Các yếu tố sản xuất của trang trạ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 44)

- Kinh tế tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển.

2.2.3. Các yếu tố sản xuất của trang trạ

2.2.3.1. Tình hình sử dụng đất của trang trại

Đất là nguồn tài nguyên vô giá của sự sống. Đối với phát triển kinh tế trang trại cũng vậy, đất đai là yếu tố đầu tiên, quyết định đến quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại. Qua khảo sát chúng ta thấy được tình hình đất đai và sử dụng đất trong các trang trại như sau: (xem biểu 6)

Biểu 6. Tình hình sử dụng đất của trang trại (đơn vị: ha) STT Xã, thị trấn Tổng số trang trại Đất đang sử dụng Tổng số đất đang sử dụng Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp DT nuôi trồng thủy sản Đất khác Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm 1 Hợp Hòa 12 9,5 2 0 3 4 0,5 2 Hoàng Hoa 46 14 5 4 4 0 1 3 Đồng Tĩnh 8 4,3 2 0 2 0 0,3 4 Kim Long 35 23,2 3 14 5 0 1,2 5 Hướng Đạo 19 7,55 0,12 0,03 6,4 0 1 6 Đạo Tú 19 7,5 2 3 0 2 0,5 7 An Hòa 5 6,7 5,4 0,3 0,4 0 0,6 8 Thanh Vân 70 25 10 8 1 4 2 9 Duy Phiên 13 33 18 4 0 10 1 10 Hoàng Đan 2 1,1 1 0 0 0 0,1 11 Hoàng Lâu 14 53 18 10,8 0 23 1,2 12 Vân Hội 1 0,86 0,5 0,1 0 0,2 0,06 13 Hợp Thịnh 3 6,1 4,6 0,3 0 1 0,2 Tổng: 247 191,81 71,62 (37,5%) 44,53 (23%) 21,8 (11%) 44,2 (23,5%) 9,66 (5%) Bình quân: 19 14,6 5,5 3,4 1,67 3,4 0,74

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài năm 2016)

Bình quân chung về đất sử dụng trong phát triển kinh tế trang trại của các xã là 14,6 ha, tuy nhiên có những xã có đất sử dụng cho mục đích trang trại tương đối lớn như: Hoàng Lâu (53ha), Duy Phiên (33 ha), Kim Long (23,2 ha); bên cạnh đó có những xã đất sử dụng cho trang trại không nhiều thấp hơn mức trung bình của huyện như: Hoàng Đan (1,1 ha), Vân Hội (0,86 ha), Hợp Thịnh (6,1 ha) những xã này ít đất sử dụng cho mục đích trang trại; vì hạn chế về diện tích đất nên có rất ít số lượng trang trại trên các xã. Tuy nhiên một số xã khác có nhiều trang trại trên địa bàn nhưng quỹ đất cho sử dụng trang trại cũng chưa cao bằng mức trung bình của huyện như: Hợp Hòa (9,5 ha), Hướng Đạo (7,55 ha), Đạo Tú (7,5 ha).

Điều đó cho thấy cơ cấu đất đai của trang trại phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tự nhiên của địa phương và hướng phát triển kinh doanh của chủ trang trại.

- Đất nông nghiệp: Qua khảo sát cho thấy tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm khoảng 60,5% tổng diện tích đất canh tác tương đương 116,15 ha đất của huyện. Do vậy tỷ trọng đất nông nghiệp tương đối cao, tuy nhiên tỷ trọng đất nông nghiệp không đồng đều giữa các xã, tập trung ở một số xã như: Hoàng Lâu (28,8 ha), Duy Phiên (22 ha), Thanh Vân (18 ha); Còn một số xã có tỷ trọng đất nông nghiệp không cao như: Hợp Hòa (2 ha), Đồng Tĩnh (2 ha), Hoàng Đan (1 ha).

Diện tích đất nông nghiệp lại được chia làm 2 loại chủ yếu:

+ Diện tích cây hàng năm của huyện đạt 71,62 ha chiếm 37,5% tổng số đất đang sử dụng của trang trại. Nhiều nhất là xã: Duy Phiên (18 ha), Hoàng Lâu (18 ha), Thanh Vân (10 ha) ít nhất là xã Hướng Đạo 0,12 ha.

+ Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện cũng tương đối cao 44,53 ha (chiếm 23%), trong đó nhiều nhất là xã: Kim Long (14 ha), Hoàng Lâu (10,8 ha), Thanh Vân (8 ha). Tuy nhiên một số xã không có trang trại nào sử dụng đất vào mục đích trồng cây lâu năm như thị trấn Hợp Hòa, xã Đồng Tĩnh, xã Hoàng Đan đều là 0 ha.

- Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 21,8 ha chiếm 11% diện tích đất phục vụ cho trang trại. Các xã: Hướng Đạo, Hoàng Hoa là các xã vùng núi nên tỷ trọng đất phục vụ cho mục đích lâm nghiệp rất cao: Hướng Đạo là 6,4 ha, Hoàng Hoa: 4ha; trong khi đó đất lâm nghiệp trung bình của huyện 1,67 ha. Tuy nhiên bên cạnh đó có những xã không có diện đất lâm nghiệp như: Đạo Tú, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Vân Hội, Hợp Thịnh.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong các trang trại của huyện là 44,2 ha (chiếm 23,5%). Xã: Hoàng Lâu và Duy Phiên là hai xã có diện tích nuôi trồng thủy sản trong các trang trại chiếm tỷ lệ rất lớn: Hoàng Lâu (23 ha), Duy Phiên (10 ha) cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của huyện là 3,4 ha. Bên cạnh đó cũng có một số xã không có diện tích nuôi trồng thủy sản như: Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh, Hướng Đạo, Hoàng Đan đều là 0 ha.

- Đất khác: Với tổng diện tích cả huyện là 9,66 ha chiếm 5% tổng số đất đang sử dụng của trang trại. Trong đó xã Thanh Vân (2 ha), xã Kim Long (1,2 ha) xã Hoàng Hoa (1 ha) là những xã có diện tích đất khác nhiều nhất. Mục đích của đất khác chủ yếu để xây dựng chuồng, trại và làm lối đi đến các khu chăn nuôi của các trang trại do vậy mà diện tích đất khác không nhiều.

2.2.3.2. Lao động của trang trại

Lao động trong các trang trại là một trong những nhân tố phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của trang trạị. Tình hình sử dụng lao động các các trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương như sau: (xem biểu 7)

Biểu 7. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại (đơn vị: người) STT Xã, thị trấn Tổng số

lao động

Lao động thường xuyên của trang trại

Lao động của chủ hộ Lao động thuê ngoài

1 Hợp Hòa 36 24 12 2 Hoàng Hoa 102 102 0 3 Đồng Tĩnh 22 16 6 4 Kim Long 95 81 14 5 Hướng Đạo 121 42 79 6 Đạo Tú 45 45 0 7 An Hòa 22 22 0 8 Thanh Vân 161 142 19 9 Duy Phiên 36 32 4 10 Hoàng Đan 3 3 0 11 Hoàng Lâu 87 27 60 12 Vân Hội 4 1 3 13 Hợp Thịnh 10 6 4 Tổng số 744 543 (73%) 201 (27%) Bình quân 3 2 1

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài năm 2016 )

Biểu 8: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng lao động của các trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương

Qua khảo sát cho thấy, tổng số lao động của 247 trang trại là 744 người, bình quân mỗi trang trại có 3 lao động thường xuyên. Trong đó chủ yếu tận dụng lao động của chủ hộ với 543 người/247 trang trại (bình quân 2 người/1 trang trại);

số lao động thuê ngoài của các trang trại không nhiều, 201 người/247 trang trại (bình quân khoảng 1 người/1 trang trại) (xem biểu 7), lao động thuê ngoài thường là dân địa phương quen biết, trình độ thấp, làm những công việc nặng nhọc. Việc thuê mướn lao động thuần túy chỉ thông qua thỏa thuận miệng giữa chủ trang trại và người làm thuê. Ngoài tiền công ra người lao động không được hưởng thêm một chế độ nào khác.

Thu nhập bình quân của 1 lao động thuê ngoài trong các trang trại thường dao động từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều so với lao động làm việc trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc đơn giản như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn…có ít lao động đảm nhiệm được các khâu công việc yêu cầu trình độ kỹ thuật như: chọn con giống con, kỹ thuật chăn nuôi…Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông thôn, nông nghiệp nói chung và cho kinh tế trang trại nói riêng.

Bên cạnh đó tình hình sử dụng lao động của các trang trại ở các xã trên địa bàn huyện không giống nhau. Có những xã sử dụng rất nhiều lao động thuê ngoài như: Hướng Đạo 79 lao động, Hoàng Lâu với 60 lao động, Thanh Vân 19 lao động. Mặc dù những xã này có nhiều lao động thuê ngoài nhưng không phải trang trại nào cũng có lao động thuê ngoài mà vẫn chủ yếu dựa vào lao động của chủ hộ: xã Hướng Đạo có 19 trang trại trong đó 16 trang trại sử dụng lao động của gia đình, còn 3 trang trại sử dụng lao động thuê ngoài, riêng trang trại của ông Đào Xuân Hải, thôn Dộc Linh sử dụng tới 60 lao động thuê ngoài; hay xã Hoàng Lâu có 13 trạng trại thì có 9 trang trại không sử dụng lao động thuê ngoài, còn 4 trang trại sử dụng lao động thuê ngoài trong đó gia đình ông Trần Văn Thu, thôn Vỏ có tới 42 lao động thường xuyên trong đó sử dụng 40 lao động thuê ngoài, hay gia đình ông Trần Văn Khang, thôn Vườn Chùa có 18 lao động thì cũng sử dụng 16 lao động thuê ngoài, đây là một trong các gia đình có sử dụng nhiều lao động thuê ngoài nhất của huyện.

