ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊC HỞ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 82 - 85)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI QUẢNG NGÃI

3.1.1. Cơ sở đưa ra định hướng

3.1.1.1 Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển KT – XH của tỉnh

- Phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tạo ra sản phẩm đặc trưng

- Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

- Phát triển du lịch hướng đến sự phát triển bền vững.

3.1.1.2. Chiến lược phát triển du lịch huyện Lý Sơn

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược quy hoạch, phát triển du lịch chung của toàn tỉnh

- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch

- Phát triển các KDL, điểm du lịch hấp dẫn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Kêu gọi đầu tư của các tổ chức, cá nhân về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần giảm nghèo, mang đến bộ mặt mới cho huyện đảo

- Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu phát triển

Phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn trở thành một trong những tâm điểm của du lịch Quảng Ngãi, theo hướng cộng đồng. Phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch biển đảo và

72

các thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm của huyện.

3.1.1.3. Thực tế phát triển ngành du lịch ở huyện đảo Lý Sơn

Từ năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận và khai trương tuyến du lịch “Biển đảo Lý Sơn”, gồm các điểm du lịch theo tuyến chùa Hang, đình làng An Hải, chùa Đục, Miệng núi lửa, Di tích lịch sử Hải đội Trường Sa – Hoàng Sa, Âm Linh Tự và một số ngôi nhà cổ tại huyện Lý Sơn… Tuy nhiên, đa phần các tài nguyên du lịch đều ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư khai thác nên doanh thu từ hoạt động tham quan du lịch chưa cao. Hầu hết các điểm tham quan là các điểm du lịch tâm linh, còn mang nặng tính cộng đồng địa phương chứ chưa được quy hoạch để phục vụ du lịch. Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch đều còn ở dạng tự phát, quy mô nhỏ bé.Lý Sơn chưa thể hình thành được các KDL, điểm du lịch. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch còn nghèo nàn. Công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế, chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch thấp, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

3.1.1.4. Kết quả đánh giá của đề tài về tài nguyên du lịch ở huyện đảo Lý Sơn

Qua việc nghiên cứu, đề tài đã đi sâu vào phân tích cụ thể những tài nguyên du lịch thuộc cả TNDLTN và TNDLNV của huyện đảo Lý Sơn, khả năng phục vụ cho phát triển du lịch của những tài nguyên đó. Trên cơ sở phân tích các TNDL chúng tôi đã tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của các TNDL đó đối với quá trình phát triển du lịch của huyện đảo Lý Sơn. Qua sự phân tích của đề tài chúng ta có thể thấy được, Lý Sơn là địa phương có tiềm năng rất lớn về du lịch và có khả năng thu hút du khách rất cao. Vì vậy, cần có những chính sách cụ thể để đưa du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong một tương lai không xa.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn

3.1.2.1. Định hướng chung

- Căn cứ vào chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, tình hình kinh tế xã hội, hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại Lý Sơn để lập quy hoạch phát triển du lịch. Từ đó, hình thành các đề án phát triển du lịch tại các điểm tài nguyên cụ thể và dựa

73

quy hoạch phát triển, các nhà quản lý sẽ dùng làm căn cứ kế hoạch để kêu gọi, thu hút đầu tư.

- Phát triển nhanh và bền vững du lịch, gắn kết với các trung tâm đô thị và các khu du lịch của tỉnh, sớm đưa du lịch tại đảo Lý Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Lý Sơn và của tỉnh Quảng Ngãi.

- Xem phát triển du lịch là trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế huyện đảo Lý Sơn.

3.1.2.2. Định hướng cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về khách du lịch dự báo đến năm 2015 đạt khoảng 38.228 lượt khách trong đó khách quốc tế đạt khoảng 765 lượt khách, chiếm 2% tổng lượt khách. Doanh thu ước khoảng 22,937 tỉ đồng và năm sau sẽ tăng cao hơn năm trước. Đến năm 2020, dự báo đạt 50.000 lượt khách; doanh thu 267,2 tỉ đồng.

- Nhu cầu về nguồn nhân lực khoảng 1.000 người trong đó lao động trực tiếp 200 người, lao động gián tiếp 800 người

- Xây thêm công trình phụ tại các điểm du lịch Chùa Hang, đình làng An Hải - Xây dựng tuyến đường giao thông đến các điểm tham quan du lịch để khách du lịch có thể thuận lợi hơn trong việc di chuyển đến điểm du lịch

- Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách trong thời gian sắp tới. Thu hút vồn đầu tư từ các địa phương lân cận và các doanh nghiệp du lịch

- Đầu tư thêm cho phương tiện vận chuyển. Lý Sơn sẽ đầu tư thêm 02 xe khách để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Và sẽ đóng thêm 01 tàu cao tốc với sức chứa 100 khách để có thể vận chuyển khách du lịch đến với đảo

- Đầu tư phục chế các hiện vật hiện có tại các điểm tham quan như bộ xương cá ông ở Lăng Tân

- Tiếp tục củng cố bộ máy phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, ngoài nguồn nhân lực hiện đã có thì huyện cần triển khai đào tạo các nguồn nhân lực trẻ để tham gia phục vụ du lịch. Có chính sách khuyến khích các nguồn nhân lực học các chuyên ngành du lịch quay về huyện làm việc

74

- Mở các khóa học đào tạo nghiệp vụ về các loại hình du lịch cho cộng đồng địa phương, để họ ngày một chuyên nghiệp hơn trong nghiệp đón và phục vụ khách.

- Xây dựng và mở rộng các dịch vụ bổ trợ cho du lịch. Xây dựng các cửa hàng chuyên phục vụ cho cộng đồng địa phương và khách du lịch, các cửa hàng quà lưu niệm, các dịch vụ bổ sung, các khu vui chơi giải trí tại huyện…

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 82 - 85)