Vận động nông dân trong cao trào cách mạng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chủ trương vận động nông dân của Đảng trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) (Trang 28 - 37)

1.2.1. Vấn đề nơng dân trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Năm 1929, thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử, chấm dứt thời kỳ tạm ổn định của CNTB (1923 - 1928). Từ đầu năm 1930, Pháp cũng chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng phá hoại nghiêm trọng các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ. Sản lượng công nghiệp giảm 1/3, sản lượng nông nghiệp giảm 2%. Thu nhập quốc dân giảm 1/3. Hàng triệu cơng nhân khơng có việc làm. Hàng chục vạn tiểu thương tiểu chủ bị phá sản. Thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần [53; tr.77].

Để giải quyết cuộc khủng hoảng, đế quốc Pháp trút gánh nặng lên nhân dân chính quốc và nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có Đơng Dương - thuộc địa quan trọng của thực dân Pháp. Nền kinh tế Việt Nam vốn nhỏ bé, kiệt quệ do chính sách

bóc lột của thực dân Pháp, nay lại phải “gồng mình” chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng mà chúng trút lên Việt Nam. Các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng.

Trong nơng nghiệp, lúa gạo là sản phẩm chính xuất khẩu của thực dân Pháp cũng giảm sút rất mạnh. Năm 1929, giá 1 tạ gạo là hơn 11 đồng, năm 1933 còn hơn 3 đồng. Ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều. Diện tích bỏ hoang năm 1933 lên tới 370.000 ha (tăng 170.000 ha so với năm 1930). Đời sống của nông dân cơ cực khôn cùng [62; tr.298]. Bị đế quốc bóc lột thậm tệ, nơng dân cịn chịu sự bịn rút của giai cấp địa chủ phong kiến để bù vào những thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra. Bằng mọi cách, chúng chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Người nông dân phải lĩnh canh với mức tô rất cao, tới hơn một nửa sản lượng. Chính sách tơ thuế tăng cao, người nơng dân bị trói chặt với ruộng đất như số phận của các nông nô trước kia. Năm 1930, có khoảng 70% tổng số ruộng đất của nông dân bị thực dân Pháp và địa chủ chiếm đoạt. Cũng theo thống kê của Pháp, năm 1930, trong 4 triệu hộ nơng dân thì có 1,8 triệu hộ nơng dân khơng có ruộng, cịn q nửa khơng có mảnh đất cắm dùi [53; tr.79]. Đời sống của nhân dân nói chung và nơng dân nói riêng rất bức bối, bần hàn. Mâu thuẫn giữa nhân dân (mà chủ yếu là nông dân) với đế quốc và phong kiến rất gay gắt. Nó là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ một cao trào cách mạng rộng lớn.

Trong lúc này, sự phát triển mạnh của xu hướng vơ sản sau phong trào “vơ sản hóa”, làm phân rã tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng thành ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đơng Dương Cộng sản liên đồn vào mấy tháng cuối năm 1929. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản làm bùng lên ngọn lửa của phong trào cách mạng. Các phong trào quần chúng nổi lên rất mạnh mẽ và bước đầu có sự liên kết rất chặt chẽ. Một mặt, sự ra đời của các tổ chức cộng sản thúc đẩy sự phát triển của phong trào, mặt khác sự tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng của các tổ chức cộng sản làm cho đế quốc có thể lợi dụng để đàn áp phong trào.

Sau khi các tổ chức cộng sản lần lượt ra đời, yêu cầu về việc thống nhất các tổ chức được đặt ra hết sức cấp thiết. Nhận thức được yêu cầu của tình hình, với uy tín và trách nhiệm của mình, Nguyễn Ái Quốc đứng ra thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập ĐCSVN. Ngay tại Hội nghị này, Đảng cũng thơng qua Chính cương

vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt. Tất cả những văn kiện trên hợp

thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh nêu lên những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nơng dân, về vị trí và vai trị của nó trong CMDTDCND.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định con đường GPDT chính là giải phóng

nơng dân “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trên cơ sở đó, Đảng nhận thức rõ việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc với nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến, giành lại ruộng đất cho dân cày, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Đảng khẳng định vấn đề nông dân là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng GPDT ở một nước thuộc địa, nếu giải quyết tốt vấn đề đó thì cách mạng mới thành cơng.

