III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông
2. Tăng cường đầu tư vào công tác dự trữ, chế biến, bảo quản
Dự trữ và bảo quản hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hàng xuất khẩu. Hàng nông sản là hàng có tính thời vụ, ảnh hưởng vào điều kiện khí hậu, thời tiết và thường khó bảo quản. Đối với Việt Nam có khí hậu nóng ẩm thì nông sản dễ bị ẩm mốc, mối mọt. Vì vậy, công tác dự trữ, bảo quản, chế
biến là đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản. Trước khi nông sản được xuất khẩu thường được đưa vào kho lưu giữ của công ty để chuẩn bị xuất đi. Nếu khâu bảo quản không tốt nông sản trở nên kém chất lượng, rủi ro sẽ xảy ra đối với công ty khi hợp đồng không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của khách hàng. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu của công ty cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty có tương đối nhiều kho hàng, dung lượng lớn, nhưng hiệu quả sử dụng thấp do một số kho hàng bị xuống cấp, mái nhà dột, nền kho bị ướt. Vì vậy, công ty cần tổ chức lại hệ thống kho tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của kho từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt. Do đặc tính của hàng nông sản là theo mùa vụ,
để có hàng xuất khẩu cả năm công ty phải có kho dự trữ đủ lớn, đảm bảo, để
khi giá nông sản lên có hàng để bán do vậy mà nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho công ty. Do đó, công ty phải xây dựng được một kế hoạch dự trữ thường xuyên trang thiết bị bảo quản hiện đại, đảm bảo được chất lượng nông sản. Căn cứ vào lượng hàng xuất khẩu và khả năng xuất khẩu mà lập kế hoạch dự
trữ các mặt hàng cụ thể, hợp lý. Để làm được điều đó công ty phải đào tạo
đội ngũ cán bộ công nhân và cán bộ quản lý kho có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng thực các nghiệp vụ về kho như : xuất, nhập, kiểm tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng hàng nông sản một cách thành thạo.