Chương 3 : Thiết kế mạng điện cao áp của nhà máy
3.2. Các phương án cung cấp điện
3.2.1. Phương pháp dùng sơ đồ dẫn sâu
Đưa đường dây trung áp 35kV vào sâu trong nhà máy đến tận các trạm biến áp phân xưởng sẽ giảm được vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp trung gian hoặc trạm phân phối trung tâm, giảm được tổn thất và nâng cao năng lực truyền tải. Nhưng nhược điểm của sơ đồ này là độ tin cậy cung cấp điện không cao, các thiết bị sử dụng theo sơ đồ này rất đắt và yêu cầu trình độ vận hành cao. Nó chỉ phù hợp với các nhà máy có phụ tải lớn và tập trung nên ta không xét đến phương án này.
Nguồn 35kV từ hệ thống về qua trạm biển áp trung gian được hạ áp xuống 0,4kV để cung cấp điện cho các trạm biến áp phân xưởng. Nhờ vậy sẽ giảm được vốn đầu tư cho mạng điện cao áp trong nhà máy và trong các trạm biến áp phân xưởng, vận hành thuận lợi hơn và độ tin cậy cung cấp điện cũng được cải thiện. Song phải đầu tư để xây dựng trạm biến áp trung gian, gia tăng tổn thất trong mạng cao áp. Nếu sử dụng phương án này, vì nhà máy thuộc hộ tiêu thụ loại I nên tại trạm biến áp trung gian ta đặt hai máy biến áp.
3.2.3. Phương án sử dụng trạm phân phối trung tâm
Điện năng từ hệ thống cung cấp cho các trạm biến áp phần xưởng thông qua trạm phân phối trung tâm. Nhờ vậy việc quản lý vận hành mạng điện cao áp của nhà máy thuận lợi hơn, vốn đầu tư giảm, độ tin cậy cung cấp điện được gia tăng, song vốn đầu tư cho mạng cũng lớn.
3.2.4. Trình tự thiết kế mạng cao áp
Trình tự tính toán và thiết kế mạng cao áp cho nhà máy bao gồm các bước sau: 1. Xác định vị trí trạm PPTT.
2. Xác định vị trí, số lượng, dung lượng các trạm BAPX 3. Phương án đi dây mạng cao áp.
4. Tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện năng. 5. Lựa chọn sơ đồ trạm PPTT và các trạm BAPX
6. Tính toán ngắn mạch và kiểm tra các thiết bị đã chọn
3.2.5. Lựa chọn phương án cung cấp điện hợp lý
Trong nhà máy dệt có:
Phân xưởng sợi đơn nồi cọc, phân xưởng OE, trạm khí nén, trạm bơm là những phân xưởng chủ yếu trong quy trình công nghệ của nhà máy. Nếu bị ngừng cấp điện thì sẽ dẫn đến tỉnh trạng hư hỏng, ngừng trệ sản xuất và lãng phí nhân công vì vậy các phân xưởng này được xếp vào hộ phụ tải loại I.
Phân xưởng sửa chữa cơ khí, ban quản lí và phòng thí nghiệm, kho bông, kho sợi là những phân xưởng quan trọng trong dây chuyền sản xuất, vì vậy các phân xưởng này được xếp vào hộ tiêu thụ loại II.
Ta thấy qua việc phân tích đánh giá trên ta thấy trong nhà luyện kim có 9 phân xưởng thì các phân xưởng loại I, loại II chiếm tới 95% về công suất còn lại xếp vào hộ loại III. Vậy nhà máy được xếp vào hộ phụ tải loại I.
Vì vậy ta chọn phương án 3: Phương án sử dụng trạm phân phối trung tâm