9. Cơ cấu của luận văn
1.3. Nội dung chính sách ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
1.3.2. Chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng
Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ cao cũng xác định vốn ngân sách nhà nước được bố trí cho xây dựng VƯDN công nghệ cao (Điều 9, khoản d). Đáng chú ý là việc quy định các quỹ đầu tư mạo hiểm được phép đầu tư vào các hoạt động ươm tạo công nghệ cao và được hưởng lợi ích từ các hoạt động đầu tư. Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào khu công nghệ cao và tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao trong nước (Điều 19).
Về hỗ trợ tín dụng, các nhà đầu tư có dự án đầu tư tại khu Công nghệ cao được xem xét cho vay tín dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành và được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp xuất khẩu sản phẩm (Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các khu Công nghệ cao).
1.3.3. Chính sách thuế, đất đai đối với hoạt động ươm tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp
Về chính sách thuế, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, được giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất (Khoản 8, Điều 44, Luật chuyển giao công nghệ). Các tổ chức, cá nhân ươm tạo doanh nghiệp tại VƯDN nằm trong khu công nghệ cao được Ban quản lý khu công nghệ cao hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, xưởng, cung cấp thông tin miễn phí, được cung cấp các dịch vụ kinh doanh với điều kiện ưu đãi và được hỗ
trợ để vay vốn tại các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư (Khoản 2, Điều 20, Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993).
Theo Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các Khu công nghệ cao, thị nhà đầu tư có dự án đầu tư tại các Khu công nghệ cao được:
- Hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;
- Miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp án dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập;
- Chính sách một giá trong thuê đất trực tiếp từ Ban quản lý khu công nghệ cao;
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Miễn tiền thuê đất thực hiện dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ hoặc đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao theo quy định của Chính phủ.
1.3.4. Chính sách về thương mại hóa sản phẩm và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định: Chính phủ khuyến khích việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ” để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp (Điều 4, khoản 4). Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 khẳng định rõ hơn: Nhà nước
khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ (Điều 14). Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao được áp dụng chính sách một giá về dịch vụ công do Nhà nước quy định,…
Về quyền sở hữu trí tuệ, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản, lợi nhuận, quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động tại Khu công nghệ cao (Khoản 3, Điều 4, Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ cao).
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ƢƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về ƣơm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1.1. Ươm tạo doanh nghiệp tại Việt Nam
Ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây vẫn còn tình trạng bảo hộ, độc quyền trong nhiều lĩnh vực làm cho các DN chưa phải chịu áp lực cạnh tranh cao, chưa buộc phải đổi mới công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thay vì phải đổi mới công nghệ, các DN muốn tìm kiếm những ưu đãi của Nhà nước, những lợi nhuận siêu ngạch do một vài chính sách bảo hộ mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập do sức ép cạnh tranh mạnh trên thị trường buộc các DN phải thay đổi nhận thức về công nghệ và sức mạnh của việc đổi mới công nghệ. Tạo ra một thời cơ mới cho sự phát triển về công nghệ và DNKHCN.
Cùng với sự ra đời của Luật Khoa học công nghệ kết hợp với hỗ trợ của Nhà nước, trong những năm trở lại đây đã có nhiều chính sách tập trung vào đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Để góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về DNKHCN. Các chính sách này đã có những tác động tích cực nhất định đối với việc thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ở nước ta. Một số viện nghiên cứu đã thành công trong chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường công nghệ cũng thể hiện nỗ lực của Chính phủ nhằm đẩy mạnh quá tr nh thương mại hoá kết quả nghiên cứu
từ các tổ chức, viện, trường và các DN khoa học. Tạo cơ hội cho thị trường công nghệ và DNKHCN phát triển.
Theo số liệu thống kê tại Hội thảo “Xây dựng chính sách hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ” ngày 26/3/2015, tại Việt Nam chỉ có 10 VƯDN và VƯDN công nghệ đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do một số khó khăn nên 2 vườn ươm đã ngừng hoạt động (Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ FPT, Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ Tinh Vân). Vì vậy, chỉ còn 8 vườn ươm đang hoạt động, bao gồm: (1) Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội (gọi tắt là HBI) - Vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội, (2) Trung tâm ươm tạo công nghệ cao Hòa Lạc (HBI), (3) Vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý (CRC) thuộc Đại học Bách Khoa (Hà Nội), (4) Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Sài Gòn (gọi tắt là SHBI), (5) Vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ - Trường đại học Bách khoa TP. HCM, (6) Vươn ươm doanh nghiệp phần mềm Quang Trung (SBI), (7) Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ - Đại học Nông Lâm Tp. HCM (TBI), và (8) Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao - Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP. HCM.
