7. Kết cấu của luận văn
1.4. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên là 4.859,41 km2 và dân số 302.500 người, mật độ dân số là 62,25 người/km2; có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 huyện, 1 thành phố, với 122 xã, phường, thị trấn và 1.421 thôn bản.
Trong những năm qua, Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong phát triển kinh tế, chăm lo an sinh xã hội cho người dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009- 2014 đạt 9,3%. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt trên 550 kg/ năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 71%. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng với 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm , có điện lước quốc gia và được phủ sóng điện thoại di động. 93% số hộ được sử dụng điện lưới, 87% số hộ nông thôn dược sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% số xã có trường mầm non, 100% huyện thị có trường THPT. Toàn tỉnh có 8 trường PTDTNT, 8 trường PTDT bán trú. 100% thôn bản có nhân viên y tế, 61% trạm y tế có bác sỹ. Từ tháng 6 năm 2014, Đài Truyền hình tỉnh đã phát sóng qua vệ tinh, nâng độ phủ sóng đến 100% thôn bản. Các hoạt động văn hóa , giá trị văn hóa được bản tồn và phát huy. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tháng 3 năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhất trí nâng cấp thị xã Bắc Kạn lên thành thành phố Bắc Kạn. Đây là thuận lợi lớn để tỉnh có thêm nhiều cơ hội phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, về tổng thể thì hiện tại tỉnh Bắc Kạn vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh vẫn còn ở mức cao, chiếm đến 18, 55 %, hộ cận nghèo là 11,2%. Tỉnh còn 2 huyện là Ba Bể và Pác Nặm được hưởng chính sách đầu tư theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Còn 62 thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I, II.
Tỉnh Bắc Kạn có 7 dân tộc chính, trong đó, DTTS chiếm hơn 86 %. Đông nhất là dân tộc Tày, chiếm 52, 93%, tiếp đến là dân tộc Dao, chiếm 17,63 %, dân tộc Nùng chiếm 9,36%, dân tộc Mông chiếm 5, 95%. Trong những năm qua, đồng bào các DTTS ở tỉnh Bắc Kạn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà
nước qua các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư khoa học kỹ thuật, giúp giống vốn để bà con làm ăn. Một số chính sách đã và đang được tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện đó là chương trình 134 về hỗ trợ xóa nhà dột nát, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; chương trình 135 về đầu tư kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ giống cây trồng cho đồng bào các DTTS nghèo theo Quyết định 186 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ cho các hộ dân nghèo theo chương trình 30a, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới v.v…Trong hơn 18 năm tái lập, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm giúp đồng bào các DTTS phát triển kinh tế xã hội như: Hỗ trợ đồng bào khai hoang ruộng nước, cấp giống cây trồng mới có năng suất cao, trợ giá trợ cước phân bón để bà con gieo cấy, đầu tư mở đường giao thông, xây dựng các công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế. Đưa các dự án trồng trọt, chăn nuôi đến với từng thôn bản để bà con áp dụng vào sản xuất. Trong đó nhiều chương trình dự án đã thực sự góp phần tích cực từng bước nâng cao đời sống của bà con như: trồng cỏ phát triển chăn nuôi trâu bò, trồng lúa lai, trồng ngô lai để tăng năng suất, trồng đỗ tương trên nương rẫy cho hiệu qủa kinh tế cao hơn trồng lúa, trồng ngô... Từ năm 2009 đến năm 2014, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư hơn 620 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình 135 cho các xã đặc biệt khó khăn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn cũng như hỗ trợ bà con phát triển sản xuất. Đã có hàng trăm nghìn lượt hộ dân được hỗ trợ máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra bằng nhiều nguồn vốn đầu tư khác như chương trình 30A, chương trình kiên cố hóa kênh mương, trường lớp học, xây dựng nông thôn mới .v.v…… Tỉnh đã mở đường ô tô lên một số thôn đồng bào DTTS ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Na Rỳ, Ngân Sơn. Đầu tư đưa điện lưới quốc gia, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, xây dựng trường học ở các thôn bản. Tỉnh cũng đã quan tâm xây dựng một số khu tái định cư cho đồng bào DTTS, tạo điều kiện giúp bà con vay vốn ngân hàng lãi suất thấp đề đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi,
nhất là chăn nuôi trâu bò theo hình thức vỗ béo. Ví dụ như khu tái định cư Phiêng Luông ở xã Công Bằng, huyện Pác Nặm; khu tái định cư Khuổi Có, xã Lương Thượng, huyện Na Rỳ.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, trong 5 năm qua việc thực hiện các chương trình, chính sách về giảm nghèo đã góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, các xã vùng cao, vùng sâu, các thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đã có trên 500 tỷ đồng được đầu tư hỗ phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Trên 70 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất và đã có trên 90 nghìn hộ dân được thụ hưởng từ chính sách này như: hỗ trợ máy móc, thiết bị, cây con giống…Có trên 43 nghìn học sinh con hộ nghèo được hỗ trợ với kinh phí hơn 38 tỷ đồng và nhiều hoạt động hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường, hoạt động trợ giúp pháp luật lưu động miễn phí cho nhân dân. Có trên 300 nghìn lượt nhân khẩu được hỗ trợ trực tiếp với số tiền hơn 28 tỷ đồng, trên 6 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở [1,tr.3].
