Tình hình dân ca Xoan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan từ năm 2000 đến năm 2011 003 (Trang 38)

2.1. Yêu cầu khách quan đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy di sản văn

2.1.1. Tình hình dân ca Xoan

Như chúng ta đã biết, hát Xoan là một thể loại dân ca nghi lễ, tín ngưỡng, giao duyên có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Trước sự hội nhập với văn hóa thế giới, Đảng ta đã chủ trương giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, với quan điểm xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực hiện chủ trương đó, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ cũng có những chủ trương, biện pháp cụ thể để bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đất nước nói chung và của đất Tổ nói riêng. Trong đó, phải nói tới việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - Hát Xoan, một giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Phú Thọ. Đặc biệt, từ năm 2000 đến năm 2005, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có những việc làm cụ thể để khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa Xoan. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, tuy có sự nỗ lực của Đảng và nhân dân nhưng thực tế hiện nay hát Xoan vẫn chưa thực sự trở thành niềm yêu thích và có chỗ đứng vững chắc trong tâm hồn người dân đất Tổ, nhất là thế hệ trẻ. Thực tế, sự tồn tại của hát Xoan đang đứng trước một số vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Việc sưu tầm và nghiên cứu dân ca Xoan Phú Thọ gặp nhiều khó khăn. Các nghệ nhân thực thụ đang dần mất đi, số lượng nghệ nhân biết các làn điệu Xoan cổ, Xoan gốc còn lại rất ít. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hiện nay chỉ còn khoảng hơn 100 người, trong đó có 26 người trên 80 tuổi, số người trên 60 tuổi là 38 nghệ nhân, còn lại là dưới

60 tuổi. Tuy nhiên, số lượng nghệ nhân có khả năng truyền dạy còn rất ít, chỉ còn khoảng 10 người. Bên cạnh đó, số lượng tham gia hát Xoan là 100 người nhưng chỉ có 50 người biết hát, lớp trẻ ít có tri thức và tâm huyết về loại hình dân ca truyền thống này. Việc bảo tồn dân ca Xoan trở thành vấn đề cấp bách.

Thứ hai: Do hát Xoan là loại hình dân ca truyền thống có từ lâu đời, chính vì vậy, hiện nay các tài liệu thành văn hầu như đã thất thoát, chỉ còn tồn tại trong trí nhớ của các nghệ nhân hoặc được lưu truyền bằng miệng. Vì vậy, nhiều khi làm mất đi tính nguyên gốc của di sản hoặc diễn xướng không đầy đủ nội dung và ý nghĩa của những làn điệu Xoan mượt mà. Điều này là khó khăn và trở ngại lớn cho các nhà nghiên cứu, cho quá trình truyền dạy hát Xoan giữa các nghệ nhân đối với thế hệ trẻ.

Thứ ba: Như đã nói ở trên, hát Xoan là lối hát cửa đình mà đã là hát cửa đình thì mỗi phường Xoan có một cửa đình quen thuộc. Nơi đây thường diễn ra những buổi giao lưu, kết nghĩa giữa các phường Xoan. Tuy nhiên, hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường và do công tác tuyên truyền quảng bá về di sản, khôi phục, bảo tồn và tôn tạo các thiết chế làm cơ sở vật chất để duy trì hát Xoan như: Đình, đền, miếu chưa thực sự được chú trọng. Một số nơi đã mất hẳn đình, không còn địa điểm để trình diễn hát Xoan truyền thống. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh, hiện nay chỉ còn có khoảng 10% đình, miếu có thể diễn ra hát Xoan, có 30 cửa đình là nơi diễn ra hát Xoan nhưng chỉ có 13 di tích được bảo tồn, tôn tạo đảm bảo môi trường diễn xướng hát Xoan, 2 di tích đã xuống cấp, 15 di tích đã mất hoàn toàn không gian diễn xướng hát Xoan. Điều đó chứng tỏ hát Xoan ngày càng trở nên mờ nhạt, mất chỗ đứng ngay tại nơi nó sinh ra. Đó là tiếng chuông cảnh báo cho sự xuống cấp của di sản văn hóa phi vật thể và cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan chức năng trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa.

Thứ tư: Mặc dù quá trình khôi phục và bảo tồn di sản văn hóa hát Xoan của Đảng bộ tỉnh và nhân dân trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể, các phường Xoan gốc tuy đã được chú ý bảo tồn, duy trì hoạt động, các câu lạc bộ hát Xoan đã được thành lập, có được một phần hỗ trợ kinh phí, trang phục, đạo cụ… nhưng đang dừng ở mức khá khiêm tốn. Đặc biệt là cơ chế chính sách để động viên, hỗ trợ các nghệ nhân tổ chức các lớp học hát Xoan tại gia đình hay cộng đồng còn chưa được chú trọng, chính vì vậy không thu hút được tâm huyết của cả người dạy và người học.

