8. Kết cấu luận vă n:
2.1. Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong gia đình
2.1.1 Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa
giữa vợ - chồng
Cũng giống như kinh sách của các tôn giáo khác, Kinh Qur‟an cũng đề cập đến rất nhiều vấn đề về thế giới, con người. Trong đó vấn đề về gia đình và các mối quan hệ trong gia đình được bàn đến một cách rất chi tiết, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ - chồng, quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình. Đây là điểm riêng và đặc sắc của kinh Qur‟an mà không có trong kinh sách của bất kì một tôn giáo khác.
Giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời người phụ nữ khi bước sang cuộc sống ở nhà chồng được đánh dấu bằng hôn nhân. Đối với kinh Qur‟an việc kết hôn là bắt buộc của người Hồi giáo, bởi vì việc kết hôn, lập gia đình có tầm quan trọng cũng giống như ăn uống để duy trì sự sống và sinh tồn. Nếu không có thức ăn thì không thể kéo dài sự sống và không có gia đình thì sự sinh tồn của loài người sẽ bị đe dọa. Cho nên một khi có người đức hạnh đến hỏi cưới thì nên chấp nhận, vì chỉ có người đức hạnh tốt mới tạo được sự hạnh phúc, còn vật chất chỉ là phương diện bên ngoài, nội tâm mới là điều đáng quý. Trong thiên kinh Qur‟an thánh Allah đã phán rằng: “Hỡi nhân loại, ta đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người phụ nữ”. Qua lời phán của thánh Allah đã giải thích cho chúng ta biết, người phụ nữ là người đồng hành với nam giới trong việc cấu tạo ra con người. Họ cũng là người bạn đồng hành cùng người đàn ông trong mọi lĩnh vực trong đời sống. Người phụ nữ được nhìn nhận là một sinh linh, có quyền sống và bình đẳng trong sự sống của con người.
Trong cuộc sống, khi mỗi một con người được sinh ra, tạo hóa đã ban cho họ những thiên chức, vị trí và vai trò khác nhau. Có thể họ là những người bố, người mẹ hay là những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo trong gia đình. Dần dần, với sự phát triển của xã hội, vai trò của họ sẽ lại thay đổi theo để thích ứng với những nhu cầu mới của cuộc sống trong từng giai đoạn. Phụ nữ là một trong những đối tượng chính có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển đó.
Mặc dù không mạnh mẽ như đàn ông hay có nhiều thời gian tham gia các hoạt động xã hội, nhưng không ai có thể thay thế được vai trò của họ. Hơn ai hết, phụ nữ Hồi giáo luôn thể hiện được vai trò của mình trong đời sống gia đình.
Mỗi một phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình. Họ chăm lo, nuôi dạy con cái, sản xuất kinh doanh và tái tạo giống nòi để bảo đảm sự duy trì và phát triển xã hội.
Trong đó, sự sinh sản con cái nối tiếp dòng giống nhân loại là một trong những vai trò to lớn của người phụ nữ. Đây là một thiên chức cao cả của họ mà Thượng đế Allah đã ban tặng.
Cũng giống như Kinh Thánh có ghi: “Thiên chúa đã tạo ra con người có nam và có nữ” [St1,27]. “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất [St1,28]. Khởi thủy của hôn nhân có nguồn gốc từ tổ tiên của loài người là Adam và Eva. Kinh Qur‟an cũng thừa nhận Adam và Eva là tổ tiên của nhân loại và từ hai người này đã tạo ra vô số đàn ông và đàn bà trên trái đất.
Kết quả của cuộc hôn nhân là duy trì nòi giống, mà chỉ có người phụ nữ mới có thể làm được nhờ sự giúp đỡ của người đàn ông. Qua đó ta có thể thấy, người phụ nữ rất quan trọng trong đời sống gia đình.
Kinh Qur‟an có ghi: “Và trong các Âyât (Dấu hiệu) của Ngài có điều này: Ngài đã tạo ra từ bản thân của các người những người vợ cho các
người để các ngươi sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các người tình thương và lòng bao dung. Qủa thật, nơi sự việc đó là những Âyât (Dấu hiệu) cho một số người biết ngẫm nghĩ” [Sũrah30;21].
