2.1.1. Báo Thanh Niên
Tờ báo Thanh niên là diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, được thành lập vào ngày 19 10 1986, với giấy phép xuất bản số 607 GP – BVHTT, do Bộ Văn hoá thông tin cấp ngày 03 12 2001. Là một tờ báo lớn và có uy tín trong suốt thời gian hoạt động, từ khi ra đời cho đến nay, báo Thanh niên luôn thu hút được một lượng lớn độc giả cả trong nước và nước ngoài. Hiện nay báo phát hành thường nhật, gồm 20 trang báo chính và 28 trang phụ
Thanh niên từ khi ra đời cho đến nay luôn được coi là tờ báo mang tính chiến đấu, tính lí luận chính trị cao, hoạt động vì sự nghiệp cách mạng của đất nước, phát huy hết vai trò và chức năng báo chí của mình để mang lại cho người dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc, giáo dục thanh niên và nhân dân lao động Việt Nam đạo đức và tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân. Trong thời kì đất nước hội nhập, xã hội có những bước phát triển vượt bậc, nhu cầu thông tin của người dân cũng vì thế mà có những đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Lẽ dĩ nhiên đáp ứng nhu cầu thông tin ấy, độc giả đòi hỏi được cung cấp một lượng thông tin đa dạng theo chiều sâu là một điều dễ hiểu.
Báo Thanh Niên là một tờ báo lớn và có uy tín trong làng báo nước nhà. Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, có thể nói là ra đời cùng thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới (số báo đầu tiên ra ngày 3 1 1986 , song Thanh Niên đã khẳng định đựơc vị thế của mình. Tờ báo đặc biệt nhạy cảm với thời cuộc, và luôn đi đầu trong công cuộc chống tiêu cực. Tên tuổi báo Thanh Niên gắn liền với quá trình phanh phui đường dây tội ác của tập đoàn xã hội đen Năm Cam.
Hiện tại, các ấn phẩm của Thanh Niên gồm có: Thanh Niên hàng ngày (tiếng Việt), Thanh Niên tuần san, Thanh Niên Daily (tiếng Anh, ra hàng ngày), hai ấn phẩm điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Thanh Niên hàng ngày có lượng phát hành là 462.000 bản, một trong những tờ báo in có lượng phát hành lớn nhất nước. Báo Thanh Niên điện tử tại thời điểm đầu năm 2006 có tới 1,7 triệu lượt người đọc mỗi ngày.
Qua khảo sát từ tháng 1 2012 đến 12/2013 với 732 số báo cho thấy, có 59 bài đề cập đến vấn đề dinh dưỡng trẻ em. Nội dung các bài viết tập trung vào các nhóm vấn đề sau: Suy dinh dưỡng, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam; Tỷ lệ gia tăng và cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện
nay; Phòng chống, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam; Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em; Dinh dưỡng học đường.
Như vậy nếu so với vấn đề khác, mặc dù các tin bài liên quan đến dinh dưỡng trẻ em không nhiều, xuất hiện với tần suất khá ít nhưng lại đề cập đầy đủ các nội dung của vấn đề dinh dưỡng trẻ em.