Thứ năm: Hiện nay, việc bảo tồn các phường Xoan cổ, Xoan gốc phần nhiều ở dạng tự phát, từ lòng yêu thích chủ yếu xuất phát trong truyền thống gia đình, dòng họ các nghệ nhân truyền lại cho con, cháu họ. Các nghệ nhân cũng chưa nhận được sự chăm sóc, động viên về cả tinh thần và vật chất trừ khi có nhu cầu biểu diễn để phục vụ cho một số sự kiện nào đó. Bởi vậy, hát Xoan ngày càng trở nên mờ nhạt trong ý niệm của con người đất Tổ và ngày càng mất chỗ đứng trong lòng thế hệ trẻ. Đó cũng là một trong những khó khăn rất lớn đối với quá trình gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa hát Xoan của tỉnh Phú Thọ.

Như vậy, từ thực tế hát Xoan nói trên, vấn đề đặt ra là phải có những chủ trương, biện pháp cụ thể để bảo tồn, tôn tạo và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của đất Tổ nói riêng, của đất nước nói chung, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập văn hóa của Việt Nam với thế giới.

2.1.2. Yêu cầu khách quan cần đẩy mạnh bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan trong điều kiện mới

Từ thực trạng hát Xoan kể trên, với những yếu tố khách quan của xu thế phát triển đất nước, đã đặt ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan trong điều kiện mới:

Do tình hình thực tế và yêu cầu của công cuộc đổi mới, đặc biệt là của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bắt đầu từ năm 1996 với sự khẳng định cần thiết phải chuyển hóa đất nước sang thời kỳ mới: Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trong quá trình mở cửa, hội nhập, nhằm thúc đẩy sự giao lưu quốc tế, đi đôi với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cũng được nhà nước ta đặc biệt quan tâm, bởi Đảng và Nhà nước nhận thức rõ giá trị của nền văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng ngại hiện nay và cũng là trở ngại, thách thức lớn đối với nền văn hóa Việt Nam đó là tình trạng du nhập ô hợp, việc tiếp nhận, giao lưu quá mức, đồng thời, do ảnh hưởng quá lớn của dòng văn hóa ngoại lai đã tác động mạnh đến lối sống cũng như nhận thức của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mặt khác, do tác động của nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực là sự thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng đã sớm bộc lộ mặt hạn chế, tiêu cực đến văn hóa. Đó là lối sống bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền, làm cho các nét đẹp đạo đức, văn hóa truyền thống mang cái “hồn” và “cốt cách” của người Việt đang dần dần bị cuốn theo dòng xoáy của lợi nhuận.

Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả bảo tồn, chăm lo di tích và phong trào xã hội hóa bảo tồn, trùng tu di tích trong những năm gần đây. Trong năm 2006 - 2008, Nhà nước đã chi 865,42 tỷ đồng để “chống xuống cấp và tôn tạo 506 lượt di tích”. Kinh phí này chỉ chiếm 50-80% chi phí thực tế, phần còn lại là do nhân dân đóng góp. Ước tính khoản kinh phí “xã hội hóa” từ năm 2001 - 2005 là 500 tỷ đồng, giai

đoạn 2006 - 2008 khoảng 145 tỷ đồng/năm. Đây là con số đáng mừng, điều đó chứng tỏ chủ trương và triển khai thực hiện bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng, Nhà nước và ý thức tự bảo vệ bản sắc văn hóa của nhân dân ta khá tốt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thấy rõ ít có lĩnh vực nào chủ trương “xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm” diễn ra sôi nổi, hỗn loạn và tự phát như ở lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa. Cộng đồng dân cư địa phương thường thích làm mới, không thích chắp vá giữ lại cái cũ. Các nhà thi công cũng muốn có nhiều việc để làm nên thích “trùng tu nhiều hơn so với nhu cầu từ thực trạng di tích”, cộng thêm tư tưởng đập đi, xây mới sẽ có nguồn vốn đầu tư lớn hơn là tu bổ, trùng tu. Hậu quả tất nhiên của nó là thực trạng các di tích bị biến dạng một cách thảm hại.

Trước thực trạng trên và đặc biệt là trước yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt là vốn văn hóa dân gian, ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn.