Hầu hết các VƯDN tại Việt Nam thời gian hoạt động chưa được lâu (nhiều nhất là khoảng 8 năm), vì vậy việc đánh giá tổng thể tính hiệu quả của từng mô hình vườn ươm theo mức độ đạt được còn quá sớm. Cho đến hiện nay, có rất ít VƯDN thực hiện việc đánh giá các hoạt động ươm tạo một cách bài bản. Ngoài 2 vườn ươm được EU tài trợ là Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội và Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm Quang Trung được các chuyên gia quốc tế đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động trong thời gian tài trợ. Vườn ươm CRC của Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc (HBI) cũng thực hiện tổng kết sơ bộ và công bố rộng rãi kết quả hoạt động sau một vài năm hoạt động ban đầu. Các vườn ươm còn lại, do thời gian hoạt động chưa lâu,
nên mới chỉ được đánh giá sơ bộ trong nội bộ hoặc chưa thực hiện đánh giá kết quả hoạt động.
Dựa trên kết quả nghiên cứu tìm hiểu thực tế của người nghiên cứu, có thể đánh giá tổng quát các vườn ươm đang hoạt động tại Việt Nam về các tiêu chí sau:
Về chủ sở hữu, các VƯ trên có thể chia thành 4 nhóm, cụ thể là: (i) các VƯ của các doanh nghiệp tư nhân (đã ngừng hoạt động); (ii) các vườn ươm đặt tại các trường đại học (VƯ 3, 5 và 7); (iii) vườn ươm của Nhà nước (Bộ Khoa học và Công nghệ) (VƯ 2) và 02 vườn ươm trực thuộc Ban quản lý KCN cao (VƯ 5 và 8); (iv) và VƯ do các địa phương quản lý (UBND) với sự tài trợ chính của tổ chức quốc tế là EU (VƯ 1 và 6).
Về mục tiêu hoạt động, phần lớn các vườn ươm hoạt động không vì lợi nhuận (8 vườn ươm do Bộ KH&CN, UBND Thành phố HCM, Hà Nội và các trường Đại học quản lý), chỉ có số ít (2 VƯ) của các doanh nghiệp (tập đoàn) hoạt động vì lợi nhuận nhưng đến nay đã ngừng hoạt động.
Điều đáng lưu ý nữa là một số vườm ươm thời gian đầu mới thành lập hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn ví dụ: HBI và SBI và đến nay đã chuyển sang hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu và các vườn ươm khác cũng hoạt động theo mô hình như vậy (chẳng hạn, Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (CNC) hoặc Trung tâm ươm tạo CNC Hoà Lạc hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu và trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. Tuy nhiên, mô hình này dự kiến chỉ giới hạn trong thời kỳ ban đầu tối đa là 5 năm, sau đó vườn ươm phải có khả năng tự cân đối các chi phí hoạt động).
Về trình độ công nghệ và lĩnh vực ươm tạo của cá nhân/doanh nghiệp được ươm tạo, phần lớn các vườn ươm là VƯDN công nghệ cao và thông thường (ví dụ, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ nano; chăm sóc sức khoẻ công nghệ cao... Phổ biến nhất vẫn là công nghệ phần mềm (Bảng1) với
công nghệ trung bình. Vườn ươm chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội có thể được coi là VƯDN truyền thống (ngành); Vườn ươm của Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và CRC - ĐH Bách Khoa Hà Nội có thể coi là vườn ươm hỗn hợp (chủ yếu hỗ trợ dịch vụ công nghệ cao, song cũng có một số lĩnh vực công nghệ trung bình) và các dịch vụ phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, sự phân loại này cũng mang tính tương đối, do có một số vươn ươm chưa thực sự đi vào hoạt động.