2.1.2. Sức khỏe và đời sống
Cách đây 52 năm, vào đúng ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 1961 báo Sức khỏe, một bộ phận của Nhà xuất bản Y học ra đời là tiền thân của báo Sức khỏe & Đời sống – cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế ngày nay. Trong suốt những năm qua, tờ báo đã trải qua nhiều biến động và chuyển dịch. Từ Sức khỏe đến Sức khỏe & Đời sống là cả một sự phấn đấu không mệt mỏi của từng lớp, từng thế hệ nhà báo, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật cùng đội ngũ cộng tác viên hùng hậu trên mọi miền đất nước qua những thăng trầm lịch sử đã đưa tờ báo ngành trở thành tờ báo của toàn xã hội khi luôn đồng hành cùng dân tộc, đập trung nhịp đập của nhân dân và lớn lên trong hơi thở của thời đại. Từ những số báo Sức khỏe xuất bản 2 kỳ một tháng, 8 trang, Sức khỏe & Đời sống đã luôn cải tiến, phát triển thành tuần báo 16 trang rồi tăng kỳ ra số thứ ba, thứ năm, thứ 7, chủ nhật; tăng thêm ấn phẩm mới: Cuối tuần, Cuối tháng, Dân tộc miền núi, Y tế thôn bản, tổng cộng 25 số báo tháng. Có thể nói Sức khỏe & Đời sống là sản phẩm của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và ngược lại, luôn tham gia, có nhiều đóng góp trong tiến trình Đổi mới vì một đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh và hạnh phúc.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”, Sức khỏe &
Đời sống đã trở thành “người thầy thuốc” tin cậy và gần gũi trong mỗi gia đình, thực sự góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Kết quả khảo sát báo Sức khỏe và Đời sống từ tháng 1 2012 đến 12/2013 với 418 số (phát hành 4 số/tuần , trong đó số bài viết về dinh dưỡng trẻ em có 124 bài. Báo đề cập đến tất cả các nội dung về dinh dưỡng trẻ em như giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam; Tỷ lệ gia tăng và cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay; Phòng chống, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam; Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em;Dinh dưỡng học đường.
2.1.3. Tạp chí Mẹ & Bé:
Tạp chí mẹ và Bé tuy mới ra đời vào tháng 1 2006, nhưng đã là một ấn phẩm đáng tin cậy của độc giả, giúp bạn đọc dễ dàng định hướng trong biển thông tin mênh mông về những vấn đề gia đình, cách nuôi dạy con cái bằng những bài viết, những thông tin, những câu trả lời của các chuyên gia sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, những chuyên gia tâm lý, giáo dục ...
Mẹ & Bé là tạp chí dành cho những ông bố bà mẹ hiện đại, dành cho những người sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo nhất, dành cho những người sinh thành và nuôi dưỡng những thế hệ thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, tự tin hơn cho thiên niên kỷ mới.
Tạp chí phát hành 1 số tháng vào ngày mùng 5 hàng tháng trên cả nước với 100 trang trên khổ A3.
Qua khảo sát Tạp chí Mẹ và Bé từ tháng 1 2012 đến 12/2013 với 24 số, trong đó số bài viết về dinh dưỡng trẻ em có 84 bài . Báo đề cập đến tất cả các
suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam; Phòng chống, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh; thực hành dinh dưỡng.
2.2. Nội dung vấn đề dinh dƣỡng của trẻ em trên các báo khảo sát
Qua khảo sát cho thấy, mặc dù số lượng bài viết về dinh dưỡng trẻ em còn khá ít nhưng nội dung phản ánh lại khá phong phú và đa dạng.
Xuất phát từ đặc thù của mỗi báo, cũng như các đối tượng và chiến lược tuyên truyền của từng báo mà cách thức tuyên truyền và mức độ đăng tải cũng khác nhau. Các báo trong diện khảo sát tập trung chủ yếu vào những nội dung chính sau:
2.2.1. Suy dinh dưỡng, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới 2004 cho biết, ở các nước đang phát triển hàng năm có khoảng 10,5 triệu trẻ em chết vì bệnh tật như viêm phổi, tiêu chảy, sởi, sốt rét… trong đó suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm tới 53%. Suy dinh dưỡng ở trẻ em đang là đề tài nóng bỏng và đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước trên thế giới.
Các báo trong diện khảo sát đã phản ánh trung thực thực trạng suy dinh dưỡng ở nước ta còn cao.
Theo số liệu mà cả Thanh niên, Sức khỏe đời sống, Tạp chí Mẹ và bé đưa ra thì những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Các báo đều dẫn nguồn số liệu thống kê mới nhất của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 33,8% vào năm 2000 giảm còn 25,2% vào năm 2005, 2011 tiếp tục giảm xuống 16,8% nhưng vẫn còn ở mức 15,3% vào năm 2013. Cùng với đó, tình
trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi của các bé trong độ tuổi này vẫn ở mức cao là 36,5% vào năm 2000 giảm còn 29,6% vào năm 2005, 2011 vẫn còn ở mức 27,5% và 25,9% vào năm 2013.