Từ thực trạng công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân gian ở tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập và chưa thực sự hợp lý. Trải qua quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, tiến hành công cuộc đổi mới, vấn đề phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân trong tỉnh được Đảng bộ tỉnh ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Hàng loạt các giải pháp, định hướng và nguồn vốn được tập trung cho lĩnh vực kinh tế - xã hội. Giá trị tinh thần to lớn của các di sản văn hóa dân gian chưa được nhận thức đầy đủ. Điều này dẫn đến công tác quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân gian còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sự lỏng lẻo, thiếu đồng bộ… khó tạo ra mối tương thích giữa bảo tồn và phát triển, chưa nói đến nguy cơ hủy hoại di sản, di tích, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân.

Trên thực tế, công tác bảo tồn các di vật như đình, chùa, miếu và các hoạt động văn nghệ truyền thống như: Hát Xoan, hát Ghẹo và các hoạt động

văn nghệ truyền thống khác vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng của mình, chưa thực sự nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân và sự đầu tư có trọng tâm của tỉnh. Mặt khác, dường như các di tích đình, chùa, miếu, nơi thường xuyên diễn ra các buổi giao lưu và diễn xướng hát Xoan ở các làng Xoan trong thời gian qua, chưa thực sự được quy hoạch, bảo tồn và gìn giữ đúng nghĩa. Điều này dẫn đến tình trạng các ngôi đình, chùa, miếu, nơi thường diễn ra các hoạt động của hát Xoan, do thiên tai hoặc do sự vô ý của con người, sự thờ ơ, không mấy quan tâm của chính quyền địa phương, nên các công trình này phần lớn đã bị hư hỏng và hủy hoại nhiều. Phong trào bảo tồn các di sản văn hóa dân gian chưa thực sự đi sâu vào đời sống quần chúng, chưa thực sự thấm sâu vào ý thức của mỗi con người vùng đất Tổ.

Quá trình Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ tiến hành bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể - hát Xoan trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập. Có nhiều ý kiến cho rằng để hát Xoan có được tình yêu của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong quá trình gìn giữ những giá trị vốn có của hát Xoan, thì các nhà nghiên cứu nên có biện pháp cách tân, cải biến âm nhạc của hát Xoan. Có ý kiến cho rằng nên cải biên âm điệu của hát Xoan pha lẫn âm điệu của hát chèo hoặc sẽ trình diễn nhiều tiết mục hát Xoan có cải biên, chỉnh sửa mang màu sắc sân khấu để thu hút thế hệ trẻ. Đây là vấn đề đáng được sự quan tâm thực sự của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Bởi lẽ, nếu chúng ta quá lạm dụng việc cải biên các làn điệu Xoan thì sẽ làm mất đi những giá trị thực sự của nó. Sau một thời gian phổ biến “Xoan cải biên” liệu hát Xoan có còn giữ được những làn điệu Xoan cổ hay không? Và theo dòng chảy của thời gian, người nghe, đặc biệt là thế hệ trẻ có hiểu nhầm hát Xoan chỉ là những bài hát “Xoan cải biên” hay không. Đây là một câu hỏi lớn đang đặt ra, đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn

diện để có quyết định đúng đắn nhằm bảo tồn được những giá trị đích thực của văn hóa hát Xoan.

Trong quá trình bảo tồn hát Xoan, công tác tuyên truyền, giới thiệu hát Xoan của tỉnh còn chưa được phổ biến rộng rãi trong phạm vi cả nước. Khai thác và phát huy giá trị của hát Xoan vào mục đích thương mại và du lịch còn yếu kém, chưa đánh giá đúng tiềm năng du lịch của mình. Mặc dù năm 2005 khi Tỉnh ủy - UBND tỉnh xây dựng đề án, chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” nhưng những gía trị văn hóa gắn với thời đại Hùng Vương, sự đầu tư, khai thác các giá trị văn hóa hát Xoan để phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế, việc đầu tư khôi phục, bảo tồn văn hóa Xoan còn tồn tại một số bất cập, chưa tạo được sự nổi bật về quy mô, tầm vóc. Các nghệ nhân hát Xoan phần lớn là những người cao tuổi, những người tham gia câu lạc bộ hát Xoan vẫn có những người chưa thực sự biết hát, tính chuyên nghiệp chưa cao. Đây là vấn đề rất khó khăn trong công tác bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp của hát Xoan.

Từ những yêu cầu mang tính chất khách quan trên, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa hát Xoan của tỉnh Phú Thọ từ sau năm 2005 được Đảng bộ tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt. Nhờ vậy, công tác này ngày càng khởi sắc và thu được những kết quả quan trọng, đáng tự hào.

2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa hát Xoan từ năm 2006 đến năm 2011 trị văn hóa hát Xoan từ năm 2006 đến năm 2011

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình phát triển đất nước, Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn đảng, toàn dân và toàn quân trong những năm tới, trong đó, đại hội chủ trương tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH -

HĐH… Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan từ năm 2000 đến năm 2011 003 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)