Những giá trị và hạn chế về quan niệm của ngƣời phụ nữ theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của người phụ nữ theo Đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur''an) (Trang 78 - 101)

8. Kết cấu luận vă n:

2.3. Những giá trị và hạn chế về quan niệm của ngƣời phụ nữ theo

đạo Hồi trong Kinh Qur’an

Điều đó được thể hiện trước hết trong cuộc sống gia đình:

Nếu như trước kia, xã hội Ảrập cho rằng: sự hiện diện của con gái là một điều nhục nhã. Do đó, con gái có thể bị cha mẹ gả bán hoặc chôn sống ngay từ lúc chào đời, người phụ nữ là một tài sản thuộc về cha hay chồng họ. Từ khi Hồi giáo ra đời, Kinh Qur‟an quy định rất rõ phụ nữ và đàn ông có mối quan hệ mất thiết với nhau, cả hai được miêu tả như bạn bè và các đối tác trong đức tin. Cả hai đều là tạo hóa của Thượng Đế.

Phụ nữ Hồi giáo cũng có quyền cá nhân độc lập, đạo Hồi ban cho họ quyền tư hữu (làm chủ tài sản của mình). Không ai có quyền bắt ép người phụ nữ kết hôn ngược với ý muốn của họ. Họ có quyền đòi ly hôn từ người chồng nếu hôn nhân của đôi bên không thể kéo dài được nữa.

Họ có quyền kinh doanh (mua bán), họ được phép học hỏi kiến thức và truyền đạt lại cho người khác miễn sao không đi trái ngược với giáo lý Hồi giáo, có quyền phát triển tài năng của mình …

Qua đó ta có thể thấy được, từ khi đạo Hồi ra đời đã có một bước tiến mới trong cách nhìn về người phụ nữ, giá trị của người phụ nữ đã được nâng cao. Những cố gắng của họ đã được thừa nhận.

Qua việc xác định quan hệ của phụ nữ trong hôn nhân và trong quyền thừa kế tài sản đã đem lại cho họ một vị thế xã hội mà trước đây họ không có được.

Không những trong gia đình họ có chỗ đứng của mình mà ngoài xã hội họ cũng đã được thừa nhận. Nếu như trước đây họ chỉ quanh quẩn nơi góc bếp, chăm sóc chồng con, từ khi đạo Hồi ra đời, họ được học hành, được đào tạo nghề nghiệp, được tham gia vào các tổ chức xã hội, không những làm tròn bổn phận của người phụ nữ gia đình, họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế, các tổ chức chính trị…

Nhưng mặt khác, Hồi giáo vẫn còn xem người phụ nữ thấp kém, bị loại ra khỏi các vai trò linh thiêng chỉ giành cho nam giới.

Kinh Qur‟an có ghi: “phụ nữ là y phục của đàn ông” [Sũrah 2;187]; “vợ các Ngươi là miếng đất trồng cho các ngươi…” [Sũrah 2; 223].

Trong các nước Hồi giáo, nữ giới phải chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân, kinh Qur‟an quy định chế độ đa thê, chỉ đòi hỏi sự chung thủy ở người vợ, như vậy mang lại sự bất công cho người vợ, cản trở sự phát triển của người phụ nữ trong gia đình. Kinh Qu‟an quy định người vợ chỉ đóng vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái trong gia đình, không tham gia các công việc ngoài xã hội. Người phụ nữ Hồi giáo gần như tách biệt hẳn với cuộc sống xã hội bên ngoài. Người vợ trong gia đình Hồi giáo gần như bị thụ động, “tuân phục chồng”. Như vậy, quan niệm này còn nhiều mặt hạn chế.

Họ bị phân biệt đối xử trong xã hội Hồi giáo

Khi đến giáo đường làm lễ vào ngày thứ sáu hàng tuần, phụ nữ có thể không được vào hoặc muốn vào phải đi cửa riêng, không được đi chung cửa với nam giới.

Khi phụ nữ làm chứng ở tòa án, thì lời làm chứng của họ chỉ có giá trị bằng nửa lời của đàn ông. Khi nạn nhân bị giết là nữ giới, trường hợp nếu được bồi thường, thân nhân của họ chỉ được bồi thường giá trị bằng một nửa so với nạn nhân nam giới...

