Đánh giá chung về điều kiện phát triển du lịc hở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 79 - 82)

Quảng Ngãi

2.4.4.1. Thuận lợi

Trước hết, phải khẳng định đảo Lý Sơn có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.

- Lý Sơn có điều kiện khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển loại hình du lịch như du lịch sinh thái biển đảo, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh và tìm hiểu văn hóa, du lịch cộng đồng, tham quan nghiên cứu...

- Nơi đây có sự tích tụ của nhiều di tích lịch sử văn hóa và một hệ thống di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Ngoài ra Lý Sơn còn có các điểm du lịch tự nhiên vẫn còn rất hoang sơ, nhưng nét đẹp của nó thì không thua kém gì các điểm du lịch tự nhiên khác nằm trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi.

- Có các ngôi nhà cổ cùng các câu chuyện lịch sử còn vang vọng cho đến ngày nay. Người dân Lý Sơn rất mến khách, khi du khách mở lòng tiếp xúc thì chắc chắn du khách sẽ thấy yêu hơn mảnh đất, con người nơi này.

- Lý Sơn đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sơ sở vật chất kỹ thuật. Nhất là về hệ thống giao thông đường thủy đã được cải thiện dáng kể phục vụ nhu cầu của du khách.

- Công tác tuyên truyền đã được xúc tiến. Đài phát thanh huyện cũng đã mở chuyên mục giới thiệu chuyên đề du lịch, phối hợp với cơ quan báo chí giới thiệu tiềm năng du lịch Lý Sơn, tham mưa cho UBND đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tái bản sách “ Lý Sơn đảo du lịch lý tưởng” và “Văn hóa truyền thống Lý Sơn”.

- Đã vận động và có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, dự kiến trong thời gian tới du lịch homestay sẽ là loại hình du lịch chủ đạo của Lý Sơn.

- Nhà nước đã có các chính sách, kế hoạch đầu tư vào ngành du lịch huyện một cách cụ thể, dự kiến đến năm 2015 Lý Sơn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn và thu hút số đông du khách khi đến du lịch tại dãi đất miền Trung.

Nhận thấy được những điều kiện thuận lợi trên PGS. Chu Văn Tần đã nói: “ Nếu như Hội An có phố cổ như một bảo tàng sống về diện mạo thị cảng cổ, thì ở Lý Sơn hệ thống nhà cổ truyền thống rất độc đáo của một làng nông chài, xứng đáng được bảo tồn

69

và tôn tạo phục vụ cho việc tìm hiểu một dạng văn hóa vật chất truyền thống của người Việt và giới thiệu rộng rãi cho khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.” Qua khảo sát có thể nhận định nhà cổ trên đảo rất phù hợp và thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch, ngoài việc khám phá các nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên nơi đây, tìm hiểu các nét đẹp văn hóa, thưởng thức các đặc sản miền biển đảo, du khách sẽ sinh hoạt chung với cộng đồng địa phương thông qua những hoat động tập thể để trải nghiệm các giá trị sống và văn hóa của “vương quốc tỏi”.

2.4.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì du lịch Lý Sơn còn có các khó khăn như: ngành du lịch Lý Sơn phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, hạ tầng du lịch còn ở mức sơ khai, chưa hình thành được các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch còn nghèo, số lượng cơ sở lưu trú còn ít, công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế, chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch thấp, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

- Tuy đã được hoàn thiện về mạng lưới giao thông giúp người dân và du khách đi lại thuận tiện nhưng bên cạnh đó có thể nói giao thông cũng là một trong những bất lợi lớn nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của huyện. Cơ sở hạ tầng chưa được nhà nước đầu tư một cách triệt để, theo như hiện tại thì số lượng các tàu cao tốc ra đảo vẫn còn là những con số rất nhỏ 3;4 chiếc với sức chứa là 150 – 170 người/ 1 chiếc. Hơn nữa trạm kiểm soát vé cũng như ban quản lý cảng Lý Sơn chưa được thành lập nên vấn đề quay trở lại đất liền của du khách thường gặp nhiều khó khăn.

- Do đặc thù là hoạt động kinh doanh du lịch mới được chú trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, du lịch bước đầu phát triển nhưng chủ yếu mang tính tự phát. Mặc khác, du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn nên có nhiều ngành nhiều cấp tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn Huyện. Phòng Văn hóa và Thông tin được thành lập, dù không ngừng được hoàn thiện những đến nay bộ máy tổ chức còn thiếu, chưa phát huy được đầy đủ các chức năng nhiệm vụ được giao, sự phối hợp trong hoạt động với các cơ quan hữu quan còn chưa đầy đủ.

70

- Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động du lịch tại huyện đảo Lý Sơn còn mang tính chất địa phương, manh mún, nhỏ lẻ và tự phát.

- Ý thức của người dân và bảo vệ môi trường chưa cao. Trước hết phải kể đến việc cộng đồng địa phương tại đảo sinh sống bằng nghề biển, nên hàng ngày có rất nhiều người dân đi vớt rong mơ về phơi khô và bán lại, việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên này là làm cho tài nguyên biển đảo Lý Sơn gần như cạn kiệt và mất đi lớp thảm thực vật mà trước đây Lý Sơn được coi là nơi có các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển cao. Các nguồn gen của các sinh vật biển quý hiếm cũng bị người dân dùng các loại thuốc nổ khai thác cạn kiệt. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa được cao, vì sống gần biển nên tất các các chất thải sinh hoạt hay các rác thải từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày đều được xả ra. Năm 2006 tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng bãi xử lý rác thải sinh hoạt cho huyện đảo Lý Sơn nhưng tháng 9/2009, cơn bão số 9 tràn về san bằng bãi xử lý này. Do vậy gần 5 năm nay người dân Lý Sơn trên đảo hàng ngày đành mang rác thải ra đổ thẳng xuống biển.

- Công tác marketing chưa được triển khai toàn diện, hoạt động quảng bá không cao nên các nhà đầu tư không thấy được những lợi thế sẵn có của Lý Sơn nên họ dừng như rất hoang mang và không muốn đầu tư. Chính vì không có chiến lược phát triển và quảng bá rộng khắp, nên Lý Sơn dã bỏ qua rất nhiều cơ hội có thể phát triển, Lý Sơn hiện như một nàng công chúa ngủ quên mới được đánh thức, nhưng vẫn còn “ngái ngủ”, nên hoạt động xúc tiến quảng bá, marketing đối với Lý Sơn thời gian này là rất cần thiết.

- Các cơ sở lưu trú tại Lý Sơn chưa có nhiều và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vừa qua thời gian diễn ra lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tại Lý Sơn nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch homestay là rất cao, một phần là du khách muốn tìm hiểu về nguồn gốc lễ hội thông qua cộng đồng địa phương, phần khác là vì các cơ sở lưu trú như khách sạn nhà nghỉ tại Lý Sơn không đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách trong dịp đại lễ.

- Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch tại Lý Sơn vẫn còn rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

71

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 79 - 82)