Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan từ năm 2000 đến năm 2011 003 (Trang 74 - 93)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

Từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, phát triển DSVHDG đất Tổ nói chung, văn hóa hát Xoan nói riêng trong thời gian qua, với những thành tựu và hạn chế còn tồn tại, có thể rút ra một số kinh nghiệm:

Một là: Coi trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể - hát Xoan Phú Thọ, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác trên cơ sở kiện toàn bộ máy tổ chức, thiết chế văn hóa, tăng cường vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn; phát huy vai trò điều hành của các cấp chính quyền trong việc tôn tạo, bảo tồn giá trị văn hóa hát Xoan. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát lại các di tích văn hóa, phát hiện kịp thời các di tích văn hóa mới có giá trị cần bảo vệ và các hoạt động sai phạm, từ đó có biện pháp xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp trong tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải coi đây là sự nghiệp văn hóa lớn của tỉnh Phú Thọ, cần xây dựng kế hoạch lâu dài, có từng bước thực hiện, theo từng năm, đồng thời đề xuất với tỉnh có chế độ, chính sách ưu đãi, tôn vinh nhằm bảo vệ và phát triển hát

Xoan. Đối với các thành phố, huyện, thị trong tỉnh cần quan tâm, triển khai thực hiện trên địa bàn của mình để làm tốt công tác giữ gìn và phát triển vốn dân ca này. Đối với các xã nơi có hát Xoan, cần nhận rõ giá trị của vốn dân ca này, tổ chức, động viên, có nhiều biện pháp sáng tạo phù hợp với thời kỳ mới để nuôi dưỡng vốn dân ca xưa sống “xanh tốt”, có nguồn sinh lực mới để trường tồn cùng với thời gian.

Hai là: Khôi phục các phường Xoan gốc, đây là dân ca truyền thống có từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một. Việc khôi phục các phường Xoan gốc nhằm mục tiêu giữ gìn, bảo tồn vốn hát Xoan, một di sản lâu đời, đặc sắc, phong phú của tỉnh Phú Thọ. Từ đó, làm cơ sở nhân rộng ra các địa phương khác của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội hiện nay, góp phần làm phong phú nền âm nhạc Việt Nam. Đồng thời nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, của chủ thể Di sản hát Xoan Phú Thọ nhằm tăng cường hiểu biết, yêu thích và thực sự say mê với việc bảo tồn, phát huy tác dụng di sản văn hóa đang hiện hữu ngay chính mảnh đất quê hương mình. Đồng thời, tiếp tục điều tra, nghiên cứu, kiểm kê sự phát triển của hát Xoan Phú Thọ đó là vùng Xoan gốc và Xoan lan tỏa; đánh giá kết quả những hoạt động của Nhà nước và cộng đồng trong từng năm để bảo vệ Di sản hát Xoan. Triển khai các biện pháp và kế hoạch cụ thể, ưu tiên, nghiên cứu, hệ thống hóa tư liệu với mục tiêu bảo tồn bền vững hát Xoan Phú Thọ.

Ba là: Tăng cường công tác tuyên truyền giúp nhân dân sở tại hiểu rõ giá trị quý báu của Di sản văn hóa hát Xoan trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, trong việc phát triển kinh tế - du lịch - thương mại của tỉnh Phú Thọ. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích nhân dân tham gia phát triển các dự án hạ tầng văn hóa theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đồng thời, khai thác thế mạnh và tiềm năng của nhân dân trong việc bảo tồn,

tôn tạo Di sản văn hóa hát Xoan và nâng cao chất lượng của công tác bảo tồn, phát triển văn hóa.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá giá trị của hát Xoan để đông đảo quần chúng nhân dân nhận biết được sự cần thiết khi bảo vệ những giá trị đó và để thực sự mỗi người dân đất Tổ có niềm yêu thích những làn điệu dân ca Xoan. Một trong những kinh nghiệm thực tế là phải làm tốt công tác đưa hát Xoan vào trường học (trong chương trình ngoại khóa hàng năm); dạy hát Xoan trên đài phát thanh của các phường, xã, trên đài truyền hình của tỉnh; thường xuyên tổ chức liên hoan, hội thi “hát Xoan Phú Thọ” hàng năm; khôi phục, đưa hát Xoan vào phần nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và coi đó là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của Lễ hội; tổ chức hát Xoan trong Lễ hội Đền Hùng và đặc biệt trong các tour du lịch, nhất là phát triển du lịch ở địa phương. Đưa nghệ thuật dân gian vào guồng máy của công nghiệp du lịch, phục vụ du lịch, trở thành một bộ phận của văn hóa du lịch. Nên đưa hát Xoan gắn với Lễ hội Đền Hùng và các di tích văn hóa khác, vì hát Xoan như một món ăn tinh thần “đặc sản” sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, lý thú. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá cao lễ hội hát Xoan và cho rằng nó là một hình mẫu đặc sắc nhất của loại hình dân ca nghi lễ, phong tục của người Việt. Nghệ thuật hát Xoan ngoài giá trị nhân bản, còn khá đa dạng về các hình thức biểu diễn, phong phú về thủ pháp và ngôn ngữ ca múa. Vì vây, gắn hát Xoan với hoạt động du lịch sẽ tạo điều kiện đưa hát Xoan đến với mọi người gần hơn. Từ đó, mọi người yêu, hiểu thêm về hát Xoan hơn.