Trong Sách lược vắn tắt, Đảng chỉ rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ phong kiến” [77; tr.3]. Trong Chương trình tóm tắt, Đảng cũng chỉ rõ:

“Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ phong kiến” [77; tr.3-4]. Đảng khẳng định được vai trị to lớn của giai cấp nơng dân trong cách mạng, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nơng dân. Từ đó, Đảng đề ra các khẩu hiệu: “Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo… Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo” [77; tr.3- 2].

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng đề cao vai trị của liên minh cơng

nông, về quyền lợi của họ là không thể thỏa hiệp: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, khơng khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp…” [77; tr.3]; “Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác” [77; tr.4].

Thông qua Cương lĩnh này, quan điểm nổi bật của Hồ Chí Minh: xóa bỏ CNĐQ Pháp, đồng thời xóa bỏ ách áp bức bóc lột phong kiến ở Việt Nam, chống địa chủ phản động; khơng xóa bỏ cá nhân người địa chủ, không chống địa chủ yêu nước và địa chủ không phản quốc, địa chủ thường. Qua đó, thấy rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về đối tượng sẽ bị tịch thu ruộng đất và đối tượng nông dân được chia ruộng đất sau khi chính quyền về tay nhân dân, nước nhà được

độc lập. Chính quyền cách mạng chỉ tịch thu ruộng đất trong tay thực dân và địa chủ phản động; không tịch thu ruộng đất của tất cả địa chủ; còn những người được chia ruộng đất tịch thu là những nơng dân nghèo, những người có hoặc có ít ruộng đất.

Sự ra đời của ĐCSVN không chỉ là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, mà còn là bước ngoặt của phong trào đấu tranh của nông dân:

Vấn đề nông dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất quan hệ trực tiếp tới sự thành bại của cách mạng. Đó cũng là một trong những yếu tố phân định sự khác nhau giữa đường lối cách mạng của Đảng ta với các tổ chức cách mạng thuộc khuynh hướng tư sản. Duy Tân hội, Việt Nam quang phục hội của Phan Bội Châu và Việt Nam quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học đều không đưa vấn đề nơng dân vào phương thức cách mạng của mình [53; tr.594].

1.2.2. Vận động nông dân đấu tranh trong cao trào cách mạng năm 1930

Sau khi Đảng ra đời, một cao trào cách mạng rộng lớn nổ ra. Các tổ chức cơ sở Đảng phát triển sâu rộng trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, nông thôn… Những tổ chức Công hội, Nơng hội, Hội Phụ nữ… làm nịng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng.

Các cuộc đấu tranh của nông dân Nghệ An trong cao trào 1930 - 1931 là nhằm vào các mục tiêu của Đảng nêu ra, được thể hiện bằng các khẩu hiệu cụ thể của các đảng bộ địa phương. Ngày 18-3-1930, Phân cục Trung ương ĐCSVN ở Trung Kỳ đóng ở Vinh kêu gọi nơng dân gia nhập Nơng Hội đỏ, đấu tranh giảm tô, giảm tức, giảm thuế thân, thuế ruộng đất, thuế chợ, thuế đò; bỏ các việc tạp dịch cho địa chủ, quan lại; chia lại ruộng đất công…

Tháng 4-1930, trên cơ sở phong trào đấu tranh của công nhân, Đảng phát động một cao trào cách mạng rộng lớn; tiếp tục đưa cán bộ về các vùng nơng thơn, vào các nhà máy, xí nghiệp… Do đó, ngày 1-5-1930, giai cấp cơng nhân, nơng dân và các tầng lớp khác kỷ niệm ngày Quốc tế lao động bằng nhiều hình thức rầm rộ: treo cờ Đảng, rải truyền đơn, tổ chức mít tinh, biểu tình, tuần hành, thị uy… Khoảng 10.000 nơng dân Đức Hịa (Chợ Lớn), hơn 1.500 nông dân huyện Cao Lãnh (Sa Đéc), hơn 1.000 nông dân huyện Chợ Mới (Long Xuyên) và nông dân các tỉnh Gia

Định, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Mĩ Tho, Thủ Dầu Một biểu tình u cầu bỏ sưu, hỗn thuế.

