MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1 Một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chủ trương vận động nông dân của Đảng trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) (Trang 107 - 125)

- 1995), Nxb Chính trị quốc gia, HN, trang 125)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1 Một số nhận xét

4.1. Một số nhận xét

Trải qua 15 năm (1930 - 1945) dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, nông dân khơng những tiếp thu, kế thừa mà cịn phát huy cao độ truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của dân tộc. Từ thực tiễn cuộc vận động nông dân của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, nổi lên những ưu điểm và hạn chế sau:

Thứ nhất, Đảng đã nhận thức đúng vị trí, vai trị của nơng dân trong cách mạng GPDT

Về đặc điểm xã hội Việt Nam thời thuộc địa: mâu thuẫn “chủ yếu nhất” là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với CNĐQ xâm lược. Vì thế trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở Việt Nam khơng thể nhìn nhận một cách đơn giản mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trên cơ sở cho rằng phải thực hiện song song cả hai nhiệm vụ đó và coi giai cấp địa chủ Việt Nam là đối tượng cần đánh đổ như đế quốc xâm lược. Có giải quyết được chiến lược quan trọng nhất là cách mạng GPDT, nhân dân Việt Nam mới có thể giành được độc lập tự do. Từ đó thể huy động tối đa lực lượng dân tộc, liên minh, lôi kéo hay trung lập với giai cấp địa chủ, không đẩy họ đứng về phe đế quốc, từng bước đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân mà không làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược, áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam, thì chủ yếu là bóc lột nơng dân, cho nên thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề chống đế quốc thực dân, nhằm GPDT, mà chủ yếu là giải phóng nông dân; không phải là cuộc đấu tranh chống giai cấp địa chủ nói chung như các cuộc cách mạng tư sản phương Tây mà là chống đế quốc, phong kiến tay sai phản động. Cuộc đấu tranh để

giành độc lập dân tộc nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc và đế quốc, là cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt nhất. Vì “sự xung đột về quyền lợi giai cấp trong nội bộ dân tộc vốn không diễn ra giống như ở các nước phương Tây mà cịn giảm thiểu lớn. Mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp trở thành mâu thuẫn chủ yếu, diễn ra ngày càng gay gắt” [44; tr.22].

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa. Mặc dầu tính chất phong kiến cịn được duy trì một phần, song tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và giai cấp đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội thuộc địa… Yêu cầu trước hết của dân tộc Việt Nam nói chung, giai cấp nơng dân nói riêng là tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động, giành độc lập dân tộc. Xét về tính chất, cuộc đấu tranh ở thuộc địa là một cuộc đấu tranh dân tộc…

Thực tiễn phong trào yêu nước Việt Nam trong thời kỳ dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm lịch sử cho thấy rằng mỗi khi nước nhà bị lâm nguy, cuộc đấu tranh chống ngoại xâm càng gay go quyết liệt bao nhiêu thì ý chí độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc và của nông dân càng cao bấy nhiêu. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân như: Ba Đình (Thanh Hóa, 1886 - 1887), Bãi Sậy (Hưng Yên, 1885 - 1889), Phan Đình Phùng (1885 - 1896), Hồng Hoa Thám (Yên Thế, 1885 - 1913)… liên tiếp nổ ra.

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết:

Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [79; tr.171].

Ngay khi mới ra đời, Trong Sách lược vắn tắt, Đảng chỉ rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ phong kiến” [77; tr.3]. Trong Chương trình tóm tắt

của Đảng cũng chỉ rõ: “Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ phong kiến” [77; tr.3-4]. Như vậy, Đảng khẳng định được vai trị to lớn của giai cấp nơng dân trong cách mạng, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân.

Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng có nhận thức đúng đắn về vấn đề nơng dân nhất là ý thức dân tộc của họ, đặt nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu, chủ trương chống đế quốc và tay sai về chính trị - kinh tế. Đảng nhận thức rõ vị trí, vai trị và tiềm năng to lớn của giai cấp nông dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Nó giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cách mạng tồn tại từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Đảng nhận thức nông dân là lực lượng cách mạng lớn nhất ở Việt Nam và cùng với giai cấp công nhân hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng. Đảng giải quyết được vấn đề nơng dân cho nên giai cấp cơng nhân đồn kết lãnh đạo được nông dân, xây dựng khối liên minh công nông vững chắc làm cơ sở để thực hiện mặt trận dân tộc thống nhất, tạo ra những nhân tố cơ bản đảm bảo thắng lợi của cách mạng và giữ vững quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng.