Để quảng bá và đưa dân ca Xoan đến với công chúng nhanh nhất Đảng bộ tỉnh cân có những chủ trương chỉ đạo công tác biên tập để xuất bản các ấn phẩm văn hóa, bộ sách tổng hợp, nghiên cứu về hát Xoan, kỷ yếu các hội thảo khoa học về hát Xoan, đĩa CD, VCD về các bài hát Xoan, từ đó góp phần quảng bá giá trị của làn điệu dân ca này.

Bốn là: Tập trung nghiên cứu ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, Chương trình bảo vệ tôn tạo di tích văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp như hát Xoan. Hoàn thiện cơ chế chính sách về xã hội hóa các hoạt động văn hóa, cơ chế chính sách về tôn tạo di sản văn hóa, chính sách ưu tiên các quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, khoanh vùng bảo vệ, quy hoạch các di tích văn hóa... Tăng cường chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm các mô hình và tổ chức các mô hình văn hóa. Coi trọng việc cụ thể hóa, thể chế hóa các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng trong quá trình bảo vệ di sản, đồng thời quan tâm chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, đánh giá sơ tổng kết, rút kinh nghiệm từng nội dung cụ thể. Nâng cao hiệu quả việc quán triệt các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, các chính sách văn hóa của Nhà nước, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Năm là: Để công tác bảo tồn giá trị văn hóa có hiệu quả, Đảng bộ cần chú ý tới công tác chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống thiết chế văn hóa, quản lý di sản, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, trình độ chuyên môn, sáng tạo trong công việc, gắn việc đánh giá, đào tạo với bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ giữa các cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở.

Tăng cường hoạt động đào tạo những người có trình độ chuyên môn cao. Muốn đổi mới để hòa nhập được, việc đào tạo những người có chuyên môn cao là công việc hết sức quan trọng có tính quyết định, đó là yếu tố con người. Công tác đào tạo theo hướng đào tạo tại chỗ, nhưng nếu có năng khiếu đặc biệt có thể cho đi học dài hạn chính quy ở các trường chuyên môn, các bậc trung cấp, cao đẳng, đại học. Ngoài ra, có thể học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh bạn trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cũng như trong quá trình đào tạo những người có chuyên môn cao.

Tạo điều kiện và môi trường cho dân ca Xoan phát triển. Bên cạnh việc củng cố các phường Xoan gốc ở chính nơi nó đã sinh ra có ý nghĩa như xây dựng một bảo tàng sống cho di sản, phải tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để hát Xoan được mở rộng giao lưu, trình diễn, học hỏi và chia sẻ với các cộng đồng khác ở trong nước và quốc tế nhằm tăng cường sự hiểu biết, góp phần bảo vệ, phát huy đa dạng văn hóa và phát triển văn hóa cộng đồng để nó thực sự sống trong lòng công chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho mỗi người dân, có như vậy mới thực sự phát huy được giá trị đặc sắc của hát Xoan Phú Thọ.

Sáu là: Để tạo tiềm lực cho công tác bảo tồn giá trị văn hóa cần phải tăng cường nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đi đôi với huy động các nguồn lực xã hội góp phần củng cố các phường Xoan gốc. Nét đặc sắc của hát Xoan Phú Thọ hiện nay vẫn là tồn tại các phường Xoan gốc. Cần phải có sự củng cố về tổ chức các phường Xoan sao cho các phường đều có ông trùm, có người dẫn cách, người gõ trống và các đào, kép. Phường Xoan duy trì sự phát triển cần tạo ra nguồn thu từ biểu diễn phục vụ khách du lịch và thực hiện xã hội hóa, vận động lòng hảo tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân. Cùng với việc củng cố các phường Xoan gốc, cần đặc biệt quan tâm khôi phục, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử gốc có liên quan đến môi trường hoạt động của Xoan, để tạo dựng lại vị thế cho hát Xoan trong lễ hội, nghi thức và phong tục. Quy hoạch và khôi phục đồng bộ di tích họ Xoan để trở thành điểm di tích, lễ hội gắn với du lịch nhằm quảng bá, tôn vinh Di sản hát Xoan.

Ban hành chính sách đãi ngộ các nghệ nhân có tài năng xuất sắc, có công bảo vệ, phát huy giá trị hát Xoan tại các phường Xoan và dân ca Phú Thọ ở tất cả cộng đồng yêu thích dân ca Xoan. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú cho các cá nhân có tài năng và có đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa hát Xoan. Cần có chính sách ưu tiên nhằm tạo

điều kiện chăm sóc và động viên các nghệ nhân hát Xoan; hỗ trợ cộng đồng; các phường Xoan, các trường học tổ chức truyền dạy cũng như đào tạo thế hệ những người trẻ tuổi để tiếp nối, duy trì, sáng tạo di sản hát Xoan. Xây dựng các chương trình giáo dục thích ứng để giảng dạy hát Xoan trong các trường nghệ thuật và các trường phổ thông tạo tiềm lực cho hát Xoan phát triển.