Về trang phục

Kinh Qur‟an quy định chế độ y phục của phụ nữ khá khắt khe, phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ thân thể bất kể phần nào (kể cả mặt và tay) ra trước bất cứ người đàn ông nào ngoài chồng mình. Do quy định đó tại các nơi công cộng người ta rất dễ nhận ra các phụ nữ đạo Hồi trong trang phục giống nhau là: áo choàng rộng chùm kín từ đầu đến

gót chân với mạng che mặt. Trang phục này có nhiều nếp gấp, nặng nề, gây nhiều khó chịu cho người mặc trong mùa hè.

Mặc là cách làm đẹp căn bản của phụ nữ. Chiếc áo choàng với mạng che mặt của phụ nữ đạo Hồi biến tất cả phụ nữ thành một hình mẫu giống nhau, làm mất đi vẻ đẹp hình thể, nữ tính, vẻ đẹp đa dạng, phong phú của người phụ nữ. Trang phục của họ chỉ còn có tác dụng phân biệt họ với đàn ông. Nếu thực hiện không đúng quy định về trang phục thì coi như vi phạm pháp luật hoặc bị coi là mặc không phù hợp “thuần phong mỹ tục”.

Nếu so sánh những quy định tương tự đối với phụ nữ đạo Hồi ở một số nước khác ngoài khu vực, phụ nữ đạo Hồi ở các quốc gia Đông Nam Á xem ra vẫn còn được may mắn hơn bởi họ không phải chịu những quy định khắt khe như được kể dưới đây.

Chẳng hạn, để duy trì đạo luật về mặc, có quốc gia đã công khai (hoặc ngấm ngầm) thực thi một loại chế tài man rợ kiểu thời Trung cổ là tạt a-xít vào mặt những phụ nữ không che mạng. Chế độ Taliban còn có đội quân gọi là cảnh sát đạo đức hay Bộ cải tiến đạo đức để duy trì luật về y phục phụ nữ bằng việc dùng gậy hoặc roi quấn dây cáp đánh những phụ nữ tại bất cứ đâu nếu họ sử dụng y phục không đúng quy định.

Để được mọi người tôn trọng, có cái nhìn mới về mình, người phụ nữ Hồi giáo còn phải thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của mình:

Về điều răn chung có thể kể như là: chỉ tin vào thánh Allah; vinh danh và kính trọng cha mẹ; Tôn trọng quyền của người khác; Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo… Về những tín điều bắt buộc chung ai cũng phải tuân thủ (không kể nam hay nữ): mỗi ngày tự làm năm lần các lễ Panda, Phisni, Dical, Samu, Huftan; thứ sáu hàng tuần làm lễ tập thể tại giáo đường, đóng góp từ thiện, nhịn ăn uống ban ngày trong tháng Ramada; ít nhất một lần trong đời hành hương tới thánh địa Mekka…

Ngoài ra còn có những quy định riêng cho người phụ nữ: làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình, tránh xa cái lưỡi tục tĩu, những con mắt gian xảo, dâm tà, và những bàn tay nhơ nhuốc…

Họ phải thi hành giáo luật Hồi giáo đã ra lệnh khi đi ra ngoài phải che kín thân thể (Hijab), tránh xa nam giới, tránh xa tất cả mọi điều mang tai tiếng xấu…

Nhìn chung, thái độ đối với phụ nữ theo đạo Hồi có tiến bộ hơn so với trước kia, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, mang tính tiêu cực, còn rất xa với trào lưu tiến bộ và với những đòi hỏi hiện nay.

Như chúng ta đã biết, Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, trong quá trình phát triển, nó đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, đến Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, người theo đạo Hồi chỉ bao gồm một thiểu số nhỏ và đa số là đồng bào Chăm vì đạo Hồi đặt cơ sở và đã có thời kỳ cực thịnh trong Vương quốc Chămpa ngày trước.

Đối với người Chăm theo đạo Hồi thì phân hóa thành hai nhóm: Chăm Ba Ni (truyền thống) và Chăm Islam giáo. Nhóm Chăm Ba Ni tập chung chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhóm Chăm Islam giáo tập trung ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và một số làng Chăm ở Ninh Thuận.

