6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin để giải thích và làm cơ sở phương pháp luận chung cho toàn bộ bài nghiên cứu.
Quan điểm duy vật biện chứng đòi hỏi việc xem xét sự việc, hiện tượng trong sự vận động và phát triển của nó, đồng thời xem xét nó trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, khơng có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liện hệ.
Vận dụng quan điểm về sự vận động và phát triển vào nghiên cứu ta thấy được, vốn xã hội của cộng đồng không đứng yên mà luôn vận động và phát triển theo thời
gian, theo sự phát triển của xã hội. Giữa các thời kỳ phát triển của xã hội từ nông thôn theo lối sản xuất truyền thống (thời kỳ sản xuất sử dụng dụng cụ thô sơ) cho tới lối sản xuất tiên tiến, hiện đại theo sự phát triển của xã hội xã hội. Giữa các thời kỳ phát triển của xã hội, vốn xã hội của cộng đồng người lại có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, các chủ cơ sở nghề mộc đã biết vận dụng vốn xã hội vào để thu hút các mối quan hệ xã hội, mở rộng mạng lưới các đối tác, khách hàng của mình nhằm thu được lợi ích tối đa trong các mối quan hệ xã hội đó. Ví dụ: Họ có thể mở rộng mạng lưới các nhà phân phối, cung cấp nguyên liệu đầu vào (gỗ), từ đó họ có thể tiếp cận được nhiều nguồn nguyên liệu hơn, có thể có được giá cả hợp lý hơn và không bị ép giá khi mua nguyên liệu sản xuất. Còn trong khâu sản xuất, các chủ cơ sở ln ln tìm kiếm các mối quan hệ, ln sử dụng các quan hệ của mình để thuận lợi trong sản xuất. Biểu hiện rõ nhất là họ luôn giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, họ liên kết với nhau để hỗ trợ nhau trong nhiều vấn đề từ nguyên liệu, tới bán sản phẩm. Điều này dẫn tới, nếu chủ cơ sở nghề mộc đầu tư càng nhiều vào việc mở rộng và củng cố vốn xã hội thì hiệu quả đem lại càng cao. Bên cạnh đó, chính việc đầu tư vào vốn xã hội sẽ giúp các chủ cơ sở nghề mộc có quan hệ tốt với các cơ sở trong làng nghề mà còn mở rộng được các mối quan hệ ngồi làng nghề thơng qua đặc tính bắc cầu của vốn xã hội. Từ đó giúp các chủ cơ sở mở mang thêm kiến thức, mạng lưới đối tác cũng được mở rộng, sản phẩm đồ mộc cũng được tiêu thụ nhanh hơn Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội trải qua các thời kỳ cũng có thể làm thay đổi vốn xã hội theo chiều hướng xấu đi. Biểu hiện cụ thể của vấn đề là sự tin tưởng, lòng tin lẫn nhau giữa các chủ cơ sở nghề mộc với nhau, giữa các chủ cơ sở nghề mộc với các đối tác nhập nguyên liệu đầu vào, đối tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sự phát triển của xã hội đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong về việc sở hữu vốn xã hội của mối cá nhân trong cộng đồng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước. Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp hệ thống, thống kê, so
sánh, tổng hợp, mơ hình hóa. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: Định tính và định lượng để đưa ra những bằng chứng cụ thể vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu
Trong bài sử dụng những tài liệu thu thập qua những luận văn thạc sỹ, đề tài cấp nhà nước, những thông tin qua báo, đài và các phương tiện truyền thông đại chúng, các sách chuyên khảo và giáo trình, tạp chí. Những tài liệu được chúng tơi tiếp cận sẽ được chỉ rõ ra ở phần tổng quan vấn đề nghiên cứu. Mặt khác trên cơ sở phân tích tài liệu này sẽ giúp cho việc chọn mẫu một cách chính xác hơn.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là một phương pháp quan trọng để thực hiện việc thu thập thông tin. Chúng tôi thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó phỏng vấn 04 cuộc phỏng vấn với các chủ cơ sở sản xuất nghề mộc (giàu có, trung bình và thu nhập thấp), đồng thời họ cũng ở 03 Tổ dân phố khác nhau: Đồng Lý, Hồng Hồ và Yên Thần. Các đối tượng này cũng là đại diện cho 03 nhóm tuổi chủ lực trong sản xuất nghề gỗ tại thị trấn Thanh Lãng. Ngồi ra cịn 01 cuộc với chủ cơ sở chuyên cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nghề mộc của người sản xuất.
Phương pháp trưng cầu ý kiến
Cuộc điều tra này đã thực hiện đối với các chủ cơ sở sản xuất nghề mộc tại thị trấn Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
Với lượng mẫu là (170) chủ cơ sở, được tính tốn từ cơng thức:
𝑛 = N. t
2. 0,25 N. d2+ t2. 0.25
Trong công thức trên: n: số mẫu cần điều tra
N: tổng số cơ sở sản xuất nghề mộc.
t = 1.96 (từ bảng phân bố t khi mức tin cậy bằng 95%) d: sai số có thể chấp nhận được = 0.06
Lý do chọn phương pháp thu thập thông tin: Tôi chọn phương pháp thu thập thông tin qua phiếu trưng cầu ý kiến là vì phương pháp này giúp tơi giảm được thời gian điều tra, khảo sát, thu được nhiều thông tin hơn, thu được một cách tổng quát những thông tin tơi cần có. Đồng thời nó cũng giúp tơi vận dụng được spss để xử lý dữ liệu định lượng nhằm xác định thực trạng vận dụng vốn xã hội vào sản xuất nghề mộc.
Tiêu chí chọn mẫu: chỉ chọn những chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ tại thị trấn Thanh Lãng, Bình Xun, Vĩnh Phúc.
Cách chọn mẫu: Tơi chia đều số lượng mẫu ra 3 tổ dân phố có nhiều cơ sở sản xuất
nghề mộc nhất của thị trấn, mục đích để có đủ số lượng mẫu, mang tính đại diện và thuận tiện cho việc thu thập thông tin. Tại mỗi tổ dân phố tôi lại chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Tơi khảo sát tại những hộ gia đình có cơ sở sản xuất nghề Mộc, khơng chia theo khoảng cách.
Thơng qua cách tính và phương pháp trên, tơi chọn ra được lượng mẫu cần thu thập cho nghiên cứu là 170 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ thu về là 137 phiếu.
Bảng 1: Số phiếu hợp lệ thu được từ khảo sát
Đơn vị Số phiếu
Tổ dân phố Hồng Hồ 65
Tổ dân phố Đồng Lý 45
Tổ dân phố Yên Thần 27
Tổng 137
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn 3 tổ dân phố trên là do đây chính là 3 tổ dân phố là một trong những tổ dân phố thuộc 3 làng cổ của làng “Láng” từ thời xa xưa (Yên Lan, Hợp Lễ, Xuân Lãng), cũng đồng thời là tổ dân phố có hoạt động sản xuất nghề mộc phát triển của thị trấn Thanh Lãng. Vì vậy, để đánh giá được hiện trạng tạo dựng và sử dụng vốn xã hội trong phát triển làng nghề một cách rõ nét nhất, tôi lựa chọn địa điểm khảo sát tại 03 tổ dân phố trên.