7.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Vốn xã hội của các chủ cơ sở sản xuất nghề Mộc được tạo dựng như thế nào? - Các chủ cơ sở nghề mộc sử dụng vốn xã hội vào quá trình sản xuất của họ ra sao?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Vốn xã hội được các chủ cơ sở nghề mộc tạo dựng thông qua việc tham gia, trao đổi có đi có lại và đặt niềm tin vào các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm láng giềng, các tổ chức xã hội chính thức và phi chính thức.
- Vốn xã hội được các chủ cơ sở nghề mộc sử dụng vào việc nhập các nguyên liệu đầu vào và vay vốn kinh doanh. Từ đó, họ có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu dễ dàng, giá cả hợp lý và tạo dựng được uy tín đối với đối tác.
- Các chủ cơ sở nghề mộc trong làng nghề liên kết chặt chẽ và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất các sản phẩm nghề mộc.
- Vốn xã hội giúp các chủ cơ sở nghề mộc mở rộng mạng lưới khách hàng, việc bán sản phẩm dễ dàng hơn.
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận vận dụng vào nghiên cứu vốn xã hội đối với phát triển làng nghề và địa bàn nghiên cứu
Trong chương này, tôi muốn làm rõ hệ thống cơ sở lý luận vận dụng vào nghiên cứu về vốn xã hội đối với phát triển làng nghề. Để hiểu rõ hơn, tôi đi phân tích theo nhiều chiều cạnh: i) các khái niệm công cụ bao gồm: vốn xã hội, làng nghề, nông thôn mới và vốn xã hội của các chủ cơ sở nghề mộc. ii) các lý thuyết áp dụng: Tôi lựa chọn 02 lý thuyết dẫn đường cho hệ thống lập luận và phân tích của đề tài là: lý thuyết vốn xã hội của perrie Bourdieu và lý thuyết vốn xã hội của Coleman. Mục đích sử dụng hai lý thuyết này vì cả hai tác giả đều cho thấy điểm tương đồng trong việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển kinh tế ở các chiều cạnh như: Mạng lưới xã
hội, niềm tin và mối quan hệ liên kết, có đi có lại. Đây được coi là kim chỉ nam phân tích q trình tạo dựng và vận dụng vốn xã hội đối với phát triển làng nghề trong bối cảnh nông thôn mới hiện nay. Mục đích chung của tồn chương tơi muốn có được hệ thống cơ sở lý luận vững chắc để giải thích các vấn đề ở chương sau.
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Vốn xã hội
Vốn xã hội là khái niệm được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó có các tác giải nổi tiếng như: LydaJudson Hanifan, Pirre Bourdieu (1983), Coleman (1988), puttman (2000), Fukuyama (2001), Halpern (2005), world bank (2009), Hoàng Bá Thịnh (2009), Nguyễn Tuấn Anh (2011),…Các tác giả này đều đưa ra những quan điểm khác nhau và ở nhiều khía cạnh, tuy vậy giữa họ đều đồng nhất quan điểm coi vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội; coi vốn xã hội là một nguồn lực; vốn xã hội có được thơng qua đầu tư vào các quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội và vốn xã hội có được thong qua niềm tin, sự tin tưởng lẫn nhau. Trong đề tài này, vốn xã hội được hiểu là một nguồn lực của mỗi cá nhân, nó có được thơng qua
mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân; sự liên kết, mối quan hệ có đi có lại và sự tin tưởng lẫn nhau giữa con người với con người và giữa con người với xã hội.
1.1.2. Làng nghề
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng (1996), làng nghề được hiểu là một làng tuy vẫn cịn trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương, mộc,… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ơng trùm, ông cả…cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có trình cơng nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và
có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngồi4.
1.1.3. Làng nghề truyền thống
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ cơng nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay làng nào đo, từ đó đã hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề. Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và cơng nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa , vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (Vũ Minh Huệ, 2014). Nghề truyền thống thường được truyền trong phạm vi từng làng. Hầu hết trong làng có nghề truyền thống, đại đa số người dân đều biết làm nghề truyền thống đó hoặc chí ít cũng biết được quy trình sản xuất cũng như giá trị văn hóa của sản phẩm đó, ngồi ra họ cịn có thể phát triển những nghề khác nhau nhưng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống (Vũ Minh Huệ, 2014).
1.1.4. Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nơng thơn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới không chỉ là vấn đề kinh tế – xã hội, mà là vấn đề kinh tế – chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thơn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh (Thủ tướng Chính Phủ, 2010). Qua đây có thể rút ra khái niệm được sử dụng trong đề tài:
4 Kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” tháng 9/1996, trang 38- 39.
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới (Ban chỉ đạo xây dựng NTM Hà Tĩnh, 2013)5.
Như vậy, hiểu một cách toàn diện nhất: Nơng thơn mới có kinh tế phát triển tồn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội (Ban chỉ đạo xây dựng NTM, 2013).
1.1.5. Vốn xã hội của các chủ cơ sở nghề mộc
Vốn xã hội của các chủ cơ sở nghề mộc trong nghiên cứu này được hiểu bao gồm: mạng lưới xã hội, niềm tin, khả năng liên kết và các mối quan hệ có đi có lại của các chủ cơ sở nghề mộc đối với những đối tượng xung quanh nhằm mục đích tạo dựng nguồn vốn thông qua các hoạt động của đời sống và vận dụng vào phát triển cơ sở sản xuất trong quá trình sản xuất nghề mộc.