Còn những xã khác có sử dụng lao động thuê ngoài nhưng không nhiều như: Hợp Hòa 12 lao động, Đồng Tĩnh 6 lao động, Kim Long 14 lao động…Có những xã phát triển kinh tế trang trại chủ yếu dựa vào lao động thường xuyên của chủ hộ mà không có lao động thuê ngoài như: Hoàng Hoa, Đạo Tú, An Hòa, Hoàng Đan đây là các xã sử dụng lao động của chủ hộ 100%, trung bình mỗi trang trại này có 2 lao động thường xuyên, riêng trang trại của ông Bùi Văn Thịnh, thôn 4 xã Hoàng Hoa có 4 lao động thường xuyên của chủ hộ, gia đình ông Nguyễn Xuân Thủy, thôn 6 xã Hoàng Hoa sử dụng 5 lao động thường xuyên của chủ hộ hay gia đình ông Bùi Văn Công, thôn Hương Đình xã An Hòa sử dụng 4 lao động thường xuyên của chủ hộ, đây là những gia đình sử dụng tương đối nhiều

lao động của chủ hộ trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương. Thông qua phân tích số liệu về tình hình sử dụng lao động trong phát triển kinh tế trang trại, nhóm nghiên cứu nhận thấy phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng để cải thiện tình hình đời sống và kinh tế của các gia đình. Tuy nhiên các trang trại này mới chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động của gia đình (2 lao động thường là vợ chồng cùng làm) mà chưa giải quyết được nhiều việc làm cho các lao động khác trong huyện. Như vậy về giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động thông qua phát triển kinh tế trang trại của huyện là chưa cao.

2.2.3.3. Vốn sử dụng trong phát triển kinh tế trang trại

Vốn đầu tư là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thu nhập, hiệu quả của phát triển kinh kinh tế trang trại. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương được thể hiện như sau: (xem biểu 9)

Biểu 9. Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương (đơn vị: triệu đồng; %)

STT Xã, thị trấn Tổng số trang trại Tổng nguồn vốn Vốn cố định Vốn lưu động

Số lượng cấuCơ lượngSố cấuCơ lượngSố cấuCơ

1 Hợp Hòa 12 18.570 100 12.536 67 6.034 33 2 Hoàng Hoa 46 40.346 100 30.125 75 10.221 25 3 Đồng Tĩnh 8 15.780 100 10.483 66 5.297 34 4 Kim Long 35 40.245 100 32.563 81 7.682 19 5 Hướng Đạo 19 42.576 100 27.548 65 15.028 35 6 Đạo Tú 19 16.870 100 10.125 60 6.745 40 7 An Hòa 5 3.987 100 2.134 54 1.853 45 8 Thanh Vân 70 70.163 100 54.236 77 15.927 23 9 Duy Phiên 13 14.765 100 10.365 70 4.400 30 10 Hoàng Đan 2 1.123 100 935,8 83 187,2 17 11 Hoàng Lâu 14 114.345 100 70.532 62 43,813 38 12 Vân Hội 1 3.456 100 1.892 55 1.564 45 13 Hợp Thịnh 3 2.078 100 1.389 67 689 33 Tổng số 247 384.304 100 263.928 69 120.376 31 Bình quân 1.555,8 1.068,5 487,3

Qua bảng khảo sát trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy: vốn bình quân của một trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương có mức đầu tư là 1.555,8 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 1.068,5 triệu đồng chiếm 69%, vốn lưu động là 487,3 triệu đồng chiếm 31%. Tuy nhiên mức độ vốn đầu tư của các xã trên địa bàn huyện không giống nhau, có những xã vốn cố định của chủ trang trại rất cao trên 70% như (Duy Phiên 70%; Hoàng Hoa 75%; Thanh Vân 77% hay xã Hoàng Đan 83%; Kim Long 81%), ngược lại có những xã vốn cố định chiếm tỷ lệ không cao thì vốn lưu động của các xã này lại tương đối lớn như: Hướng Đạo 35%, Hoàng Lâu 38%, Đạo Tú 40%.

- Nguồn vốn của các trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương: (xem biểu 10)

Biểu 10. Nguồn vốn của trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương (tính bình quân trên một trang trại)

Nguồn vốn Tổng số Cơ cấu (%)

Tổng 1.555,8 100

Vốn tự có 1.125 72

Vốn vay ngân hàng 311 20

Vốn khác 119,8 8

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài năm 2016)

Bình quân một trang trại có vốn đầu tư khoảng 1.555,8 triệu đồng trong đó nguồn vốn được hình thành từ vốn tự có của chủ trang trại là chính, chiếm tới 72%. Nhìn chung các chủ trang trại đều có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, việc giải quyết các thủ tục vay vốn còn kéo dài. Do đó nguồn vốn các trang trại vay từ ngân hàng và các tổ chức là chưa cao 311 triệu đồng chỉ chiếm 20% trong tổng số vốn của trang trại. Ngoài ra còn một phần nhỏ nguồn vốn các trang trại vay từ các nguồn khác: từ các cá nhân, anh em họ hàng, nguồn vốn này chỉ chiếm 8% trong tổng số vốn của trang trại.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w