Những luận điểm cơ bản của Đảng phù hợp với nguyện vọng tha thiết của nhân dân nên tập hợp được hàng triệu quần chúng nơng dân nói riêng, cũng như cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. ĐCSVN ra đời đặt đúng vị trí của vấn đề nơng dân trong cách mạng dân tộc, dân chủ. Đây cũng là lần đầu tiên, giai cấp nông dân được đánh giá đúng vai trị, vị trí và khả năng cách mạng, giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.

Luận cương chánh trị tháng 10-1930 nhấn mạnh đến động lực của cách mạng chính là cơng nhân và nơng dân: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh…” [25; tr.94]. Luận cương cũng xác định vai trị to lớn của nơng dân trong “sức mạnh của cách mạng”: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở Đông Dương (hơn 90 phần 100 (90%)), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền” [25; tr.97].

Tuy nhiên, Luận cương cho rằng: giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày là điều kiện để Đảng nắm vấn đề lãnh đạo dân cày. Đó là quan điểm khơng phù hợp với

thực tiễn ở thuộc địa, đồng nhất vấn đề nông dân với vấn đề ruộng đất. Quan điểm đó là một hạn chế trong nhận thức của Trung ương Đảng, kéo dài trong nhiều năm sau. Đến cuộc vận động GPDT 1939 - 1945, Đảng có điều kiện xem xét lại tình hình thực tiễn ở thuộc địa, xác định mâu thuẫn giữa dân tộc và đế quốc là mâu thuẫn chủ yếu, thấy được lợi ích số một của người nông dân là độc lập dân tộc. Chủ trương vận động nông dân của Đảng trở về với những quan điểm đúng đắn trong

Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đảng chủ trương tập trung giải quyết vấn đề bức thiết

nhất của nông dân là độc lập tự do, đồng thời tạm gác khẩu hiệu “CMRĐ”. Đảng xác định lấy ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, tức là lấy ruộng đất đang nằm trong tay của kẻ thù dân tộc. Chủ trương ấy đáp ứng nguyện vọng của tồn dân tộc nói chung và giai cấp nơng dân nói riêng. Nhận thức đúng đắn đó của Đảng có tác dụng huy động lực lượng toàn dân tộc, mà chủ yếu là nơng dân vào q trình chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công.

Thứ hai, từ nhận thức về vai trị của nơng dân trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng có những chủ trương đúng đắn, sáng tạo về vận động nông dân

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Cương lĩnh xác định con đường GPDT chính là giải phóng nơng

dân “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trên cơ sở đó, Đảng nhận thức rõ việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc với nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến, giành lại ruộng đất cho dân cày, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

Chủ trương và quan điểm của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam thời thuộc địa. Việt Nam là một nước thuộc địa của thực dân Pháp, nơi mà mọi quyền tự do, dân chủ của nông dân đều bị thực dân thủ tiêu; ruộng đất của nông dân lao động ngày càng tập trung trong tay thực dân và một số ít đại địa chủ Việt Nam. Còn “trung và tiểu địa chủ” người Việt Nam “chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng

tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ… Cho nên, nếu như nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng khơng có vốn liếng gì lớn; nếu nơng dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa…” [75; tr.464].

Bước sang giai đoạn 1936 - 1939, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến. Chủ nghĩa phát xít hình thành đe dọa nền hịa bình thế giới. Trong tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra chủ trương mới, trong đó có chủ trương vận động nơng dân. Trong “Thơ công khai của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gởi các đồng chí tồn Đảng” (6-1936), Trung ương ĐCSĐD chủ trương mở rộng hơn nữa hoạt động của Nông hội nhằm tập hợp đông đảo quần chúng nông dân.

Tháng 7-1936, Hội nghị BCHTWĐ xác định: Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương chưa phải là CNĐQ Pháp và phong kiến nói chung, mà là phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng; mục tiêu và nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, vì dân chủ, dân sinh và hịa bình. Hội nghị quyết định tạm thời chưa nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, mà chỉ nêu mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh, vì tự do, cơm áo, hịa bình.

Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển mới, ngày 6-11-1939, Hội nghị BCHTWĐ được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Mơn, Gia Định). Hội nghị nhấn mạnh đến mâu thuẫn chính cốt của cách mạng lúc này chính là mâu thuẫn dân tộc; giải quyết mối quan hệ giữa cách mạng phản đế và cách mạng điền địa. Chủ trương vận động nông dân cũng được điều chỉnh, nhiệm vụ cách mạng điền địa chỉ đề ra ở mức thích hợp, phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc:

Tịch ký và quốc hữu hoá đất ruộng của đế quốc thực dân, cố đạo và bọn phản dân tộc. Lấy đất bọn phản bội, bọn cố đạo, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nơng dân cày cấy. (Chính phủ chỉ lấy đất của bọn địa chủ

phản bội, của cố đạo, công điền, đất bỏ hoang chia cho dân cày làm đủ ăn, nếu thiếu phải lấy thêm đất tịch ký của bọn thực dân; nhưng khi chia đất cho dân cày, chia cho bần nông và công nhân nông nghiệp ở thơn q trước, cịn nữa sẽ chia cho trung nông cho họ đủ sống) [29; tr.542].

Tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ hoàn chỉnh sự “thay đổi chiến lược” cách mạng. Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Chủ trương vận động nơng dân cũng thay đổi, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc. Vậy thì quyền lợi của nơng dân và thợ thuyền phải đặt dưới quyền lợi giải phóng độc lập của toàn thể nhân dân. Ngay bây giờ nếu ta nêu khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày, như thế chẳng những ta bỏ mất một lực lượng đồng minh, một lực lượng hậu thuẫn trong cuộc cách mạng đánh Pháp - Nhật mà còn đẩy lực lượng ấy về phe địch làm thành hậu bị quân cho phe địch nữa. Nhưng ta cũng đừng tưởng rằng chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân sẽ làm giảm bớt sức chiến đấu đâu. Không, nông dân vẫn không giảm bớt sự hăng hái tranh đấu mà vẫn nỗ lực tranh đấu mạnh hơn vì trong cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi to tát [30; tr.120]

Chủ trương vận động nông dân được đề ra từ Hội nghị Trung ương 8 trở lại những quan điểm đúng đắn, sáng tạo được đề ra từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên

năm 1930, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

Thứ ba, Đảng sử dụng các biện pháp sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức, giáo dục và động viên các tầng lớp nông dân tham gia cách mạng

Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, phong trào nơng dân lại địi hỏi phải có những hình thức tổ chức và vận động cho phù hợp. Kinh nghiệm về việc xác định mục tiêu đấu tranh cụ thể cho từng giai đoạn một cách đúng đắn, phù hợp để tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Một cuộc cách mạng xuất hiện thường phải trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh khác nhau, thắng lợi của từng giai đoạn góp phần vào thắng lợi

chung của cả q trình cách mạng. Đảng rất chú trọng đến vấn đề này nên với mỗi giai đoạn cách mạng, hình thức tổ chức vận động nơng dân ln bám sát theo đường lối cách mạng của Đảng, yêu cầu của thực tiễn cách mạng nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng nơng dân tham gia cách mạng.

Các hình thức tổ chức, vận động nông dân được Đảng hết sức chú ý ngay từ khi Đảng mới ra đời. Từ giữa năm 1930, phối hợp với phong trào công nhân, nông dân nổi dậy đấu tranh tại nhiều địa phương. Chính quyền địa phương của chế độ thuộc địa tại nhiều vùng thuộc Nghệ - Tĩnh bị lật đổ, đưa Nông hội lên quản lý các hoạt động làng xã. Cao trào cách mạng 1930, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở vẫn được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5-1930 đến ngày 1-10-1930 cả nước có 53.000 hội viên Nơng hội.

Trong giai đoạn 1931 - 1935, Đảng đề ra các khẩu hiệu có sức động viên, cổ vũ và tập hợp quần chúng lớn. Hình thức tổ chức nơng dân chủ yếu trong giai đoạn này là thành lập các Nông hội. Các Nông hội hoạt động chủ động, sáng tạo, tập hợp đông đảo lực lượng nông dân tham gia các phong trào đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân và tay sai. Mặc dù trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh mắc một số sai lầm tả khuynh với khẩu hiệu: “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ” nhưng Trung ương Đảng kịp thời uốn nắn.

Đến giai đoạn 1936 - 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân và Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chủ trương vận động nông dân của Đảng trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) (Trang 107 - 125)