Về vị trí hoạt động/tọa lạc, các vườn ươm có sự phân bổ tương đối đồng đều tại 2 thành phố là trung tâm kinh tế - chính trị của Việt Nam là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể là: 3 VƯ đặt tại 3 trường Đại học: Bách khoa TP Hà nội, Bách Khoa TP Hồ Chí Minh và ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh (1 VƯ hỗn hợp và 2 VƯ công nghệ cao); 3 VƯ công nghệ cao đặt tại 2 Khu công nghệ cao (1 Vườn ươm tại khu CNC Hoà Lạc và 2 Vườn ươm tại khu CNC TP.HCM); và 2 VƯ có tính chuyên môn hoá cao (phần mềm và thực phẩm, do EU tài trợ) đặt tại các khu công nghệ cao/khu công nghiệp chuyên dụng (SBI đặt tại công viên phần mềm Quang Trung; HBI đặt tại khu công nghiệp thực phẩm Hapro). Hầu hết các vườn ươm kể trên được đặt trong thành phố hoặc ngoại ô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Về diện tích thiết kế, các vườn ươm Việt Nam dường như không quá bé so với các tiêu chí (doanh nghiệp, kinh tế,...) khác khi so sánh trên bình diện quốc tế. Diện tích của các vườn ươm hoạt động không vì lợi nhuận dao động từ 800 m2 đến 10.000 m2. Trong khi đó, trên thế giới, theo InfoDev Incubator Center (WB), diện tích các VƯ dao động từ 1.500 m2 ở một số nước như Austrailia, đến 3-4.000 m2 ở châu Âu, Mỹ và hơn 10.000 m2 tại Trung Quốc). Điều này có thể đảm bảo hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cho các VƯ tại Việt Nam.
Về các đối tượng ươm tạo: Đối tượng của các vườn ươm là các cá nhân (sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, chẳng hạn CRC), nhà doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh/dự án kinh doanh khả thi trong lĩnh vực công
nghệ liên quan, muốn thành lập doanh nghiệp công nghệ, phát triển và thương mại hoá ý tưởng và sản phẩm công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên (thường đối với vườn ươm các trường đại học) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới khởi nghiệp; doanh nghiệp trẻ; đối tác chiến lược, và hoạt động trong những ngành/lĩnh vực ưu tiên của vườn ươm (chẳng hạn, đối với SBI là công nghiệp phần mềm) có kế hoạch kinh doanh khả thi và có khả năng kinh doanh.
Về các nhóm dịch vụ và nguồn lực của vườn ươm mà tất cả các doanh nghiệp tham gia vườn ươm đều được hưởng (nhờ vai trò của vườn ươm trong cung cấp tiện ích, dịch vụ tư vấn kinh doanh và môi giới với các đối tượng có liên quan) đó là:
(i) Được sử dụng các thiết bị, thiết bị chuyên dụng, ví dụ: thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm (của HBI), bảo quản phần mềm nhiệt độ thấp (SBI); phòng thí nghiệm, văn phòng chất lượng cao; dịch vụ đào tạo, tư vấn về kinh doanh, kỹ thuật - công nghệ (nội bộ và từ bên ngoài);
(ii) Có các cơ hội trao đổi các ý tưởng công nghệ và kinh doanh, liên kết phát triển kinh doanh với các đối tác trong và bên ngoài vườn ươm, qua đó, mở rộng mạng lưới các đối tác để mở rộng hoạt động (phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường);
(iii) Tiếp cận dễ hơn vốn đầu tư ban đầu và tăng vốn mở rộng đầu tư; (iv) Các dịch vụ phát triển kinh doanh (thậm chí có mô hình một cửa trong đăng ký kinh doanh (ví dụ, tại HBI, SBI),… kết hợp với các tiện ích, nguồn nhân lực sẵn có tại địa điểm hoạt động của vườn ươm (chẳng hạn, trường đại học bách khoa, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp,….) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Về qui trình ươm tạo:Nhìn chung đối với tất cả các vườn ươm, để được tiếp nhận và kết thúc ươm tạo ở các vườn ươm, các cá nhân, doanh nghiệp phải trải qua một quy trình tuyển chọn. Các doanh nghiệp được ươm tạo đều
phải trải qua các giai đoạn dưới đây, tuy nhiên các nội dung của từng giai đoạn của từng vườn ươm ít nhiều có sự khác nhau:
1)Giai đoạn thu thập thông tin;
2)Giai đoạn kiểm tra tính hợp lệ (tuyển chọn); 3) Giai đoạn tiền ươm tạo;
4) Giai đoạn ươm tạo;
5) Giai đoạn kết thúc ươm tạo; 6) Giai đoạn sau ươm tạo.
Hiện nay, ở Việt Nam, quy trình từ gia nhập đến kết thúc ươm tạo kéo dài từ 1 đến 3 năm phụ thuộc vào lĩnh vực ươm tạo và mô hình ươm tạo của từng vườn ươm.
Về mô hình VƯDN: phụ thuộc nhiều vào tổ chức sở hữu (chủ quản) và nhà tài trợ vườn ươm. Do phụ thuộc vào công ty mẹ, các VƯ thuộc doanh nghiệp tư nhân (hoạt động vì lợi nhuận) thường có cơ cấu đơn giản và có số lượng các thành phần liên quan (stakeholder) ít nhất. Các công ty mẹ tự xây