Tại Trung Kỳ, sáng ngày 1-5, hàng nghìn nơng dân thành phố Vinh - Bến Thủy kéo vào nội thành, phối hợp với cơng nhân tổ chức biểu tình u cầu tăng lương, bớt giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị áp bức trong cuộc bạo động Yên Bái. Cùng ngày, 3.000 nông dân làng Hạnh Lâm, La Mạc, Đức Nhuận (huyện Thanh Chương - Nghệ An) biểu tình kéo đến tên địa chủ kiêm tư sản Ký Viễn, yêu cầu trả lại ruộng đất trâu bị đã cướp đoạt của nơng dân, trả lại đường đã bị hắn chiếm đoạt.

Các chi bộ Đảng ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc và thị xã (Hà Tĩnh) cho rải truyền đơn, treo cờ đỏ, biểu tình yêu cầu giảm thuế thân, giảm tơ, bỏ thuế chợ, thuế đị.

Lần đầu tiên, cơng nơng Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5. Phong trào biểu hiện rõ vai trị lãnh đạo và tính tiên phong của ĐCSVN. Qua phong trào thể hiện được sự đoàn kết các tầng lớp, đặc biệt là sự liên minh hai giai cấp công nhân và nông dân, đội quân chủ lực của cách mạng Việt Nam. Mối liên minh công nông không chỉ đấu tranh yêu cầu những quyền lợi của họ mà còn biểu thị tình đồn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.

Sau các cuộc biểu tình trong tháng 5-1930, phong trào đấu tranh của nông dân lên rất cao. Từ tháng 6 đến cuối năm 1930, phong trào phát triển rộng rãi và rầm rộ, đặc biệt là Trung Kỳ và Nam Kỳ, có nhiều cuộc biểu tình làm cho thực dân Pháp vơ cùng hoảng sợ.

Ngày 1-6-1930, trên 3.000 nông dân các vùng trong huyện Thanh Chương (Nghệ An) họp mít tinh tại chợ Rộ yêu cầu giảm thuế, tri huyện Phan Thanh Kỷ phải chấp nhận yêu cầu của nông dân [53; tr.82].

Tại Thái Bình, nơng dân hai huyện Duyên Hà và Tiên Hưng biểu tình yêu cầu bỏ sưu, giảm thuế, trả tự do cho những người bị bắt [62; tr.300].

Tại Nam Kỳ, mặc dù bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp dã man, nông dân vẫn sát cánh cùng công nhân và các tầng lớp nhân dân đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: ủng hộ công nông Nghệ - Tĩnh, đưa yêu sách giảm sưu, hoãn thuế… Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của nơng dân Hóc Mơn, nông dân các làng Hữu Thạnh, Mỹ

Hạnh và các vùng xung quanh Đức Hịa, nơng dân các làng Tân Tạo, Phú Lâm, Bến Lức (quận Trung Quận, Chợ Lớn)…

Ngày 14-7-1930, khoảng 10.000 nông dân và các tầng lớp nhân dân Cao Lãnh (Sa Đéc) mít tinh kỷ niệm ngày Quốc khánh Pháp (14-7), phản đối chế độ độc tài chuyên chế của chính quyền thuộc địa, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt sau cuộc biểu tình ngày 3-5-1930. Tại Khánh Hịa, dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng và Nơng hội, nhiều cuộc mít tinh biểu tình diễn ra trong tỉnh.

Tại Trung Kỳ, từ tháng 6 đến tháng 8-1930, hàng loạt cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra, tiêu biểu là: 4.000 nông dân huyện Anh Sơn, 600 nông dân huyện Nam Đàn (ngày 1-6), 2.500 nông dân huyện Thanh Chương (ngày 3-6), 300 nông dân huyện Nghi Lộc (ngày 26-6), 300 nông dân huyện Quỳnh Lưu (ngày 13-7), 400 nông dân Đô Lương (ngày 1-8), 1.000 nông dân huyện Can Lộc (ngày 29-8), 500 nông dân Nội Lộc (ngày 29-8), 3.000 nông dân Nam Đàn (ngày 30-8), 1.000 nông dân Hưng Nguyên (ngày 31-8)… đưa yêu sách yêu cầu nhà cầm quyền Pháp và tay sai phải trả tự do cho những người bị bắt, giảm thuế, bỏ sưu...