Bên cạnh vai trò to lớn là duy trì nòi giống, người phụ nữ Hồi giáo còn có vai trò là người giữ lửa trong gia đình, họ chăm sóc chu đáo cho người chồng của mình, luôn lắng nghe và thấu hiểu họ để người đàn ông có thể tự do tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Họ chăm sóc, dạy dỗ con cái, không những làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ, người con trong gia đình, mà người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo còn tham gia hoạt động kinh tế gia đình như: trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải… để đỡ đi ghánh nặng cho người chồng.
Để đời sống hôn nhân đi theo chính đạo và trở lên hạnh phúc, Allah đặt ra một loạt các quy tắc ứng xử giữa vợ chồng với nhau.
Người chồng Muslim nhận lãnh trách nhiệm việc chu cấp cho người vợ, và người vợ được yêu cầu nghe lời chồng và giữ trinh tiết với chồng . Kinh Qur‟an có viết: “Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực lớn hơn người kia và bởi vì họ chỉ dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi (nhà cửa) trong lúc chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và chông chừng của Allah…”; “Và hãy tặng vợ (sắp cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ…”
Trong mối quan hệ giữa vợ chồng, người đàn ông và người đàn bà đều phải có nghĩa vụ với nhau.
Nghĩa vụ của người đàn ông:
Nghĩa vụ đồng cư: Người chồng bắt buộc phải sống chung với người vợ. Khi đã đưa vợ đến ngụ tại cơ sở hôn nhân, người chồng không được phép bỏ người vợ cô độc mà đi xa lâu ngày.
Nếu người đàn ông vắng măt, người vợ có quyền khiếu nại và có thể cho đó là lý do chính đáng để ly hôn, dù trong thời gian vắng mặt này, người chồng hoặc gia đình chồng vẫn chu cấp đầy đủ, lý do, nghĩa vụ cấp dưỡng không thay thế nghĩa vụ đồng cư được. Trong cuộc sống đồng cư, người đàn ông phải làm “phận sự người chồng” của mình. Nếu khiếm khuyết điều này, do lỗi của người chồng, như bị bất lực chẳng hạn, người vợ có thể xin ly hôn, trong trường hợp không được biết sự bất lực này khi cưới nhau. Tuy nhiên nếu sự bất lực này do tại nạn gây ra có thể chữa khỏi, thì người chồng được ban cho thời hạn một năm. Qua một năm đó nếu người vợ xét thấy vẫn còn trinh tiết, sự bất lực của người chồng bị xem là nguyên nhân chính đáng để ly hôn.
Trong trường hợp lúc làm đám cưới, người vợ không còn trinh tiết như trường hợp người đàn bà tái giá chẳng hạn, thì sau thời hạn một năm kể trên, người ta áp dụng thể thức “ thề”. Nếu người chồng chịu thề rằng mình có đi lại với vợ như người thường, người vợ sẽ không được xin ly hôn nữa. Nhưng nếu người chồng không chịu thề thì lời thề sẽ thuộc về người vợ và sau lời thề này, sự bất lực của người chồng bị xem là có thật. Có điều đặc biệt trong giáo luật Hồi giáo, người đàn ông có quyền lấy bốn vợ, nên nghĩa vụ trung thành không được ấn định nơi người chồng và người vợ không có quyền đòi hỏi người chồng trung thành với mình.
Nghĩa vụ chia đều các đêm ngủ: đây là trường hợp có vợ và sự chia đều ở đây tính trên thời gian người chồng dành cho người vợ .
Nghĩa vụ cấp dưỡng và đối xử tử tế: Trong gia đình, người chồng có địa vị chủ yếu, nên phải đảm đương mọi chi tiêu, và không được bắt buộc người vợ phải làm việc để nuôi mình. Nếu người vợ bị bỏ thì trong thời kì ở vậy bắt buộc người chồng vẫn phải cung cấp chỗ ở và thực phẩm như thường “Và những ai trong các ngươi chết bỏ vợ ở lại thì nên lập di chúc
cho các quả phụ bằng một năm cấp dưỡng và không được trục xuất họ ra khỏi nhà” [Sũrah2;240]. Sự chu cấp này sẽ không có, nếu việc bị bỏ là do lỗi của người đàn bà. Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng, người đàn ông không được quyền đối xử tệ như đánh đập vợ.