Bảy là: Để hát Xoan có sự phát triển bền vững cần phải có những biện pháp cụ thể để tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Một trong những dự kiến cần phải làm trong công tác bảo tồn hát Xoan là thành lập “Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa hát Xoan Phú Thọ”. Đây là cách thức đầu tư theo chiều sâu để công việc nghiên cứu giá trị hát Xoan có hệ thống hơn, toàn diện hơn, đồng thời tiếp tục đưa hát Xoan hòa nhập với thời đại. Trung tâm này có các chức năng cơ bản như: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê di sản văn hóa hát Xoan. Biên soạn, xuất bản các ấn phẩm văn hóa tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa hát Xoan. Tổ chức biểu diễn các bài bản, làn điệu hát Xoan cổ, Xoan chỉnh lý; xây dựng chương trình hát Xoan có chất lượng cao; biểu diễn trên sân khấu, phục vụ hội nghị, giao lưu vùng miền và cả nước trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh và Trung ương, góp phần quảng bá giá trị di sản văn hóa hát Xoan Phú Thọ. Hình thành đội hát Xoan chuyên nghiệp để khi có điều kiện thành lập Đoàn dân ca Xoan, nhiệm vụ của đoàn là học từ các nghệ nhân hát Xoan, nắm vững bài bản, làn điệu, màu sắc và kỹ năng biểu diễn vốn dân ca truyền thống, từ đó làm nền tảng để tìm tòi sáng tạo, dàn dựng, thể nghiệm những làn điệu chỉnh lý, phát triển nâng cao các hình thức biểu diễn, phối hợp với các nhà viết kịch, biên đạo múa, xây dựng những chương trình hát Xoan có chất lượng cao để biểu diễn trên sân khấu, trên sóng phát thanh truyền hình của tỉnh và Trung ương. Như vậy, nếu như việc khôi phục ở các phường Xoan gốc là để tạo nền tảng vững chắc để lưu giữ thì việc tổ chức chuyên nghiệp này là cơ sở để cho hát Xoan bay cao, vươn xa.

Trên đây là một số kinh nghiệm của tác giả nhằm nâng cao ch ất lượng và hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa hát Xoan đất Tổ trong thời gian tới. Việc bảo vệ giá trị của hát Xoan là khẩn cấp và cần thiết, đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài. Phải được quan tâm đúng mức, quản lý chặt chẽ, với mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

Nhìn lại chặng đường 11 năm qua (2000-2011), được sự quan tâm đầu tư thích đáng của Tỉnh ủy và các cấp chính quyền, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa hát Xoan đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định được vị trí của VHDG tỉnh nhà trong vốn VHDG chung của dân tộc. Phú Thọ đã bước đầu cùng cả nước thực hiện thành công, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng tiềm năng văn hóa dân gian đất Tổ nói chung, văn hóa hát Xoan nói riêng chưa được khai thác hết giá trị vốn có ẩn chứa giá trị chiều sâu, còn nhiều bất cập trong công tác bảo tồn di sản. Thực trạng này đòi hỏi Đảng, Nhà nước nói chung, Tỉnh ủy, UBND và các cấp chính quyền cùng nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng trong thời gian tới cần có cái nhìn toàn diện hơn, cụ thể hơn, tìm ra những giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và loại hình nghệ thuật tại cơ sở để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị của hát Xoan, để hát Xoan Phú Thọ phát triển cân đối, hài hòa, xứng đáng với tiềm năng, vị thế và giá trị to lớn vốn có của mình trong dòng chảy bản sắc văn hóa chung của dân tộc

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, mỗi vùng đất có những nét riêng về sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần. Do vậy, các hoạt động văn hóa dân gian cũng có nhiều màu sắc, dáng vẻ riêng tạo nên sự khác biệt giữa vùng này với vùng khác.

Đặt vào vị trí địa lý chung của cả nước, có thể nói, Phú Thọ là vùng đất trung du khá điển hình. Sự điển hình ấy xuất phát từ tính chất đây là vùng đất “cội nguồn” của lịch sử dân tộc, là vùng đất “phát tích” của người Việt cổ.

Với đặc điểm là vùng đất “cội nguồn”, Phú Thọ ẩn chứa trong mình nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú về chủng loại, đa dạng về nội dung, màu sắc, đặc biệt là sự bảo lưu được khá nhiều chứng tích về sinh hoạt văn hóa dân gian thời xưa của buổi đầu sơ khai dựng nước. Nền văn hóa ấy vô cùng phong phú, bao gồm nhiều thể loại: ca dao, tục ngữ, phong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan từ năm 2000 đến năm 2011 003 (Trang 74 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)