2.3.1 .Đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc
3.4. Tiểu kết 73
Việc phân tích các nghĩa vị và mô hình hoá cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng biểu thị các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin giúp chúng ta có được một cái nhìn khái quát về đặc trưng ngữ nghĩa của các từ ngữ này trong tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó có thể thấy được “xu hướng ưa thích” dùng đặc trưng nào để miêu tả các sự vật, hiện tượng thuộc phong tục cưới xin của từng dân tộc. Có thể nhận thấy rằng, người Việt có “xu hướng” chủ quan hoá trong việc nhìn nhận các sự vật, hiện tượng này.
Bên cạnh đó, dựa vào các sơ đồ ngữ nghĩa của các tiểu trường, chúng ta có thể nhận thấy được những chỗ còn thiếu sót trong việc giải nghĩa của các từ ngữ. Điều này rất thiết thực đối với công tác biên soạn từ điển. Chẳng hạn: “quả” - một vật thường có trong các lễ ăn hỏi, trong từ điển giải thích như sau: đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn, có nắp đậy. Với việc giải thích như vậy, người đọc sẽ không thể thấy được sự khác biệt của nó so với những vật dụng hàng ngày. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm nghĩa vị “màu sắc” và nghĩa vị “phong tục văn hoá”. Có thể định nghĩa như sau: quả - đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên ngoài sơn son thếp
vàng, bên trong chia thành nhiều ngăn, có nắp đậy, thường được dùng trong
lễ ăn hỏi hoặc dẫn cưới.
Ngoài ra, trong phần đặc điểm ngữ nghĩa này, vấn đề nghĩa biểu trưng trong lối nói so sánh ở thành ngữ, tục ngữ, ca dao cho ta nhận diện rõ hơn về cách tư duy của người Việt.
KẾT LUẬN
Qua phần trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra một vài kết luận như sau về đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa của tên gọi các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin của người Việt và người Anh.
1. Có thể khẳng định rằng giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Chính vì vậy, muốn thấy được văn hoá và tư duy của một dân tộc, người ta có thể tìm hiểu ngôn ngữ của dân tộc đó.
Trong ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa – dân tộc được phản ánh rõ nét qua ý nghĩa của từ , trong “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, cách định danh ngôn ngữ và nghĩa biểu trưng.
2. Về đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc, phần lớn những từ ngữ biểu thị nghi thức cưới xin trong tiếng Việt là có nguồn gốc Hán bởi Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá hôn nhân Trung Quốc rất sâu sắc. Tuy nhiên, định danh về lễ vật và lễ phục chủ yếu lại là những từ ngữ thuần Việt. Chính điều này đã tạo nên bản sắc văn hoá của riêng người Việt.
Còn những từ ngữ vay mượn biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Anh chiếm 50% và phần lớn là có nguồn gốc từ tiếng Pháp và Latinh.
Như vậy, giống với nhiều dân tộc khác, tiếng Việt và tiếng Anh cũng có vay mượn nhưng là sự vay mượn một cách có chọn lựa, có ý thức và tiểu trường vay mượn nhiều nhất trong hai ngôn ngữ là tiểu trường “nghi lễ” (tiếng Việt: 55%, tiếng Anh: 72%) .
Do đặc điểm trên nên ở hiện tượng đồng nghĩa của định danh các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin chủ yếu là đồng nghĩa giữa tên gọi do vay mượn.
Đồng thời để định danh người Việt chủ yếu lựa chọn đặc trưng quan hệ và vị trí, thứ bậc. Kết quả này góp phần chứng tỏ rằng người Việt rất chú
trọng tới tôn ti trật tự cũng như các mối quan hệ trong gia đình. Điều này cũng được thể hiện rõ ở việc chỉ ra các nghĩa vị đặc trưng trong lời định nghĩa của các từ ngữ biểu thị các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin của người Việt.
3.Về đặc điểm ngữ nghĩa của tên gọi các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin của người Việt, sự phân tích các nghĩa vị và mô hình hoá cấu trúc ngữ nghĩa của các từ ngữ biểu thị các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin ở phần trên giúp chúng ta có được một cái nhìn khái quát về đặc trưng ngữ nghĩa của các từ ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó có thể thấy được “xu hướng ưa thích” dùng đặc trưng nào để miêu tả các sự vật, hiện tượng thuộc phong tục cưới xin. Và có thể nhận thấy rằng, người Việt có “xu hướng” chủ quan hoá trong việc nhìn nhận các sự vật hiện tượng này.