Thánh kinh Qur‟an đã khuyên người đàn ông nên đối xử nhân đạo với đàn bà “Việc ly dị chỉ được phép (tuyên bố) hai lần. Sau đó (chồng) giữ (vợ) lại một cách tử tế hoặc trả tự do (cho vợ) một cách tốt đẹp. Và các ngươi không được phép lấy lại bất cứ tiền cưới nào mà các ngươi đã tặng cho vợ” [Sũrah2;229] Hay “Nếu các ngươi muốn lấy người vợ sau thay cho người vợ trước và các ngươi đã cho mỗi bà một dóng vàng (làm quà cưới) thì các ngươi không được phép lấy lại một tý nào cả” [Sũrah4;23]. Hadit đã ghi lại những quy định về trách nhiệm của người chồng đối với người vợ.
Sự bạo hành quá đáng của người chồng có thể là nguyên nhân chính đáng cho người vợ ly hôn.
Ở các nước Hồi giáo, cô dâu và gia đình cô ấy không có bổn phận tặng chú rể bất cứ thứ gì. Cô gái trong gia đình Muslim không phải là của nợ. Họ được đề cao đến mức cô ta không cần phải tặng quà để hấp dẫn người chồng tương lai. Đó là chú rể phải tặng quà cho cô dâu một món quà cưới. Món quà này được xem là tài sản của cô ấy và chú rể hoặc gia đình cô dâu không có phần hoặc không được kiểm soát nó. Ngày nay trong xã hội Muslim, quà cưới bằng kim cương trị giá hàng trăm ngàn đô la không phải là hiếm. Món quà cưới vẫn là của cô dâu thậm chí nếu sau này cô ấy ly dị đi nữa. Người chồng không được phép chia phần tài sản của vợ trừ khi cô ấy đồng ý tặng. Trong kinh Qur‟an đã ghi: “ Và hãy tặng cho người vợ tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các ngươi, thì hãy
Tài sản và thu nhập của vợ hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của người vợ và chỉ người vợ được sử dụng vì nuôi dưỡng vợ con là nghĩa vụ của người chồng. Dù người vợ có giàu đến đâu thì cô ta không có bổn phần hành động như người đồng chu cấp cho gia đình trừ khi cô ấy tự nguyện làm như vậy. Vợ hoặc chồng thừa kế của nhau. Hơn nữa, phụ nữ có chồng trong Hồi giáo có quyền pháp lý cá nhân độc lập và giữ nguyên tên họ. [Leila Badawi, “Islam” in Jean Holm and John Bowker, ed. , Women in Religion (London: Pinter Publishers, 1994) p102.]. Một thẩm phán người Mỹ có lần bình luận về quyền của người phụ nữ theo đạo Hồi nói rằng: “Qủa thật phụ nữ giống như mặt trời, vì cô ta độc lập, và cô ta giữ được quyền pháp nhân của mình, và tên họ của dòng họ mình, mặc cho cô ta có thể cưới đến mười lần” [ Amir H. Siddiqi, studies in Islamic History (Karachi): Jamiyatul Falah Publications, 1967) p.138].
Mặt khác, kinh Qur‟an cũng đưa ra một số nghĩa vụ của người vợ đối với người chồng như sau:
Người vợ có nghĩa vụ phải tuân theo mọi đòi hỏi chính đáng của người chồng. Người chồng có thể không cho vợ đi ra ngoài phố hoặc đến nhà một người nào khác. Trong kinh Qur‟an có ghi: “Và hãy ở trong nhà và chớ phô bày vẻ đẹp theo lối chưng diện của người phụ nữ vào thời kì ngu muội xa xưa” [Sũrah33;33], và “Hỡi các bà vợ của Nabi (Muhammad) Các bà không giống như các phụ nữ khác. Nếu các bà sợ Allah thì chớ ăn nói lả lơi, e rằng những ai mang trong mình chứng bệnh (gian dâm) sẽ động lòng tà dâm; ngược lại, hãy ăn nói đoan trang lịch thiệp” [Sũrah33;32], thực sự chỉ quy định, quy lệ cho những người vợ của Nabi Muhammad mà thôi, nhưng sau đó do quyết định của U Mar, lại được áp dụng cho người phụ nữ Hồi giáo có chồng. Tuy nhiên, quy tác này có ngoại lệ, người đàn bà khi đi ra ngoài trong một số trường hợp có thể không cần sự cho phép của người chồng, như đi thăm cha mẹ và các bà con thân quyến.