Mặc dù Hồi giáo du nhập người Chăm có sự khác biệt về tín ngưỡng, phong tục tập quán, nhưng nó đã góp phần tạo thêm nét đặc sắc, sự đa dạng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đạo Hồi du nhập và tồn tại trong cộng đồng người Chăm đã bị cải biến và đơn giản hoá rất nhiều để dung hoà với văn hoá của cư dân sở tại. Do vậy, đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam mang nhiều yếu tố bản địa.

Như chúng ta tìm hiểu ở trên, giáo lý đạo Hồi có những quy định khắt khe đối với phụ nữ .Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo trong cộng đồng người Chăm

ở Việt Nam đối với người phụ nữ khá dung hoà trong quan hệ giới và quan hệ xã hội.

Tùy theo luật pháp và phong tục tập quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự biến chuyển của lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi giáo cũng thay đổi nhưng đạo Hồi vẫn quyết định phần lớn số phận của họ. Họ phải che kín toàn thân khi ra đường, chỉ được hưởng nửa tài sản so với đàn ông, giá trị phụ nữ trước pháp luật chỉ bằng một nửa so với đàn ông, không được ngoại tình …. Tuy nhiên phụ nữ Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam không bị những quy định quá ngặt nghèo chi phối như phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo khác, kể cả là những người Chăm ở Nam Bộ được coi là những người Chăm Hồi giáo chính thống.

Xã hội Chăm truyền thống xây dựng trên cơ sở chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ làm chủ gia đình và tộc họ tính theo dòng huyết bên mẹ. Họ được kính trọng trong gia đình và có địa vị cao ngoài xã hội, dù thực tế, người nam giới phải đảm đương mọi công việc khó nhọc để tạo ra kinh tế cho gia đình. Ở đây, người phụ nữ không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong quản lý kinh tế và điều phối các hoạt động trong gia đình mà còn có vai trò trụ cột trong đời sống tâm linh và tinh thần nói chung. Người phụ nữ Chăm không chỉ là người nội trợ mà còn là người buôn bán rất giỏi, là công nhân, ca sĩ, giáo viên, giảng kinh Qur‟an ở thánh đường và nhà riêng. Họ không phải cấm cung, được học hành và giao tiếp rộng rãi, không phải mang mạng che mặt, mặc áo dài tay hay có người lớn đi kèm khi ra đường... như phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo khác. Các quy định của giáo lý Hồi giáo trong người Chăm ở Việt Nam đã bị bản địa hoá nhiều, có hướng mở cho phụ nữ Chăm trong quan hệ gia đình và xã hội.

Người phụ nữ chi phối mọi sinh hoạt tinh thần, tôn giáo và cả việc dựng vợ gả chồng cho con cái : khi lấy vợ người nam phải ở rể hoặc ở căn

nhà do cha mẹ vợ dựng cho trên mảnh đất của họ. Nếu họ mất sớm hoặc ly hôn thì mọi của cải của người chồng và con cái đều thuộc về gia đình người vợ. Người chồng chỉ được phép ở lại căn nhà của mình nếu chịu tục nguyền cùng cô em vợ mà thôi. Khi Hồi giáo được truyền đến dưới ảnh hưởng của kinh Qur‟an và giáo lý Hồi giáo, quan niệm về vai trò của người phụ nữ cũng có ít nhiều thay đổi. Hồi giáo đề cao vai trò của người đàn ông. Kinh Qur‟an có viết : “Người đàn ông là trụ cột của gia đình trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chỉ dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà cửa trong lúc chồng vắng nhà với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah..” [Sũrah4;34].

“… Hãy cưới những người đàn bà khác mà các ngươi vừa ý hoặc hai, hoặc ba, bốn. Nhưng nếu các ngươi sợ không không thể ăn ở công bằng với họ thì hãy cưới một bà thôi hoặc một người phụ nữ nào ở dưới tay kiểm soát của các người. Điều đó thích hợp cho các người hơn để may ra (vì thế) các người tránh được bất công.” [Sũrah4;3].