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sau hơn 18 năm tái lập, đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, hiện nay Bắc Kạn vẫn thuộc nhóm những tỉnh nghèo nhất của cả nước. Tỷ lệ hộ dân thuộc diện nghèo, cận nghèo chiếm tới gần 50% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Đời sống của đồng bào DTTS ở Bắc Kạn vẫn còn nhiều khó khăn, 92,4% hộ nghèo ở tỉnh Bắc Kạn là hộ đồng bào DTTS ( 13.594 hộ). Nguyên nhân khiến cho các hộ đồng bào DTTS còn nghèo, ngoài thiếu đất sản xuất, thiếu nhân lực thì lí do cốt lõi là thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, dẫn đến năng suất lao động thấp. Để thúc đẩy các mặt kinh tế xã hội của đồng bào DTTS phát triển, trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã có rất nhiều chủ trương, biện pháp ưu tiên đầu tư về cả vật chất cũng như văn hóa tinh thần cho bà con. Trong đó vấn đề nâng cao dân trí, bổ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống cho người dân là một nhiệm vụ cụ thể cũng đã được tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo thống nhất xuống tất cả các ngành, địa phương. Đối với công tác thông tin tuyên truyền,
trong đó có thông tin tuyên truyền cho đồng bào DTTS đã được tỉnh Bắc Kạn dành sự quan tâm nhất định. Từ năm 2011, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quy hoạch báo chí xuất bản đến năm 2020. Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn qua các thời kỳ đều xác định cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến các cơ quan báo chí của tỉnh nói chung, Đài PT&TH Bắc Kạn nói riêng . Tỉnh cần chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, trong đó có Đài PT&TH Bắc Kạn từng bước tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trên cơ sở xác định rõ những vấn đề mang tính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tỉnh Bắc Kạn có 7 dân tộc chính, trong đó, DTTS chiếm hơn 86%. Có thể nói rằng, những đặc điểm của cộng đồng các DTTS chính là đặc điểm chủ yếu của công chúng tỉnh Bắc Kạn. Cộng đồng các DTTS ở Bắc Kạn có dân cư ít lại phân bố trên địa bàn rộng nên mật độ dân số thấp. Đồng bào có tinh thần đoàn kết tốt, có truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng. Năm 2014 toàn tỉnh bầu chọn được 1.354 người có uy tín, đây chính là những mắt xích quan trọng nối liền cấp ủy, chính quyền địa phương với người dân. Tuy nhiên đời sống kinh tế của đa số đồng bào DTTS ở Bắc Kạn còn nhiều khó khăn. Năm 2014, toàn tỉnh còn 13.594 hộ với 55.860 khẩu là người DTTS thuộc diện nghèo còn phải nhận sự hỗ trợ của nhà nước với tổng số kinh phí là 5.237,640 triệu đồng. Hiện chưa có thống kê về tỷ lệ hộ DTTS có tivi nhưng qua khảo sát tại các bản làng đồng bào DTTS, thấy rằng đa số hộ dân, trong đó có cả những hộ nghèo cũng đều đã có tivi để xem. Trừ một bộ phận nhỏ những người không biết tiếng phổ thông ( chủ yếu là người cao tuổi), còn lại, đồng bào DTTS ở Bắc Kạn đều xem chung chương trình truyền hình tiếng Việt với công chúng đại trà. Các chương trình truyền hình tiếng dân tộc được xây dựng dưới dạng tạp chí, gồm truyền hình tiếng Mông, tiếng Dao và tiếng Tày của Đài PT & TH Bắc Kạn được đồng bào xem như một kênh thông tin – giải trí, cũng như kênh VTV5 của Đài THVN. Việc tiếp nhận các loại thông tin và xem các tiết mục văn nghệ bằng ngôn ngữ của dân tộc mình trên truyền hình tạo ra sự thích thú riêng cho công chúng là người DTTS. Ông Phùng Đức Vy ở thôn Bó Lịn, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông cho biết: “Tôi thường xuyên xem các chương trình truyền hình Bắc Kạn bằng tiếng Việt và xem cả chương trình truyền hình tiếng Tày. Mặc dù đã
xem tin ở chương trình Thời sự nhưng vẫn thích xem lại ở chương trình tiếng Tày, xem Đài họ nói bằng tiếng Tày cũng thấy hay hay”
Đặc điểm của cộng đồng DTTS ở tỉnh Bắc Kạn là tính gắn kết cộng đồng trong sinh hoạt, sản xuất còn rất cao. Thói quen tập trung nhóm người để cùng xem truyền hình khá phổ biến. Qua nội dung các chương trình phát sóng không phải người DTTS nào cũng hiểu được hết. Những người có trình độ cao hơn trong cộng đồng đã trở thành người truyền đạt thông tin lại một lần nữa cho người dân. Từ thực tế trên có thể thấy học thuyết “Dòng chảy 2 bước” vẫn còn giá trị đối với nhóm công chúng là người DTTS ở miền núi, trong đó có Bắc Kạn. Từ truyền thông theo hình thức lan truyền, người này nói cho người kia, dần dần giúp người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa phần nào nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Tốc độ lan truyền, nắm bắt còn nhanh hơn các hình thức hội nghị phổ biến, quán triệt hay học tập, đọc sách .v.v…