Ngoài ra, dựa vào sơ đồ ngữ nghĩa của từng tiểu trường từ vựng, chúng ta có thể nhận thấy được những chỗ còn thiếu sót trong việc giải nghĩa của các từ ngữ. Điều này rất thiết thực đối với công tác biên soạn từ điển. Chẳng hạn, cần bổ sung những nét nghĩa văn hoá trong lời giải thích một số tên gọi, điều mà hiện nay trong từ điển tiếng Việt chưa được nêu đầy đủ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã góp thêm chứng cứ khẳng định những điều kết luận đã được Nguyễn Đức Tồn nêu trong chuyên khảo của mình dựa trên các trường từ vựng- ngữ nghĩa khác như: tên gọi động vật, thực vật, bộ phận cơ thể,....
Điều này cũng chứng tỏ các kết luận được tác giả rút ra mang tính phổ quát và đại cương. Đó là:
- “Những đặc trưng chung thường được các dân tộc lựa chọn để định danh sự vật, dù đó là loại sự vật nào, là hình thức/ hình dạng, kích cỡ, màu sắc, đặc điểm cấu tạo, vai trò/ chức năng. Những đặc trưng khác chỉ được lựa chọn để làm cơ sở định danh tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng đặc thù”[59,195].
- “ Quy luật chung trong sự định danh một phạm vi thế giới khách quan (hay trường từ vựng – ngữ nghĩa) là định danh trực tiếp. Hiện tượng định danh gián tiếp (do chuyển nghĩa) bao giờ cũng chiếm một số lượng không đáng kể trong mỗi trường từ vựng.
Số lượng tên gọi như thế bao giờ cũng ít hơn số tên gọi vay mượn trong mỗi ngôn ngữ. Do đặc điểm loại hình, các đơn vị định danh trong tiếng Việt thường được tạo ra theo kiểu phân tích tính. Bởi thế, chúng thường dễ dàng thấy được lí do hơn so với những ngôn ngữ thường được tạo ra theo kiểu hoà kết, tổng hợp tính.
F. de. Saussure đã phát biểu ý kiến cho rằng: “ (...) Những ngôn ngữ trong đó có tính võ đoán đạt đến mức tối đa thì có tính chất từ vị hơn, còn những ngôn ngữ mà tính võ đoán hạ xuống mức tối thiểu thì có tính chất ngữ pháp hơn”. Đặc điểm định danh của tiếng Việt đã hoàn toàn chứng tỏ tiếng Việt có tính chất ngữ pháp hơn”[59,196].
- “ Có thể dùng phương pháp phân tích thành tố để phân giải lời định nghĩa từ điển của các từ thuộc những trường từ vựng – ngữ nghĩa khác nhau nhằm tìm ra các nghĩa vị khu biệt cùng quan hệ giữa chúng trong cấu trúc ngữ nghĩa chung của từng trường từ vựng. Có thể hình dung sơ đồ cấu trúc ngữ nghĩa chung của mỗi trường từ vựng có vai trò là một cái khuôn (etalon), hay cái mẫu chung, dựa theo đó có thể định nghĩa được một cách đầy đủ, nhất quán ý nghĩa của bất cứ tên gọi nào thuộc về trường ấy. Cấu trúc ngữ nghĩa chung của trường là bất biến thể, còn cấu trúc nghĩa của mỗi từ cụ thể là hình thức tồn tại (hay là sự thể hiện, là biến thể) của bất biến thể đó.
Kết quả phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các trường từ vựng cho phép hình dung sơ đồ cấu trúc chung của từng trường gồm ba vòng tròn đồng tâm tương ứng với ba thành tố nghĩa, trong đó tâm của cấu trúc nghĩa gồm hai vòng tròn tương ứng với hai thành tố I và II, còn ngoại vi của cấu trúc là vòng tròn thứ ba ứng với thành tố nghĩa III.
Thành tố I luôn luôn là siêu nghĩa vị chỉ loại trong tất cả mọi trường từ vựng – ngữ nghĩa. Các thành tố II và III thường có chứa một số nghĩa vị phổ biến, xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trường từ vựng có cấu trúc ngữ nghĩa riêng cho nên một nghĩa vị nào đó có thể cùng xuất hiện ở nhiều trường, song vai trò của nghĩa vị ấy trong từng trường là không như nhau: ở trường này nó là nghĩa vị trung tâm nhưng ở trường kia nó lại là nghĩa vị ngoại vi. Bên cạnh những nghĩa vị chung ấy, mỗi trường lại có nghĩa vị riêng đặc thù”[59,298-299].
