Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 20 (Trang 75 - 78)

B. NỘI DUNG

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật

Khắc hoạ nội tâm nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong việc xây dựng nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Nhờ khắc hoạ nội tâm nhân vật mà hành trình tâm lý đa dạng, phức tạp của nhân vật được bộc lộ một cách sâu sắc. Khi khám phá thế giới nội tâm sâu kắn của nhân vật, các nhà văn thường chú ý đến tắnh cách và mọi biến động trong đời sống nội tâm của nhân vật nhằm phát hiện ra phản ứng tâm lý của nhân vật trước hiện thực cuộc sống.

Bằng sự quan sát tinh tế, Ma Văn Kháng là nhà văn rất thành công trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật. Trước năm 1975, nhà văn quan tâm đến hành động hơn là nội tâm của nhân vật, tâm lý của nhân vật cịn đơn giản và ắt có sự đấu tranh giằng xé nội tâm. Sau năm 1975, đặc biệt là trong các tiểu thuyết viết về thế sự đời tư, nhà văn đã lưu chuyển của các tắnh cách và quan tâm đến mọi khả năng biến động trong đời sống nội tâm của các nhân vật. Nhà văn đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật từ nhiều góc độ để phát hiện những bắ ẩn trong tâm hồn nhân vật.

Tự trong ỘĐám cưới khơng có giấy giá thúỢ là người thầy giáo có tài

và có tâm, có tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp, yêu văn chương nhưng lại phải đối diện với cuộc sống đầy rẫy những bon chen, những cạm bẫy trong cuộc sống. Càng ngày anh càng cảm thấy vai trò của người thầy bị phủ nhận. Trước sức mạnh của cơn lốc vật chất, anh trở nên lánh xa cái phồn tạp, trần ai, tách ra khỏi đời sống đang bị tước dần những giá trị đắch thực, anh làm bạn với cái gác xép nhỏ, Ộở trên này, Tự có thể để nguyên cho hai hàng nước mắt giàn giụa qua đôi má gầyỢ [21, tr. 14]. Tự đau đớn nhận ra một điều oan trái: ỘTư cách là thứ hàng có giá cả. Tình cảm cũng vậy. Người có lương tâm ln bơ vơ. Kẻ có tri thức suốt đời buồn. Thời buổi này tạo ra bi kịch đó. Hay bi kịch vốn nằm ở trong bản thể cuộc sống [21, tr. 80]. Chứng kiến những người bạn thân của mình cứ mất dần phẩm chất, Tự băn khoăn đặt ra những câu hỏi và lại tự trả lời với nỗi buồn day dứt. Bị vợ phản bội, tâm hồn Tự lại bị tổn thương một phần lớn, anh gặm nhấm nỗi bất hạnh của mình trong đau khổ. Nhưng Tự vẫn giữ niềm tin vào cuộc sống Ộsau những giờ phút ồn ã, tất bật, được tĩnh lặng, Tự mới nhận ra con người ta thật sự là giàu có và chẳng khi nào có thể bị tước đoạt hết sạch được. Người xưa thường nói chắnh thì tĩnh, tĩnh thì sáng. Điều đó hồn tồn đúng với anh lúc nàyỢ. Tự của Ma Văn Kháng đã phản ánh rất đúng hình ảnh người trắ thức đương thời. Con người có tài, có tâm thơi là chưa đủ, cuộc sống hiện đại địi hỏi họ phải khơng ngừng nỗ lực tự vươn lên khắc phục bản thân, tự cứu cuộc đời mình để mưu cầu tìm

kiếm hạnh phúc cho mình. Cuộc hơn nhân giữa Tự và lý tưởng sống của anh khơng có giấy giá thú, khơng được xã hội thừa nhận? Bởi cái xấu xa, điều tồi tệ đang ngày một lây lan. Bởi sự dối trá của con người ngày một phổ biến. Thành tắch thì nhiều, huân chương thì tăng mà những điều tốt đẹp cứ giảm dần, thân phận còn người cứ nhỏ bé, mong manh dần. Với chủ đề như vậy, Ma Văn Kháng đã gửi gắm tất cả suy nghĩ của mình vào Tự. Khiến cho Tự gần với mẫu nhân vật tư tưởng, luận đề chuyên chở những suy nghĩ của tác giả hơn là sống đời sống thực của mình.

Khi miêu tả những nhân vật trắ thức, Ma Văn Kháng thường dụng công miêu tả tâm lý của những nhân vật này. Qua dòng chảy của những suy tư, trăn trở, những day dứt, đớn đau của người trắ thức chúng ta nhận thấy ở họ những thương tổn nặng nề mà họ phải gắng chịu nhưng nhà văn cũng hé mở cho chúng ta những hạn chế trong con người và tắnh cách của họ. Ma Văn Kháng yêu và tin những người tri thức của mình nhưng ơng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong tắch cách khiến họ rơi vào bi kịch như vậy. Tự (Đám

cưới khơng có giấy giá thú) hay Khiêm (Ngược dòng nước lũ) khổ đau đâu

chỉ bởi sự đổi thay, nanh nọc của cuộc đời mà cịn bởi chắnh sự nhu nhược đơi khi đến yếm thế của họ.

Tuy nhiên đơi khi người đọc có cảm giác những suy nghĩ nội tâm của nhân vật hơn thiếu logic. Nhân vật dường như đang đưa tới bạn đọc những trăn trở suy nghĩ của tác giả hơn là sống đời sống nội tâm của chắnh mình. Duy trong Cơi cút giữa dịng đời dường như q già dặn so với lứa tuổi của

em. Tự (Đám cưới khơng có giấy giá thú) dường như hơi nặng tắnh luận đề, tư tưởng, Khiêm (Ngược dòng nước lũ) nói hộ Ma Văn Kháng những tư tưởng của nhà vănẦ Đây có thể là một hạn chế của tác giả song cũng có thể lắ giải rằng do nhà văn Ộtham lamỢ trong cách phản ánh, muốn thông qua các nhân vật để bộc lộ cuộc sống hiện thực ngồn ngột các vấn đề nóng bỏng khiến cho suy nghĩ của nhân vật đôi khi nặng tắnh luận đề, cứng nhắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 20 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)