Sang đến tháng 9, phong trào đấu tranh của nông dân lên đến đỉnh cao. Ngày 1-9- 1930, 20.000 nơng dân Thanh Chương biểu tình u cầu bỏ thuế, giảm thuế, thả tù chính trị. Lính Pháp nổ súng, nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường, phá nhà giam, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh tri huyện. Bọn hào lý địa phương bỏ chạy. Hầu hết các thôn xã thuộc huyện Thanh Chương trong tình trạng khơng có chính quyền. Nhân dân xã Võ Liệt tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã [63; tr.302]. Khẩu hiệu trong các cuộc đấu tranh của nông dân Nghệ An, nông dân Thanh Chương khơng chỉ nhằm vào các lợi ích riêng của nơng dân mà vì lợi ích của cả cơng nhân và các tầng lớp nhân dân lao động - nó mang tính chất cách mạng sâu sắc cả chính trị và kinh tế, cả dân tộc và dân chủ,

chống đế quốc và phong kiến ở mức độ thích hợp với tình hình cụ thể của cách mạng” [41; tr.6].

Trong cao trào cách mạng năm 1930, phong trào nông dân ở Thanh Chương dẫn đến xuất hiện các “Làng đỏ” - Xô viết nông dân đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện ra đời của chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết nông dân ở Thanh Chương ngày

truyền thống Xô viết Nghệ Tĩnh, truyền thống cách mạng của nông dân Việt Nam dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản [41; tr.7].

Các BCH Nông Hội đỏ (Xã bộ nông) đứng ra nắm quyền cai quản nơng thơn, chính quyền trong huyện được thành lập, trong số 76 lý trưởng (của 76 làng xã) ở huyện Thanh Chương, 35 tên đem sổ sách và con dấu nộp cho Xã bộ nông. Theo thống kê, tồn huyện có 65/67 làng, xã có BCH Nơng hội nắm quyền cai quản nông thơn [53; tr.84]. “Tính chất quần chúng rộng rãi và liên tục là một đặc điểm điển hình của phong trào nông dân Nghệ An mà tiêu biểu nhất là phong trào nông dân Thanh Chương. Và khi một phong trào đấu tranh đã lôi cuốn được đông đảo nông dân tham gia và liên minh được với phong trào cơng nhân thì phong trào đó mới mang tính chất nhân dân rộng rãi và có tính chất cách mạng thực sự” [41; tr.6].

Phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh nổ ra liên tiếp trong tháng 9 ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Diễn Châu, Thạch Hà, Anh Sơn, Cẩm Xuyên, Nghi Lộc, Kỳ Anh, Hưng Nguyên, Đô Lương… Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên (ngày 12-9-1931) lôi cuốn 30.000 người, xếp thành hàng dài 4 km, kéo lên thành phố Vinh.

Trước tình hình tan rã của chính quyền thực dân, phong kiến ở nhiều huyện, xã thuộc vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh, các chi bộ Đảng và tổ chức Nông Hội đỏ quản lý và điều hành mọi hoạt động trong làng xã. Chính quyền Xơ viết ban bố quyền tự do dân chủ của nhân dân. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp, thảo luận và góp phần vào cơng việc chung của xã hội. Trên cơ sở đó, tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng phát triển nhanh chóng. Năm 1931, Nghệ - Tĩnh có 188 chi bộ với 2.011 đảng viên, 48.464 hội viên Nông Hội đỏ, 8.468 hội viên Phụ nữ giải phóng, tổ chức được 411 đội tự vệ đỏ để bảo vệ chính quyền cách mạng, trấn áp phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh và chống thực dân Pháp khủng bố. Bên cạnh đó cịn có các đội cứu tế đỏ (2.776 hội viên), sinh hội đỏ (165 hội viên)… [53; tr.85].

Tại những nơi bộ máy hào lý tan rã, BCH Nông Hội đỏ, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đứng ra quản lý xã hội ở nơng thơn, lãnh đạo nơng dân mít tinh, biểu tình chống phong kiến, đế quốc yêu cầu các quyền dân sinh, dân chủ. Lúc đó, nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chủ trương vận động nông dân của Đảng trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) (Trang 28 - 37)