Dưới ảnh hưởng của Hồi giáo, quan hệ thân tộc của người Chăm Islam giáo không tính theo dòng huyết bên mẹ mà tính theo dòng huyết người cha. Mặc dù người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình nhưng người Chăm Islam không phụ thuộc hoàn toàn vào các nguyên tắc của đạo Hồi. Người nam giới không tuân theo chế độ đa thê, người phụ nữ vẫn có quyền tham gia ý kiến trong các vấn đề của gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế phụ nữ Chăm Islam đa số vẫn chỉ tham gia các công việc nội trợ, dệt vải, buôn bán, chăm sóc gia đình mà ít tham gia công việc xã hội. Các cô gái chưa chồng khi ra đường vẫn phải cài khăn che mái tóc và có người lớn đi cùng, để tỏ ra là người ngoan đạo.

So với cộng đồng Chăm Ba Ni, Hồi giáo khi du nhập vào đây đã phải đối mặt với một xã hội mẫu hệ nên nó phải hội nhập với phong tục, tập

quán bản địa làm mất đi tính độc tôn cứng nhắc của mình. Chính vì vậy, người Chăm Ba Ni hiểu và thực hành nghi lễ Hồi giáo khác biệt nhiều so với người Chăm Islam. Họ không chỉ giành riêng niềm tin của mình vào Thượng Đế và tiên tri Muhammad như người Chăm Islam mà còn dành cho rất nhiều thần linh khác, nữ thần sáng tạo ra dân tộc Chăm, những vị anh hung dân tộc, ông bà tổ tiên. Phần lớn tín đồ Ba Ni không thuộc một loại kinh sách Hồi giáo nào, họ không đọc kinh cầu nguyện, không quan tâm đến lễ thứ sáu hàng tuần, không thực hiện tháng nhị chay Ramadan như người Chăm Islam mà chuyển thành hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc – lễ hội Ramuwan. Người Chăm Ba Ni cũng bố thí nhưng bằng hình thức “lễ đổi gạo” – nghi thức này vừa là một hình thức bố thí vừa phù hợp với tập quán lâu đời của người Chăm xưa, xuất phát từ nền văn minh lúa nước.

Tóm lại, ta có thể thấy rằng, quan niệm về vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong kinh Qur‟an với quan niệm về vai trò người phụ nữ Chăm theo Hồi giáo là biểu hiện của mối quan hệ tôn giáo và văn hóa dân tộc, tạo ra diện mạo phong phú cho văn hóa Chăm. Điều đó cho thấy sức sống của văn hóa và yếu tố nội sinh tâm lý tộc người. Dù kinh Qur‟an, giáo lý Hồi giáo có tính chất hệ thống, khuôn mẫu, cứng nhắc nhưng khi du nhập vào nước ta nó đã được mềm hóa bởi tâm lý tộc người.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ khi Hồi giáo ra đời cùng với sự xuất hiện kinh Qur‟an đã ghi nhận phụ nữ Hồi giáo có vai trò quan trọng không những trong gia đình mà cả ngoài xã hội. Họ đã có tiếng nói riêng của mình, họ được hưởng quyền lợi mà họ đáng được hưởng, có chỗ đứng riêng trong xã hội. Đây là một bước tiến mới so với thời kỳ tiền Hồi giáo. Bên cạnh bước tiến đó, vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải xóa bỏ những hủ tục còn lạc hậu, chưa phù hợp với đòi hỏi hiện nay.

Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển và hội nhập chung, với sự phát triển cả đất nước. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi nói riêng và những người phụ nữ trên khắp thế giới có vai trò to lớn. Người phụ nữ có vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình.

Trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống ngày càng sôi động và có nhiều thay đổi thì vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao vị thế của mình. Phụ nữ là những người vợ, người mẹ mẫu mực, là nền tảng của sự hạnh phúc gia đình.

Trong cuộc sống phát triển hiện nay, khi đã có sự bình đẳng giới thì vai trò của phụ nữ được thể hiện một cách rõ nét nhất. Nếu nam giới là những trụ cột chính trong gia đình thì phụ nữ chính là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu. Từ khi cất những tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành, người phụ nữ luôn luôn có một vai trò rất quan trọng, là nền tảng của sự phát triển của loài người. Hơn ai hết, tạo hóa đã ban cho họ một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của người phụ nữ theo Đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur''an) (Trang 78 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)