí quyết cơng nghệ và lưu chuyển cán bộ nghiên cứu như là một phương thức để khai thác giá trị kinh tế đối với kết quả nghiên cứu. Hay nói cách khác, đó là quá

trình chuyển giao bí quyết cơng nghệ ẩn nằm trong bản thân các nhà nghiên cứu. Vì vậy, chất lượng các kết quả nghiên cứu khoa học sẽ rất cao. Các nhà nghiên cứu sẽ có trách nhiệm đến cùng cho các kết quả nghiên cứu của họ từ khi sản xuất đến khi ra được thị trường.

Sự ra đời của doanh nghiệp spin-off góp phần nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm bởi vì đây là q trình chuyển giao cơng nghệ một cách trực tiếp, khơng qua bất kỳ khâu trung gian nào nên nó giữ được bí quyết cơng nghệ và khơng phải tốn nhiều chi phí giao dịch như phí tư vấn, chuyển giao cơng nghệ do bản thân các nhà nghiên cứu cũng chính là các nhà doanh nghiệp.

Doanh nghiệp spin-off ra đời góp phần nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp này có quyền tự chủ cao hơn trong quá trình xác định nghiên cứu sản phẩm mới nào để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó, giúp cho q trình thương mại hoá các kết quả nghiên cứu triển khai được nhanh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ nước CHXHCNVN (2005), Nghị định 115/2005/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và cơng nghệ cơng lập.

2. Chính phủ nước CHXHCNVN (2007), Nghị định 80/2007/NĐ-CP về Doanh nghiệp Khoa học và Cơng nghệ.

3. Chính phủ nước CHXHCNVN (1992), Nghị định số 35-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về cơng tác quản lý KH&CN.

4. Chính phủ nước CHXHCNVN (1998), Quyết định 68/1998-TTg Hà Nội của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu.

5. Chính phủ nước CHXHCNVN (1996), Quyết định số 782/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ.

6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý Khoa học và Công nghệ ở nước ta, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2006), Lại bàn về doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ,

Tạp chí hoạt động khoa học, số 10/2006.

9. Vũ Cao Đàm (2009), Khoa học luận đại cương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

10. Vũ Cao Đàm (2011), Đánh giá Nghiên cứu Khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Học (2005), Kinh nghiệm của một số nước về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp KH&CN, Tạp chí hoạt động khoa học, số

12. Hồng Xn Long (2002), Vai trị của doanh nghiệp trong đổi mới cơng

nghệ, Tạp chí hoạt động khoa học, số 06/2002, Hà Nội.

13. Hoàng Xuân Long (2004), Vấn đề gắn kết nghiên cứu với sản xuất ở nước

ta, Tạp chí hoạt động khoa học, số 08/2004, Hà Nội.

14. Nguyễn Quân (2006), Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - Một lực lượng sản xuất mới, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 10/2006, Hà Nội.

15. Bạch Tân Sinh và cộng sự (2005), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển

doanh nghiệp KH&CN và sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp ,Đề tài cấp Bộ.

16. Đặng Duy Thịnh và cộng sự (2000), Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các spin off trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn (nghiên cứu trường hợp đại học khoa học tự nhiên) (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)