Công chúng DTTS ở Bắc Kạn là nhóm công chúng dễ tính, không yêu cầu cao đối với sản phẩm truyền thông nhưng lại có những đặc thù rất riêng, do truyền thống văn hóa, điều kiện lịch sử, xã hội của cộng đồng nơi đồng bào DTTS sinh sống tác động tạo ra. Một đặc điểm rất riêng của công chúng người DTTS dễ nhận thấy nhất là nhóm công chúng này thường không cởi mở. Họ không chủ động nói ra nhu cầu, cũng không chủ động tìm kiếm thông tin. Vì thế truyền thông thường khó nắm bắt nhu cầu của họ là cần được thông tin như thế nào. Do trình độ dân trí thấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, hạn chế giao lưu, giao tiếp và do tập tính rụt rè, e ngại nên nhiều đồng bào DTTS không chủ động nói và hỏi về những điều họ chưa biết mà chỉ thụ động tiếp nhận. Đối với truyền thông, họ ít có phản hồi rõ rệt. Khi gặp thông tin phù hợp thì đồng bào quan tâm, làm theo. Còn nếu thông tin không phù hợp, bà con cũng chẳng bày tỏ ý kiến gì. Một bộ phận công chúng là đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay chưa có thói quen thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình địa phương, bởi trước đây tín hiệu truyền hình của Đài địa phương thường kém hơn so với các kênh truyền hình phát qua vệ tinh, chất lượng
chương trình cũng chưa phong phú, hấp dẫn như các kênh truyền hình của Đài Trung ương và các Đài lớn khác. Từ tháng 6 năm 2014, Đài PT & TH Bắc Kạn mới phát sóng thử nghiệm qua vệ tinh, việc thu hút công chúng đến với kênh truyền hình địa phương cũng còn cần có khoảng thời gian nhất định. Do trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin định hướng tuyên truyền giáo dục kịp thời nên một bộ phận công chúng là đồng bào DTTS ở Bắc Kạn đã bị hấp dẫn bởi những sản phẩm truyền thông phản khoa học, phản cách mạng, đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn thì năm 2014 toàn tỉnh có 122 hộ với 642 khẩu theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình (cư trú trên 14 thôn, 11 xã của 4 huyện Ngân Sơn, Pác Nặm, Chợ Mới và Chợ Đồn). Với chức năng là cơ quan thông tin tuyên truyền, ngoài nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các vấn đề thời sự ở địa phương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn cần tham gia vào qúa trình đấu tranh chống những biểu hiện xa dân của cấp ủy, chính quyền cơ sở, chống lại những âm mưu cản trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam bằng việc tăng cường đưa thông tin khoa học giáo dục bổ ích đến cho đồng bào DTTS, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Hiện nay, một bộ phận công chúng truyền hình DTTS ở Bắc Kạn, tập trung ở lứa tuổi thanh niên, đã không xem truyền hình thụ động từ tivi mà chuyển sang xem chủ động qua internet và điện thoại thông minh. Nhóm công chúng này bao gồm cả cán bộ viên chức nhà nước, cả nông dân và người lao động tự do. Nếu chương trình truyền hình họ quan tâm được phát sóng vào khung giờ không phù hợp với kế hoạch sản xuất, sinh hoạt của họ, họ có thể xem lại qua internet , bằng máy tính hoặc điện thoại có hỗ trợ truy cập mạng. Với nhóm công chúng này, chương trình có thông tin khoa giáo cũng là một trong những chương trình được ưu tiên tìm kiếm, nhất là với những thanh niên nông thôn đang nung nấu ý định làm giàu từ phát triển kinh tế trang trại, kinh tế nông lâm nghiệp. Qua các chương trình khoa giáo, họ tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích để lao động sản xuất có hiệu quả
hơn. Những thông tin khoa học, những kỹ thuật phức tạp, xem một lần chưa nhớ, họ có thể xem lại nhiều lần để nắm chắc và làm theo.
Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn hạn chế nên việc tham gia giám sát, phản biện xã hội của bà con còn yếu. Đồng bào mới chỉ tiếp nhận chủ trương chính sách chứ chưa có sự phản hồi, xây dựng, đóng góp. Đây là những hạn chế mà truyền thông cần nắm bắt và có những tìm tòi trong việc khai thác và phản ánh tiếng nói người dân, nhất là đồng bào DTTS. Muốn làm được như vậy, cần tăng thêm thời lượng, nâng chất lượng và đưa được nhiều chương trình truyền hình khoa giáo phổ