Đóng góp của Ma Văn Kháng đối với văn học thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 20 (Trang 30 - 33)

B. NỘI DUNG

1.3. Hành trình sáng tạo của Ma văn Kháng

1.3.2. Đóng góp của Ma Văn Kháng đối với văn học thời kỳ đổi mới

Khi chuyển hướng ngòi bút sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng tiếp cận một hiện thực phong phú, ngổn ngang, bộn bề, phải trái

trắng đen lẫn lộn, xen cài trong đó biết bao biến động. Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nay trở về cuộc sống đúng với quy luật bình thường của nó, nhưng thực tế đó khơng hề diễn ra bình n. Vốn đã quen với đời sống trong chiến tranh, nơi chỉ có mục tiêu duy nhất là đấu tranh giành độc lập tự do, giờ đây trước cuộc sống mới con người trở nên bỡ ngỡ, khó bề hồ nhập ngay được với cơ chế mới, hoàn cảnh sống mới. Đời sống của nền kinh tế thị trường lúc này là một thứ thuốc thử về năng lực và phẩm hạnh con người. Con người phải đứng trước những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống mà cuộc đấu tranh với chắnh bản thân là cuộc đấu tranh nhiều cam go nhất. Thử thách này không chỉ diễn ra với đại bộ phận người dân mà còn diễn ra ngay trong bộ máy chắnh quyền, quản lý Nhà nước. Ma Văn Kháng đã thổi vào văn học Việt Nam thời kỳ ỘĐổi MớiỢ một luồng sinh khắ mới với cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối của cuộc sống hôm nay.

Nếu điểm những gương mặt tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ ỘĐổi MớiỢ, Ma Văn Kháng phải là một trong những người được ghi công hàng đầu và đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lý. Ơng kiên trì bền bỉ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Ở Ma Văn Kháng ta nhận thấy sự nghiêm túc và miệt mài của một nhà văn Ờ nhà giáo với nhiều trải nghiệm phong phú trong cuộc sống. Với số lượng tác phẩm tương đối lớn và những tìm tịi, tự thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn được đơng đảo bạn đọc đón nhận và ghi nhận.

Hành trình tìm tịi sáng tạo và phản ánh hiện thực sao cho ngày một chân thực gần gũi hơn nhưng cũng đậm chất nghệ thuật hơn, sinh động hấp dẫn bạn đọc hơn là một hành trình gian khổ của mỗi nhà văn. Đặc biệt là hiện thực của một xã hội mới, xã hội đang bị nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ với nhịp độ phát triển nhanh chóng nơi đơ thị. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả những người cầm bút, kể cả những nhà văn ln gắn mình với

đơ thị. Thách thức đó cịn lớn hơn đối với một nhà văn có thời gian lâu dài sống xa nơi phố phường, đô hội như Ma Văn Kháng. Nhưng bằng tài năng, bằng sức sáng tạo và cả tấm lịng của mình, Ma Văn Kháng đã thổi vào văn học Việt Nam thời kỳ ỘĐổi MớiỢ một luồng sinh khắ mới với cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hôm nay.

Tiểu kết:

Như vậy ở chương 1 chúng tôi tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề. Trước hết đó là sự thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đặc biệt là sau 1986 khi Đảng đề ra đường lối Đổi mới. Tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung thay vì tập trung phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đã chuyển hướng về cuộc sống đời thường với con người cá nhân. Nhiều nhà văn đã thể hiện cái nhìn đa chiều về con người về cuộc sống, khơng cịn sự ngợi ca một chiều mà đã xuất hiện cảm hứng phê phán. Có thể nói rằng cảm hứng phê phán đã xuất hiện trong văn học từ rất lâu nhưng sau một thời kỳ dài cảm hứng ngợi ca chiếm bình diện chủ đạo thì giai đoạn này cảm hứng phê phán quay trở lại trong các tiểu thuyết như một dịng chủ lưu. Mỗi nhà văn trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã vạch ra cái tốt, cái xấu của con người trong một hoàn cảnh mới. Đời sống của con người được soi chiếu từ nhiều phắa, sự phức tạp của xã hội thời kỳ hậu chiến được phán ảnh một cách chân thực, con người cá nhân được mổ xẻ với tất cả xấu tốt, bản năng. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tắch cực tìm hướng đi cho các sáng các sáng tác của mình. Vừa là một nhà giáo vừa là một nhà văn, từng sống gắn bó với núi rừng Tây Bắc cũng thấu hiểu cặn kẽ cuộc sống đô thị phố phường, Ma Văn Kháng đã đưa vào tác phẩm của mình những cảnh đời chân thực bộc lộ cái nhìn thẳng thắn mà nhân văn để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc và trên văn đàn.

Chƣơng 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 20 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)