Khảo sát về số lƣợng, thời lƣợng, tần suất, thời điểm phát sóng của chƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đài phát thanh truyền hình tỉnh bắc kạn (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Khảo sát về số lƣợng, thời lƣợng, tần suất, thời điểm phát sóng của chƣơng

trình truyền hình khoa giáo

Chương trình truyền hình khoa giáo được Đài PT & TH Bắc Kạn xác định là một trong những chuyên mục cần được ưu tiên về thời lượng, thời điểm phát sóng và thường xuyên xếp lịch phát sóng để góp phần tuyên truyền giáo dục, phổ biến

Trong thời gian khảo sát của luận văn( 2,5 năm), Đài PT & TH Bắc Kạn đã phát sóng khoảng 2670 chương trình truyền hình khoa giáo với tổng thời lượng hơn 27900 phút. Trung bình mỗi tháng phát sóng 90 chương trình với thời lượng trên 930 phút. Số lượng và thời lượng của các chương trình truyền hình khoa giáo được quy định đối với từng chương trình cụ thể. Tần xuất phát sóng của chương trình được ấn định theo tháng ( 1 - 2số/ tháng) , theo tuần ( 1-4 số / tuần) hoặc theo ngày ( 1 số/ ngày). Trong đó, số chương trình ấn định số lần phát sóng theo tuần là phổ biến hơn cả ( chiếm 64%)

Về thời lượng phát sóng, nhóm chương trình thời lượng 10 phút, 15 phút và 30 phút có tỷ lệ ngang nhau. Trong đó, nhóm chương trình 30 phút chủ yếu là các chương trình trò chơi truyền hình. Nhóm chương trình 10- 15 phút được kết cấu dạng tạp chí, bao gồm cả tin và phóng sự hoặc phóng sự và phỏng vấn, tương tác.( Ví dụ: Sức khỏe & đời sống, Công nghệ & cuộc sống) hoặc chỉ có một phóng sự khoa giáo( Ví dụ: Bắc Kạn quê hương tôi, Khoa giáo). Chương trình Ngày này năm xưa thời lượng 5 phút thì được kết cấu như một bản tin ngắn.

Giai đoạn khảo sát của luận văn này thì Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn chưa cố định khung giờ phát sóng cho các chương trình. Việc lập lịch phát sóng được thực hiện riêng từng ngày, căn cứ vào tính chất chương trình. Vì vậy, thời điểm phát sóng của các chương trình khoa giáo chưa cố định. Buổi tối thì các chương trình truyền hình khoa giáo thường được xếp sau chương trình Thời sự, các chương trình tổng hợp, phim truyện. Phổ biến là từ sau 22h hằng ngày. Cá biệt thì có thể phát sóng muộn hơn. Có chương trình phát sóng vào sau 23h. Việc xếp lịch phát sóng được ấn định từ ngày 21 của tháng trước, tại cuộc họp giao ban Ban biên tập của Đài. Tuy nhiên, trong giai đoạn khảo sát của luận văn, có 2 tháng là tháng 7 và tháng 9 năm 2012, chương trình Khoa giáo đã không được xếp lịch phát sóng trong kế hoạch phát sóng hằng tháng. Nguyên nhân là do phòng chuyên môn không chủ động tìm nguồn mới hoặc sản xuất mới mà dùng lại những nội dung đã quá cũ, sử dụng nhiều lần để phát sóng nên Giám đốc, Trưởng Ban Biên tập Đài PT & TH

kế hoạch phát sóng các chương trình truyền hình khoa giáo khá tốt đối với các chương trình tự sản xuất. Còn đối với các chương trình chủ yếu là nội dung khai thác thì đôi khi không được đúng theo kế hoạch. Qua khảo sát, có 20 chương trình Khoa giáo đã không được đưa vào chương trình phát sóng như Lịch phát sóng đã được duyệt. Một số lí do như sau: Thứ nhất, do biến động về kết cấu, thời lượng chương trình vì phải bổ sung các nội dung phát sóng phát sinh theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương ( Ví dụ: Tường thuật trực tiếp kỳ hợp HĐND, lễ kỷ niệm, đại hội các tổ chức, đoàn thể…) Khi có thêm nội dung phát sóng, dẫn đến thừa thời lượng của buổi phát sóng thì Đài buộc phải bỏ ra khỏi chương trình phát sóng hằng ngày những chương trình chưa cấp thiết. Chương trình Khoa giáo là một trong những chương trình thường bị để lại mỗi khi Đài bị thừa thời lượng phát sóng. Thứ hai, do nội dung chương trình Khoa giáo không được duyệt để phát sóng. Bởi chưa chủ động được về nguồn chương trình phát sóng nên chủ đề của các chương trình Khoa giáo thường chưa được xác định tại cuộc họp BBT mà sẽ do phòng chuyên môn tham mưu mỗi khi đến kỳ phát sóng. Nếu việc chuẩn bị nội dung chưa tốt, không được Ban Giám đốc duyệt trước khi phát sóng mà không có nội dung khác để thay thế kịp thời thì chương trình Khoa giáo sẽ bị gạt ra khỏi chương trình phát sóng. Các chương trình Khoa giáo chủ yếu phát sóng các nội dung khai thác. Các nội dung không phù hợp hoặc đã quá cũ, phát lại nhiều lần thì không được Ban Giám đốc duyệt phát sóng. Thứ ba, do sự tắc trách của êkíp thực hiện chương trình đã không nhớ lập lịch phát sóng chương trình Khoa giáo theo như Kế hoạch phát sóng đã được ban hành. Những sai sót này chưa được phát hiện kịp thời nên dẫn đến hậu quả là phát sóng thiếu chương trình Khoa giáo trong chương trình phát sóng hằng ngày. Do không có quy định cụ thể, rõ ràng về thời điểm phát sóng các chương trình nên có trường hợp 2, 3 chương trình truyền hình khoa giáo phát sóng liền nhau nhưng cũng có những quãng cách dài không có một chương trình khoa giáo nào phát sóng. Đây là do những bất cập trong quá trình kết nối chương trình truyền hình tổng thể.

2.3. Nội dung chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài PT & TH tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Thông tin về công tác khoa giáo của Đảng

Trong công tác lãnh đạo cách mạng, Đảng ta lúc nào cũng coi trọng công tác khoa giáo. Công tác khoa giáo là lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khoa giáo là khâu đột phá vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác khoa giáo có nhiệm vụ xây dựng tiềm năng khoa học và công nghệ quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác khoa giáo đẩy mạnh quá trình đưa kinh tế tri thức vào một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức của đất nước, nâng cao các nguồn lực phát triển. Có thể nói rằng, lĩnh vực khoa giáo có vai trò như những đòn bẩy tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Trong các chương trình truyền hình khoa giáo của Đài PT & TH Bắc Kạn, mới chỉ có thông tin về công tác khoa giáo của Đảng ở 5 lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo, Y tế, Khoa học & Công nghệ, Dân số - KHHGĐ, văn hóa - thể thao thông qua 6 chuyên đề về các lĩnh vực này. Còn 1 lĩnh vực thuộc công tác khoa giáo của Đảng là công tác Chăm sóc trẻ em thì chưa được phản ánh. Với kết cấu mỗi chuyên đề khoảng 5 tin, phỏng vấn và 2 phóng sự, trung bình mỗi tháng Đài PT & TH Bắc Kạn cung cấp cho công chúng gần 60 thông tin về công tác khoa giáo của Đảng. Lượng thông tin về công tác khoa giáo của Đảng trong 1 tháng như vậy cũng là vừa phải. Các thông tin chính về công tác khoa giáo ở từng lĩnh vực được chọn lọc, hệ thống lại và cung cấp cho công chúng theo định kỳ. Việc này đã giúp cho công chúng có nhận thức rõ hơn về công tác khoa giáo của Đảng ở địa phương. Có nhiều phóng sự đã phản ánh được những vấn đề quan trọng trong từng lĩnh vực mà dư luận quan tâm như vấn đề hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi được đề cập trong chuyên đề Giáo dục & Đào tạo, vấn đề giải pháp để tăng tỷ lệ bác sỹ trên tổng số dân trong chuyên đề Y tế với Sức khỏe cộng đồng… Tuy nhiên, còn hạn chế là

việc, phản ánh sự vụ. Còn nhiều phóng sự nặng về miêu tả hoạt động, phản ánh kết quả công việc chung chung như: “Công tác khuyến học ở huyện Bạch Thông”, “công tác KHHGĐ ở huyện Chợ Mới”. Thông tin về công tác văn hóa- thể thao chiếm số lượng lớn hơn, bằng cả lượng thông tin của 4 lĩnh vực kia gộp lại. Lí do là bởi chuyên đề Điểm tin Văn hóa- Thể thao được phát sóng mỗi tuần 1 số, trong khi các chuyên đề khác chỉ phát sóng 1số/ tháng. Tuy nhiên, thông tin về công tác văn hóa- thể thao chủ yếu là các hoạt động văn hóa- thể thao diễn ra ở trung tâm tỉnh lỵ, chưa có nội dung phản ánh công tác này ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Đánh giá một cách khách quan thì mảng thông tin phản ánh công tác khoa giáo của Đảng mang đặc điểm của thông tin thời sự là chủ yếu, thông tin mang tính chất hướng dẫn, chỉ dẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

2.3.2. Thông tin hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật

Thông tin hướng dẫn khoa học kỹ thuật là nội dung cần ưu tiên trong chương trình truyền hình khoa giáo. Đối với công chúng là đồng bào DTTS thì hướng dẫn kỹ thuật cũng giống như dạy cách câu cá cho người chưa biết câu. Chỉ khi nào đồng bào DTTS biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì mới xóa được đói, giảm được nghèo. Qua khảo sát chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài PT & TH Bắc Kạn, thấy rằng thông tin hướng dẫn khoa học kỹ thuật hiện vẫn còn ở mức rất ít nếu so sánh với các thông tin khoa giáo khác. Xét trên tổng thể nội dung thông tin thì là thông tin hướng dẫn khoa học kỹ thuật chỉ chiếm tối đa là 10%. Đây là nội dung chủ đạo của 2 chương trình mang tên “Khoa giáo” và “Công nghệ và cuộc sống”. Đối với chương trình “Công nghệ và cuộc sống”, thông tin hướng dẫn tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong bối cảnh bùng nổ thiết bị công nghệ hiện nay, thông tin hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin là những nội dung rất bổ ích cho công chúng, không phân biệt dân tộc, lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung còn chưa phù hợp đối với công chúng. Đặc biệt là các thông tin khai thác từ internet, giới thiệu những công nghệ, thiết bị chưa có ở tỉnh Bắc Kạn hoặc các thiết bị quá xa xỉ đối với người dân ở tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn. Đối với chương trình Khoa giáo, trong 25 nội dung

thông tin hướng dẫn khoa học kỹ thuật của chương trình thì có đến 23 nội dung là hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp ( chiếm 92%). Các chương trình này được nhận biết ngay từ tên của phóng sự trong chương trình với các từ phổ biến như: “Kỹ thuật”, “Hướng dẫn/ Cách”. Mô thức đặt tên tác phẩm thường là “ Kỹ thuật trồng” + tên loại cây trồng; “Kỹ thuật nuôi” + tên con vật nuôi; “Hướng dẫn/ Cách” + việc cụ thể. Ví dụ: “Kỹ thuật nuôi nhím”, “Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bạch đàn Uro”, “Cách phát hiện và phòng trị bệnh trên cá rô phi”, …

Đối với tỉnh miền núi, có cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm đến 34,5% như Bắc Kạn thì thông tin hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các nội dung hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong chương trình Khoa giáo ở Đài PT & TH Bắc Kạn có chất lượng khá tốt. Các chương trình đã cung cấp cho khán giả kiến thức, hướng dẫn cách vận dụng kiến thức đối với từng loại cây trồng, vật nuôi cụ thể. Nội dung hướng dẫn có tính khoa học, chính xác cao do có sự cố vấn, tham gia của các chuyên gia, các cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực phản ánh. Có những chương trình rất thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng công chúng, trong đó có công chúng là đồng bào DTTS. Anh Lý Văn Mình, người dân tộc Mông ở xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm cho biết: “Những chương trình hướng dẫn cách nhận biết sâu bệnh hại, các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách chăm sóc sức khỏe… đều rất hay. Người dân mình xem học được nhiều điều”

Đặc điểm dễ nhận thấy của thông tin hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong các chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài PT & TH Bắc Kạn trong thời gian khảo sát của luận văn này là có đến 99% nội dung là khai thác. Bối cảnh, hình ảnh và nhân vật, chuyên gia trong các chương trình đều không phải ở tỉnh Bắc Kạn. Điều này được lí giải là do Đài PT & TH Bắc Kạn chỉ sản xuất được rất ít chương trình hướng dẫn khoa học kỹ thuật, trong khi nhu cầu phát sóng những nội dung này là rất lớn. Mặc dù các nội dung tự sản xuất ở tỉnh Bắc Kạn nếu so sánh với các nội dung khai thác thì cũng không khác về chất lượng. Đa số các nội dung hướng dẫn

có những nội dung được phát đi phát lại đến cả chục lần, liên tục trong nhiều tháng. Ví dụ nội dung Kỹ thuật trồng cây nghệ đen phát sóng đến 12 lần, trong các tháng 8,9 của năm 2012, tháng 3, 10,11 của năm 2013 và tháng 2,3,4,5 của năm 2014. Riêng các tháng 9/2012, 11/ 2013 và 3/2014, mỗi tháng phát sóng nội dung này 2 lần. Nội dung Kỹ thuật nuôi cá Hồng Mỹ trong ao được phát sóng đến 11 lần, trong các tháng 8,9,10,11 năm 2013 và tháng 1,2,3,4,5 của năm 2014. Trong đó, có 3 tháng là tháng 9, 10 năm 2013 và tháng 3/ 2014, mỗi tháng phát sóng 2 lần nội dung này. Việc phát sóng nhiều lần một nội dung được giải thích là vì thiếu nguồn chương trình và phát nhiều lần để những khán giả quan tâm có cơ hội được xem kỹ hơn những hướng dẫn từ chương trình. Nguồn khai thác hiện nay cũng đang gặp khó khăn. Nhà báo Đặng Thị Thanh Mai, BTV phòng Biên tập là người được giao thêm nhiệm vụ khai thác các chương trình khoa giáo cho biết: Các BTV chủ yếu tìm chương trình khoa giáo trên Google, vào các trang chính thống như VTV, VTC, VOV rồi lựa chọn những chương trình khoa giáo phù hợp về nội dung, thời lượng. Cái khó là “nhiều chương trình trên VTV thường là những chương trình tổng hợp gồm tin và phần hướng dẫn thực hiện trồng, nuôi, cách chăm sóc cây con…Phần hướng dẫn thì thường ngắn. Nếu khai thác cả chương trình thì không phù hợp, nếu cắt ra thì không đảm bảo thời lượng.”

2.3.3. Thông tin tƣ vấn chính sách pháp luật

Nội dung thông tin tư vấn chính sách pháp luật hiện đang chiếm một phần rất nhỏ trong hệ thống chương trình truyền hình khoa giáo của Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn. Chỉ có mỗi chương trình chuyên sâu về nội dung này là chương trình “Tìm hiểu pháp luật”. Đây là chương trình do Đài PT & TH Bắc Kạn tự sản xuất. Thông tin trong chương trình là trích dẫn các luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã được ban hành. Việc đưa nội dung thường theo tuần tự từ đầu đến cuối văn bản luật. Hết nội dung văn bản luật này thì mới chuyển sang nội dung văn bản luật khác. Vì thời lượng của chương trình ngắn, chỉ 5 phút/ chương trình nên dù được phát sóng 3 buổi/ tuần thì nội dung truyền tải cũng không được nhiều. Văn bản luật thường khá dài, nhiều nội dung thông tin không dễ nhớ, dễ hiểu nên mỗi

chương trình chỉ đưa được một số thông tin chọn lọc. Có những văn bản luật như

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một sổ điều theo Luật số 01/2007/QH12

dù chỉ dài 10 trang nhưng phải mất 30 buổi mới tuyên truyền xong. Bởi không chỉ đưa nội dung của luật sửa đổi mà chương trình còn phải thông tin nhắc lại nội dung ở văn bản luật gốc. Như vậy, có những luật phải tuyên truyền trong vòng từ 2 đến 3 tháng. Việc đưa được nội dung thông tin chính sách pháp luật đến với công chúng là một cố gắng lớn rất đáng được ghi nhận của Đài truyền hình. Qua đó giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên, hiện tại cả người thực hiện và công chúng đều đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đài phát thanh truyền hình tỉnh bắc kạn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)