Nghĩa vụ đồng cư và trung thành: người vợ phải đến sống ở nhà do người chồng quy định.
Kinh Qur‟an có nói: “Người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi (nhà cửa) trong lúc chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah”.
Tuy nhiên, trong các nước Hồi giáo, nữ giới vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân, kinh Qur‟an quy định chế độ đa thê, chỉ đòi hỏi sự chung thủy ở người vợ, như vậy mang lại sự bất công cho người vợ, cản trở sự phát triển của người phụ nữ trong gia đình.
Kinh Qur‟an quy định người vợ chỉ đóng vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái trong gia đình, không tham gia các công việc ngoài xã hội. Người phụ nữ Hồi giáo gần như tách biệt hẳn với cuộc sống xã hội bên ngoài. Người vợ trong gia đình Hồi giáo gần như bị thụ động, “tuân phục chồng”. Như vậy, quan niệm này còn hạn chế.
Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, người vợ có vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình, hay nói cách khác họ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn ngập yêu thương, ấm áp. Họ thấu hiểu người chồng, chia sẻ công việc gia đình và những buồn vui của người chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn là chỗ dựa tinh thần là nguồn động viên an ủi trong sự nghiệp của người chồng. Thực tế chứng minh trong khó khăn, hoạn nạn của cuộc sống, người vợ luôn người luôn kề vai sát cánh cùng người chồng. Vai trò của họ còn được khẳng định, đằng sau sự thành công của người đàn ông là hình bóng của người phụ nữ.
Từ đó có thể khẳng định ở bất cứ nơi đâu vào thời kỳ nào trong xã hội, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội.
2.1.2.Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái
Trong giáo lý của Hồi giáo vinh danh và kính trọng cha mẹ là một trong nhữnglời răn dạy về đạo lý mà các tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải tuân theo.
Allah đã phán với ý nghĩa như sau: “Và Rabb (Allah) của Ngươi (Muhammad) quyết định rằng, các ngươi chỉ thờ phụng Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai người (cha mẹ) sống với ngươi tới tuổi già, chớ nói tiếng „uff‟ vô lễ với hai người (cha mẹ), và chớ xua đuổi hai ngươi (cha mẹ), mà phải ăn nói với hai người (cha mẹ) lời lẽ tôn kính” [Sũrah17;23].
“Và hãy nhân từ đối xử khiêm nhường với cha mẹ và cầu nguyện thưa: Lạy Rabb của bề tôi! Xin Ngài rủ lòng thương cha mẹ của bề tôi giống như hai người đã thương yêu, chăm sóc bề tôi lúc hãy còn bé” [Sũrah17;24].
Qua ý nghĩa của dòng thiên kinh trên, Allah đã ra lệnh cho con người chỉ được phép thờ phụng Ngài duy nhất. Sau đó, Allah có phán là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, phải đối xử tốt với họ, không chỉ lớn tiếng dù chỉ một tiếng, không được có thái độ vô lễ với họ, nếu ai làm cho cha mẹ đau buồn thì con cái đó sẽ không bao giờ thành đạt…
Khi cha mẹ đã về già, sức khỏe trở lên yếu, bổn phận làm con phải hết lòng lo lắng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Địa vị của cha mẹ đã được thánh Allah nói đến rất nhiều trong thiên kinh Qur‟an nếu ai đó bất hiếu với cha mẹ hoặc làm cho họ buồn, thì Allah sẽ không tha thứ cho người đó.
Khi cha mẹ đã về già hay qua đời, thì bổn phận của người con cái lúc nào cũng có thể cầu xin Allah cho họ. Cầu xin Allah tha thứ và ban sự tốt lành cho họ đó cũng là điều hữu ích mà bổn phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ.