Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm
Từ thực tiễn công tác chỉ đạo thực hiện XĐGN của huyện trong những năm 2001-2014 có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, củng cố chính quyền vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo và tổ chức công tác XĐGN
Trong quá trình thực hiện XĐGN ở địa phƣơng thì Đảng bộ với vai trò là lãnh đạo, chính quyền tổ chức, triển khai và nhân dân tiến hành hiện thực hóa những chủ trƣơng của Đảng vào trong cuộc sống. Đó là con đƣờng đƣa lý luận vào trong thực tiễn một cách sinh động nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác nâng cao ý thức chính trị, trí tuệ và trình độ của mình cho phù hợp với vai trò và vị trí mà mình đảm nhiệm. Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức đƣợc điều này thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả Đảng bộ, chính quyền, có nhƣ vậy thì mới đủ trình độ, và năng lực để lãnh đạo nhân dân tiến hành thành công công tác XĐGN.
Trên cơ sở những chủ trƣơng XĐGN của Đảng và Nhà nƣớc và dựa trên điều kiện thực tiễn của địa phƣơng, Đảng bộ huyện đã dành sự quan tâm tới công tác XĐGN. Tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, XĐGN đã trở thành một nội dung quan trọng trong 4 chƣơng trình mục tiêu quan trọng của huyện. Qua các kỳ đại hội, XĐGN cần đƣợc tiếp tục là một mục tiêu quan trọng cần phấn đấu thực hiện của các chƣơng trình phát triển KT-XH của huyện.
BCĐ XĐGN trên cơ sở nhiệm vụ và chức năng của mình phải thƣờng xuyên kiện toàn và đổi mới, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ của công tác XĐGN. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải vận dụng sáng tạo đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc để đề ra những chủ trƣơng, biện pháp, cơ chế chính sách sát với thực tế ở địa phƣơng; tổ chức thực hiện một cách đồng bộ từ huyện đến cơ sở, có bƣớc đi thích hợp, có trọng tâm trọng điểm. Phải thƣờng xuyên giám sát các chƣơng trình hoạt động XĐGN, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm trong công tác chỉ đạo và hành động để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng.
Mục tiêu của XĐGN phải đƣợc cụ thể hóa ở tất cả các cấp ủy chính quyền cơ sở, từ huyện tới từng xã, phƣờng, thị thị trấn. Thƣờng xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, cần đặc biệt là bố trí cán bộ có chuyên trách về công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm thƣờng xuyên trong chỉ đạo phong trào, xây dựng thành chƣơng trình hành động phù hợp với thực tiễn địa phƣơng. Kịp thời khen thƣởng và biểu dƣơng những đơn vị, cá nhân làm tốt, đồng thời xử lí nghiêm minh tập thể và cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo XĐGN. Thông qua việc tổng kết, rút kinh nghiệm, Đảng bộ ngày càng trƣởng thành về tƣ duy tổ chức và lãnh đạo. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải lấy nhiệm vụ kinh tế làm trung tâm, coi thực hiện mục tiêu XĐGN là thƣớc đo năng lực lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền cơ sở.
Thứ hai, Đảng bộ cần huy động mọi lực lượng xã hội cùng thực hiện XĐGN trên cơ sở phát huy nội lực của chính các hộ nghèo
Từ thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam, trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm lớn là: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là ngƣời làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Từ nhận thức đó, Đảng luôn coi XĐGN là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân. Trong mọi chủ trƣơng và hành động từ trung ƣơng đến cơ sở, muốn XĐGN đi đến thành công phải cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể, mặt trận và quần chúng nhân dân
trong việc đƣa chủ trƣơng, chính sách của Đảng vào thực tiễn đạt hiệu quả. Bài học lấy dân làm gốc, tiếp thu ý kiến của nhân dân, xây dựng quan hệ chặt chẽ với nhân dân trở thành một nguyên tắc trong sinh hoạt của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng. Xuất phát từ đặc điểm của huyện của huyện còn nghèo, còn nhiều khó khăn nên trong công tác thực hiện XĐGN, Đảng bộ huyện thƣờng xuyên tuyên truyền, vận động xây dựng khối đoàn kết toàn dân, kinh tế - xã hội ngày một tiến bƣớc, làm tăng thêm lòng tin của nhân dân với Đảng.
Trong gần 15 năm tiến hành công tác XĐGN (2001-2014), dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện đã đồng tâm góp sức thực hiện chƣơng trình mục tiêu XĐGN. Bên cạnh đó, các tổ chức quần chúng cũng thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của mình trong công tác vận đông nhân dân nói chung và hội viên nói riêng.
MTTQ có vai trò quan trọng trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân. Thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của các Đảng cấp trên đã phát động cuộc vận động “Ngày vì ngƣời nghèo”, thành lập “Quỹ vì ngƣời nghèo”. Thông qua các cuộc vận động, Mặt trận đã tập hợp đông đảo lực lƣợng xã hội tham gia vào thực hiện các chƣơng trình trợ giúp ngƣời nghèo: xóa nhà tạm bợ, dột nát, phát triển kinh tế. HND huyện cũng góp phần quan trọng vào thực hiện chƣơng trình XĐGN thông qua việc phổ biến kinh nghiệm, đƣa khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo nguồn vốn ƣu đãi cho các hộ nghèo đƣợc vay vốn phát triển kinh tế, XĐGN. ĐTN huyện với vai trò là lực lƣợng xung kích, phát huy sức trẻ của mình trong phong trào “Thanh niên lập nghiệp”… với nhiều hình thức phong phú. Bên cạnh đó, các cấp hội nhƣ HPN, HCCB… cũng luôn theo sát sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, triển khai các chủ trƣơng XĐGN bằng các nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với vai trò và chức năng của hội.
Cùng với cá đoàn thể nhân dân, các ban ngành trong huyện cũng từng bƣớc cụ thể hóa sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, ngành giáo dục và ngành y tế trong những điều kiện cụ thể của mình đã hỗ trợ ngƣời nghèo về các nội dung nhƣ: giúp ngƣời nghèo tham gia bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo đƣợc đến trƣờng… góp phần tích cực vào công tác XĐGN.
Để XĐGN đạt đƣợc hiệu quả cao thì ngoài sự quan tâm của toàn xã hội, phải có sự nỗ lực của chính bản thân những ngƣời nghèo. Bằng sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và trao cơ hội tiếp cận gần hơn các nguồn lực cho ngƣời nghèo, thì trong đó, ngƣời nghèo phải tự nhận thức, thấy rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc XĐGN, nắm lấy cơ hội và sự trợ giúp từ cộng đồng, từ đó xóa bỏ tính mặc cảm, tự ty, cam chịu với số phận và trông chờ ỷ lại, nâng cao ý thức, trách nhiệm với bản thân và gia đình của ngƣời nghèo trong việc vƣơn lên thoát nghèo, làm giàu. Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã tích cực tuyên truyền, vận động và chỉ ra cho ngƣời nghèo thấy đƣợc nguyên nhân dẫn đến nghèo để giúp đỡ hộ nghèo cách thức làm ăn.
Với phƣơng châm phát huy nội lực của các hộ nghèo, công tác XĐGN của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, đời sống ngƣời nghèo đƣợc cải thiện, con cái họ đƣợc học hành, đƣợc chăm lo về sức khỏe… góp phần vào hiệu quả của công tác XĐGN.
Thực tế XĐGN giảm nghèo ở huyện Quảng Xƣơng cho thấy để làm tốt công tác XĐGN thì việc huy động và tập hợp sức mạnh của các tổ chức quần chúng trên cơ sở phát huy nội lực của ngƣời nghèo là một kinh nghiệm quan trọng để phục vụ công tác XĐGN cho các giai đoạn tiếp theo.
Thứ ba, Đảng bộ chủ trương lồng ghép các chương trình, dự án, kết hợp thực hiện các chính sách tăng nguồn lực để XĐGN có hiệu quả và bền vững
Trong công cuộc XĐGN, Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng nhận thức rõ: đói nghèo luôn chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, ngƣợc lại, nó cũng tác động tác động tới nhiều lĩnh vực xã hội. Giải pháp triệt để XĐGN là phát triển KT-XH. Do đó, phải có sự tiến hành đan xen, lồng ghép nhiều chƣơng trình dự án, chính sách với nhau, đặt chỉ tiêu XĐGN thành mục tiêu chung trong phát triển KT-XH của huyện. Việc lồng ghép phải đƣợc thực hiện ngay trong chỉ đạo, điều hành, trong nội dung của các chƣơng trình phát triển KT-XH gắn với mục tiêu XĐGN, tăng thêm về vốn tạo nguồn lực cho công tác XĐGN.
Từ năm 2001 đến năm 2014, huyện Quảng Xƣơng đã triển khai đồng bộ và có sự lồng ghép giữa chƣơng trình XĐGN với các chƣơng trình KT-XH khác nhƣ: đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông nghiệp; Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; Chƣơng trình 30a: xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng ngang ven biển và hải đảo, Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện giảm nghèo… việc triển khai này đem lại hiệu quả, tạo điều kiện để ngƣời dân thoát nghèo.
Trong quá trình thực hiện XĐGN, huyện Quảng Xƣơng còn tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ thông qua các dự án để phát triển thêm nguồn lực, cả về kinh nghiệp, tài chính, về kỹ thuật. Đây là yếu tố có tác dụng không nhỏ tới công cuộc XĐGN của huyện Quảng Xƣơng. Từ các nguồn lực này, Quảng Xƣơng đã xây dựng đƣợc nhiều công trình hạ tầng quan trọng nhƣ: trƣờng học, trạm y tế, hỗ trợ cho ngƣời nghèo xóa nhà tạm bợ, đƣợc vay vốn để phát triển kinh tế, quan trọng hơn là hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn để vƣơn lên thoát nghèo thông qua việc tham
quan các mô hình kinh tế, các đợt tập huấn, các dự án phát triển sản xuất ngành nghề, khuyến nông, khuyến ngƣ… Qua đó, nhiều hộ nghèo đã đƣợc tạo điều kiện vay vốn, tự tổ chức làm ăn, cải thiện kinh tế gia đình và vƣơn lên thoát nghèo.
Đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân địa phƣơng, huyện Quảng Xƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu trong thực hiện chủ trƣơng XĐGN. Kinh tế ngày một phát triển, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân đƣợc nâng cao, an ninh trật tự đƣợc giữ vững, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Bên cạnh việc đó, Đảng bộ huyện cùng với chính quyền đã tạo điều kiện để ngƣời nghèo tiếp cận và thụ hƣởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhất định nhƣng cũng không thể phủ nhận sự nỗ lực của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng trong lãnh đạo nhân dân thực hiện XĐGN. Những kết quả này một lần nữa khẳng định rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng trong phát triển KT-XH nói chung và trong XĐGN nói riêng.
KẾT LUẬN
1. XĐGN toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình
phát triển KT-XH và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng chiến lƣợc giảm nghèo bền vững và chủ trƣơng của tỉnh ủy Thanh Hóa về XĐGN, trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng công tác XĐGN đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng.
2. Giai đoạn (2001-2014) vấn đề thực hiện công tác giảm nghèo cùng với
việc phát triển KT-XH, CTMTQG giảm nghèo trên địa bàn huyện đã trở thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể. Các chính sách, chế độ và các dự án (giúp đỡ ngƣời nghèo về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở...) đƣợc các cấp, các ngành triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp sát thực mang lại hiệu quả cao đã tạo động lực đẩy mạnh phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng - an ninh, giúp ngƣời nghèo từng bƣớc chủ động vƣơn lên thoát nghèo; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân, rút ngắn khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ khá giả, cải thiện đáng kể điều kiện ăn ở đi lại, học hành, khám chữa bệnh, đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng các chính sách về XĐGN.
Nhờ thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN của Đảng, tỷ lệ đói nghèo ở huyện Quảng Xƣơng đã đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo từ 21,94% năm 2001 giảm xuống còn 9,11% năm 2014. Kết quả của công cuộc XĐGN ở huyện Quảng Xƣơng đã khẳng định sự nỗ lực, đoàn kết, thống nhất của toàn thể nhân dân trên địa bàn toàn huyện, khẳng định đƣợc vai trò của Đảng bộ huyện trong công cuộc phát triển kinh tế, XĐGN. Từ đó, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN, góp phần vào thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển KT-XH của đất nƣớc.
2. Từ thực tiễn công tác chỉ đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ huyện huyện Quảng Xƣơng, bƣớc đầu luận văn đƣa ra một số kinh nghiệm: muốn làm tốt công tác XĐGN phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, củng cố chính quyền vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo và tổ chức công tác XĐGN; Đảng bộ cần huy động mọi lực lƣợng xã hội cùng thực hiện XĐGN trên cơ sở phát huy nội lực của chính các hộ nghèo; Đảng bộ chủ trƣơng lồng ghép các Chƣơng trình, dự án, kết hợp thực hiện các chính sách tăng nguồn lực để XĐGN có hiệu quả và bền vững.
Thực hiện chính sách XĐGN vẫn sẽ là một nội dung quan trọng trong chính sách phát triển KT-XH của Quảng Xƣơng. Vì vậy, những chuyển biến bƣớc đầu của công tác XĐGN là tiền đề có ý nghĩa quan trọng để Đảng bộ huyện tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ XĐGN trong các giai đoạn tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Những sự kiện Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1975 – 2005), Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng (1996), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXI, nhiệm kỳ 1996-2000, Lƣu tại Văn phòng huyện ủy huyện Quảng Xƣơng.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng (2001), Nghị quyết số 06 - NQ/HU ngày 25/12/2001 Về chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 – 2005, Lƣu tại văn phòng huyện ủy Quảng Xƣơng.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2001-2005, Lƣu tại Văn phòng huyện ủy huyện Quảng Xƣơng.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng (2005), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2006-2010, Lƣu
tại Văn phòng huyện ủy huyện Quảng Xƣơng.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng (2006), Nghị quyết số 04-