Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Một số nhận xét
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Hệ thống cơ chế, chính sách ban hành cho chính sách giảm nghèo nhiều, tuy nhiên chƣa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập; nguồn vốn thực hiện còn hạn chế, một số chính sách mang tính hỗ trợ ngắn hạn hoặc hỗ trợ trực tiếp tới các hộ nghèo nhƣ: hỗ trợ hộ nghèo ăn tết, hỗ trợ đời sống cho hộ nghèo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo... nên ảnh hƣởng đến tâm lý trông chờ ỷ lại của một bộ phận các hộ nghèo, không có ý chí vƣơn lên thoát nghèo.
Việc bình xét hộ nghèo về mặt quy trình thì chặt chẽ nhƣng trên thực tế do ảnh hƣởng của quan hệ, anh em, ngƣời thân nên khi lấy ý kiến của ngƣời dân, kết quả phản ánh chƣa sát thực tế, còn hiện tƣợng hộ không nghèo thì đƣợc bình xét nghèo, hộ nghèo thực sự lại không có đƣợc bình xét; có những xã có điều kiện KT-XH thuận lợi hơn nhƣng tỷ lệ hộ nghèo lại cao hơn các xã có điều kiện KT-XH khó khăn hơn.
Một bộ phận ngƣời nghèo do thiếu kiến thức sản xuất, kinh nghiệm làm ăn; đông con, lƣời lao động, mắc các tệ nạn xã hội; thiếu vốn và kế hoạch chi tiêu không hợp lý, khả năng tiếp cận thị trƣờng còn chậm.
Cơ sở hạ tầng tại các xã trên địa bàn của tỉnh tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về sản xuất, nhất là các công trình thủy lợi, công trình giao thông đang còn thiếu và chƣa đồng bộ dẫn đến hạn chế cơ hội phát triển và giao lƣu kinh tế giữa các vùng, miền.
Công tác tổ chức huy động, vận động nguồn lực có nơi có lúc còn nặng về hành chính, hiệu quả vận động còn hạn chế. Chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn tài trợ, giúp đỡ của doanh nghiệp, chƣa huy động đƣợc sự tham gia và đóng góp tích cực của nhân dân cho công cuộc giảm nghèo.