1.1.6. Phát triển làng nghề
Phát triển làng nghề là sử dụng những nguồn lực để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về giữ gìn và cải thiện mơi trường; thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ; nâng cao dịch vụ xã hội; đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, các vấn đề như phát triển du lịch, đảm bảo nguồn nhân lực, xây dựng nguồn nguyên liệu tập trung, ổn định và mở rộng thị trường cũng là những vấn đề quan trọng của phát triển làng nghề. Tuy vậy, trong nghiên cứu này, tôi chỉ đi vào phân tích, đánh giá vai trị của
vốn xã hội trong phát triển làng nghề Mộc tại thị trấn Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
1.1.7. Tạo dựng vốn xã hội
Tạo dựng vốn xã hội là cá nhân xây dựng, tích lũy các mối quan hệ xã hội theo thời gian đối với một cá nhân/tổ chức khác thông qua các hoạt động liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, mở rộng các mối quan hệ xã hội và niềm tin trong các mối quan hệ đó.
1.1.8. Vận dụng vốn xã hội
Vận dụng vốn xã hội là sử dụng các mối quan hệ có sẵn đã được tích lũy ở thời gian trước đó thơng qua các hoạt động tham gia, sự trao đổi có đi có lại và đặt niềm tin của một cá nhân đối với các đối tượng khác nhằm đạt được mục đích có ích cho bản thân mình.
1.1.9. Các kênh/phương thức tạo dựng vốn xã hội
Mỗi cá nhân có thể tạo dựng vốn xã hội thông qua các mối quan hệ đối với các thành viên trong gia đình, hàng xóm – láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức xã hội chính thức và các tổ chức xã hội tự nguyện (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2012; Nguyễn Thị Việt Phương, 2011).
1.1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề
Sự phát triển của làng nghề chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Những nhân tố này có nhiều sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo các chiều khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những nhân tốt kìm hãm sự phát triển. Mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề truyền thống do có những đặc điểm khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của những nhân tố này là không giống nhau. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đã khái quát được các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất tới sự tồn tại và phát triển của làng nghề ở nông thôn nước ta: (i) yếu tố thị trường; (ii) trình độ kỹ thuật công nghệ; (iii) Kết cấu hạ tầng; (iv) nguồn nhân lực; (v) nguồn nguyên vật liệu; (vi) nguồn vốn : vốn kinh tế, vốn xã hội); (vii) yếu tố truyền thống; (viii) cơ chế chính sách.
1.1.11. Vai trị của phát triển làng nghề trong bối cảnh nông thôn mới
Thứ nhất, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đất nước
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (2015), tính đến tháng 12/2014, cả nước có 5.096 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.748 làng nghề đã được cơng nhận, trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề. Các làng nghề ở Việt Nam hiện nay đang thu hút khoảng 13 triệu lao động thường xuyên và không thường xuyên. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là làng nghề tận dụng được các loại hình lao động mà các khu vực kinh tế khác khơng nhận. Nó khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn như nghề đan lát, nghề bó chổi, dệt chiếu, gỗ, thủ cơng mỹ nghệ.
Làng nghề truyền thống cũng đem lại nguồn thu nhập cao hơn là sản xuất nông nghiệp thuần túy, đặc biệt là khi kết hợp cả sản xuất nông nghiệp và tham gia hoạt động sản xuất của làng nghề thì thu nhập của họ cao hơn hẳn so với chỉ làm nông nghiệp. Thu nhập của người lao động ở làng nghề hiện phổ biến khoảng 600.000 - 1.500.000 đồng, cao hơn nhiều so với thu nhập từ làm ruộng. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề cũng thấp hơn mức chung của cả nước, chỉ chiếm 3,7% trong khi mức bình quân cả nước là 10,4% (Báo nhân dân, 2015).
Các làng nghề truyền thống còn đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng này. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2007, có 714 triệu USD là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của làng nghề truyền thống (2). Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ của nước ta đạt từ 1,5 - 1,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu được đóng góp từ các làng nghề truyền thống.
Thứ hai, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn
Các làng nghề truyền thống ra đời trong bối cảnh xã hội nơng nghiệp truyền thống, do đó chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn và các vùng ven đô. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Các làng nghề truyền thống ở vùng nơng thơn góp phần phá vỡ thế thuần nông, mở ra khả năng phát triển công nghiệp và dịch vụ một cách hợp lý. Mặt hàng sản xuất của các làng nghề chính là sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp, bản thân nó là dạng sơ khai của công nghiệp, đồng thời việc áp dụng tiến bộ khoa học - cơng nghệ và máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất rõ ràng sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, đó là các dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt khi phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đòi hỏi một số dịch vụ của vùng cũng phải phát triển để phục vụ du khách. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60% - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20% - 40% cho nông nghiệp (Hội Nông dân, 2015)
Thứ ba, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Làng nghề truyền thống không chỉ là một đơn vị kinh tế, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động sống của cư dân đã quần tụ và gắn bó từ mấy trăm năm nay, thậm chí hàng nghìn năm: “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố
định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian” (4). Do đó, làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ
những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị văn hóa này trước hết thể hiện ở ngay chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinh những nguyên liệu truyền thống, những tri thức dân gian của cha ông để tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phương mà các sản phẩm đó thể hiện. Hơn thế nữa, khơng gian của làng nghề, đó chính là cảnh quan tự nhiên với những di tích văn hóa, lịch
sử, những đền thờ, miếu thờ, nhà thờ tổ nghề, những giếng nước, gốc đa, cổng làng… đều là sự thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc. Mỗi làng nghề trong quá trình sống và sản xuất lâu dài của mình đều hình thành nên những phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hóa như lễ hội, trị chơi dân gian… đặc trưng của địa phương cũng như của nghề. Bằng việc bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, nhất là khi làng nghề phục vụ du lịch, tất cả các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, dân tộc đã được xây dựng và lưu giữ hàng trăm năm,