Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện sông mã, tỉnh sơn la (Trang 52 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

a. Đánh giá về điều kiện tự nhiên

Thuận lợi: Vị trí địa lý của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực: thương mại, du lịch. Với các khu du lịch sinh thái phát triển, làng văn hóa du lịch, khu vui chơi giải trí… tạo điều

kiện phát triển và nâng cao đời sống nhân dân; Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trao đổi hàng hoá cũng như tiếp cận những tiến bộ

khoa học kỹ thuật mới.

Khó khăn: Một sốkhu dân cư phân bố lộn xộn, phát triển không theo quy

hoạch, nhiều ao, hồ bị san lấp để xây dựng nhà cửa, ảnh hưởng đến hệ thống

thoát nước của huyện, gây nên hiện tượng ngập úng khi mưa; Một số khu vực bị

ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Bụi bẩn, tiếng ồn trong xây dựng, khí độc… cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân; Vào mùa

mưa, trên tuyến giao thông quốc lộ 34 từ huyện Sông Mã vào huyện vùng sâu

Bắc Mê thường xảy ra tình trạng lũ ống, lũ quét cục bộở nhiều nơi và sạt lở đất,

đá gây ách tắc giao thông.

b. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội

Thuận lợi: Nền kinh tế huyện Sông Mã trong những năm qua liên tục tăng

trưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng, tăng tỷ trọng các ngành

du lịch, dịch vụ, thương mai – công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp – thủy sản; Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm.

Nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như kiên cố hóa kênh

mương, đường bê tông nông thôn, cầu treo, kiên cốhóa trường học,...; Nguồn lao

động của huyện dồi dào; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

được tổ chức tốt. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiể số

ngày càng được tăng lên.

Khó khăn: Sông Mã là một huyện miền núi, có địa hình núi non hiểm trở,

dân cư trung bình, tỷ lệgia tăng dân số vẫn ở mức cao, trình độ dân trí còn hạn

chế. Sốlượng lao động dồi dào song trình độ lao động vẫn còn thấp và chủ yếu ở

khu vực nông thôn. Trình độ lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy huyện Sông Mã cần có chủtrương chính sách đào tạo nghề ngắn hạn, xuất khẩu

lao động, tạo việc làm, thành lập các làng nghề… Nhằm nâng cao trình độ của

người lao động phấn đấu làm giàu trên quê hương mình.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện sông mã, tỉnh sơn la (Trang 52 - 53)