- Sản lượng thịt hơ
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
- Mục tiêu của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa lớn nhằm đem lại lợi nhuận cao. Hơn nữa, các sản phẩm hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản có đặc điểm là sản phẩm tươi sống, khó vận chuyển, khó bảo quản. Thời gian và chất lượng vận chụyển, bảo quản có ảnh hưởng đến giá cả và thu nhập của trang trại. Hiện nay
trên phạm vi cả nước, cũng như địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sản phẩm của trang trại là cần thiết, và cấp bách, chứ không phải dừng lại ở tình trạng tự cung, tự cấp như của kinh tế nông hộ.
Do vậy, để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại, cần:
Trước hết, các trang trại cần phải nắm bắt nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó
phân tích tiềm năng, lợi thế của trang trại để tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, có như vậy, sản phẩm sản xuất ra mới dễ tiêu thụ.
Thứ hai, chú ý sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao (độ đồng đều
của sản phẩm, độ an toàn về các chất tồn dư trong sản phẩm...). Trên cơ sở đó đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của trang trại. Bởi lẽ, trong điều kiện kinh tế thị trường, khách hàng thường xuyên quan tâm tới chất lượng sản phẩm, do đó các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng mới bán và bán được với giá cao.
Thứ ba, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cần hỗ trợ về
thông tin thị trường cho các trang trại. Bởi những thông tin này sẽ giúp chủ trang trại quyết định phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cần hỗ trợ các trang trại trong việc đăng ký và bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Việc bảo vệ thương hiệu sản phẩm trên tất cả các khâu từ duy trì chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất đến kiểm tra, giám sát chống sự thâm nhập của các sản phẩm cùng loại chưa được kiểm dịch, hoặc không có cùng nguồn gốc xuất xứ, có hệ thống bao bì đủ tiêu chuẩn bảo vệ chất lượng sản phẩm, tăng tính hấp đẫn khuyến khích khách hàng tiêu thụ và phân biệt dễ dàng sản phẩm có thương hiệu với các sản phẩm khác.
Thứ tư, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng
nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cần tổ chức tốt hệ thống lưu thông nông sản trên địa bản Tỉnh. Cụ thể là:
- Tạo điều kiện cho tư thương tham gia lưu thông với các biện pháp như cung cấp thông tin về sản xuất, tạo sự thông thoáng cho các phương tiện vận tải của tư thương đến mua hàng...
- Nghiên cứu tổ chức các hợp tác xã làm chức năng tiêu thụ nông sản cho các trang trại. Việc hình thành các hợp tác xã phải xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện và nhất thiết từ yêu cầu của thực tiễn, với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của các trang trại.
- Hình thành các tổ chức hiệp hội sản xuất theo các địa phương để liên kết với nhau, bảo vệ nhau trong tiêu thụ nông sản. Hiệp hội sản xuất, tiêu thụ theo các sản phẩm là xu hướng liên kết tất yếu của nông dân trong nền kinh tế thị trường…
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tìm đầu ra, tham gia chế biến và tiêu thụ nông sản cho trang trại, đặc biệt là tiêu thụ nông sản trong vụ thu hoạch tập trung bằng các biện pháp về tạo mở các điều kiện pháp lý và các điều kiện kinh tế để các thành phần kinh tế này hoạt động.