Trên đây, là những vấn đề chính đã được trình bày trong phần nội dung. Vì lí do khách quan và chủ quan nên luận văn này còn có rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp để nếu có điều kiện chúng tôi có thể hoàn thiện hơn.
II
Thànhtố
I
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
2. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Huy Cẩn, Mấy vấn đề trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, in trong Ngôn ngữ- Văn hoá- Giao tiếp.
4. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (1974), Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
6. Đỗ Hữu Châu (1977), Thí nghiệm liên tưởng tự do và những liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1.
7. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
9. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.
10.Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục. 11.Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1,
NXB Giáo dục.
12.Nguyễn Từ Chi (1996), Từ định nghĩa của văn hoá, in trong Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 13.Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, NXB Đại học
14.Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục. 15.Nguyễn Dư, Phong tục về cưới xin, http:// chimviet. free.fr.
16.Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
17.Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
18.Hữu Đạt (2000), Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn hoá- thông tin, Hà Nội.
19.Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối liên hệ ngôn ngữ-văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20.Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
21.Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
22.Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23.Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2005), Lược sử Việt ngữ học, tập 1, NXB Giáo dục,Hà Nội.
25.Nguyễn Thị Bích Hà (2004), Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật – Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
26.Hoàng Văn Hành (chủ biên)(2002), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
27.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 28.Nguyễn Quốc Hùng (2001), Một vài đặc điểm đáng lưu ý về tư duy ngôn
29.Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
30.Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2.
31.Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong tiếng Việt, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1.
32.Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đối chiếu ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật tiếng Việt với tiếng Nga, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
33.Nguyễn Thuý Khanh (1995) , Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
34.Vũ Ngọc Khánh-Phạm Minh Thảo-Nguyễn Vũ (2002), Từ điển văn hoá dân gian, NXB Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
35.Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục.
36.Nguyễn Lân (2003), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
37.Trịnh Mạnh (2005), Tiếng Việt lí thú (Cái hay, cái đẹp của từ ngữ tiếng Việt), tập 3, NXB Giáo dục.
38. Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo (2003), Tục cưới hỏi ở Việt Nam, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
39.Hà Quang Năng, Bản sắc văn hoá của người Việt qua các hình thể ngôn từ ẩn dụ trong ca dao Việt Nam, in trong Ngôn ngữ- Văn hoá- Giao tiếp. 40.Hà Quang Năng (2001), Đặc trưng của phép ẩn dụ trong ca dao Việt Nam
(một sự thể hiện bản sắc văn hoá của người Việt qua các hình ảnh ngôn từ ẩn dụ), Tạp chí Ngôn ngữ, số 15.
41.Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hoá, văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Thanh niên.
42.Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
43.Phan Ngọc (2005), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hoá-Thông tin.
44.Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
45.Nguyễn Thu Phương (biên soạn) (2005), Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội.
46.Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp giao văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
47.Robert Lado (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá, Hoàng Văn Vân dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
48.Saussure F. de. (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
49.Nhất Thanh-Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam, NXB Phương Đông.
50.Phan Thuận Thảo (2005), Tìm hiểu phong tục Việt Nam xưa và nay: Tục lệ cưới gả, tang ma của người Việt xưa, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
51.Lý Toàn Thắng (1983), Vấn đề ngôn ngữ và tư duy, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
52.Lý Toàn Thắng (1994), Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
53.Lý Toàn Thắng (2001), Bản sắc văn hoá: thử nhìn từ góc độ tâm lý-ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 15.
54.Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
56. Nguyễn Đức Tồn, Huỳnh Thanh Trà (1994), Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ “ Sự kết thúc cuộc đời của con người”,Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
57. Nguyễn Đức Tồn (1994), Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ , số 3.
58. Nguyễn Đức Tồn (1997), Tư duy ngôn ngữ ở người Việt, Tạp chí Tâm lí học, số 4.
59. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
60. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt, NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
61. Viện Ngôn ngữ học (2007), Từ điển Anh - Việt, NXB Văn hoá Sài Gòn. 62. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
63. Viện Ngôn ngữ học (1991), Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Tân Việt (2005), 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
65. Trần Quốc Vượng(chủ biên) (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục.
66. English Wedding Traditions, http//WeddingDetails.com 67. Etymology Dictionary, http//www.etymonline.com