Báo Sức khỏe và Đời sống đã đưa hẳn vấn đề này vào chuyên trang “Các chương trình mục tiêu quốc gia” để thấy được mức độ quan trọng của thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam hiện nay. “Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2015 của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ được 189 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc trong đó có Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện” [1, số 193 ngày
3/12/2013, Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không chỉ là thực hiện mục
tiêu thiên niên kỷ]. Báo đã khẳng định suy dinh dưỡng vẫn là thách thức lớn
đối với nước ta, đặc biệt là ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt. Thách thức về suy dinh dưỡng dưới bất kỳ hình thức nào đều đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật và tử vong sớm cho phụ nữ và trẻ em. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của trẻ và năng suất lao động trong suốt cuộc đời. Thực trạng này đòi hỏi phải có những giải pháp can thiệp sớm và kịp thời nhằm đảm bảo cho trẻ có cơ hội đạt được sự phát triển đầy đủ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Nhằm mục đích làm rõ hơn về thực trạng suy dinh dưỡng, các báo đầu tiên thường phổ biến các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, các báo trong diện khảo sát đã có một loạt bài báo về cách phân biệt thế nào là suy dinh dưỡng.
Thiếu protein, năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và suy giảm trí thông minh. Theo báo Thanh Niên trong bài phỏng vấn PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết “Trẻ bị suy dinh dưỡng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hệ quả của
suy dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và suy giảm trí thông minh” [2, số 367 ngày 26 12 2012, Chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng].
Do vậy, vấn đề nhận biết thế nào là suy dinh dưỡng ở trẻ luôn được những người chăm sóc trẻ quan tâm. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, Tạp chí Mẹ và bé số báo nào cũng có ít nhất 1 bài đề cập đến vấn đề này.
Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ là gì?
Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Lúc khởi đầu, trẻ chỉ có một vài biểu hiện như đứng
cân, sụt cân, chậm tăng trưởng chiều cao trong 2, 3 tháng liền. Sau đó, trẻ trở nên mệt mỏi, kém hoạt bát, hay quấy khóc, biếng ăn, ít ngủ, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng…..
Đối với trẻ trên 2 tuổi: trẻ suy dinh dưỡng thường có vóc dáng nhỏ bé so với trẻ cùng lứa tuổi. Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện khác như kém tập trung, ủ rũ, chậm chạp, kết quả học tập sụt giảm….[34, số 76 tháng 06 2012,
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ suy dinh dưỡng].
Suy dinh dưỡng không chỉ biểu hiện ở tình trạng sụt cân suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ mà nó còn thể hiện ở thể trạng thấp, không tăng chiều cao ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi). Tuy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em nước ta đã giảm mạnh, tuy nhiên suy dinh dưỡng thể thấp còi đang tồn tại như một vấn đề nghiêm trọng ở nước ta, khi vẫn còn 29,3% số trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Sau 10 năm, người Việt Nam chỉ cao thêm được 1cm, trong khi các nước láng giềng Thái Lan, Trung Quốc tăng hơn 2cm. Chiều cao trung bình của nam, nữ thanh niên Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Để nâng cao tầm vóc Việt, cần bắt đầu từ mỗi gia đình, cần sự vào cuộc đồng bộ của toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây là câu chuyện dài và đụng đâu cũng thấy khó.Suy dinh dưỡng
thấp còi - nguyên nhân chính làm hạn chế tầm vóc, chiều cao người Việt Nam đã được coi là mục tiêu ưu tiên trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020. Đây là vấn đề được rất nhiều các ông bố, bà mẹ không chỉ ở nông thôn mà ở các thành phố lớn hết sức quan tâm.
Theo ThS. BS Lê Thị Hải, GĐ Trung tâm Khám – Tư vấn Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Trung ương “Chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Di
truyền, dinh dưỡng, môi trường sống… Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ” [34, số 85 tháng 03 2013, Làm thế nào để trẻ phát triển tối đa chiều cao ở tuổi trưởng thành]. Báo Sức khỏe và Đời sốngcũng khẳng đinh
“Các công trình khoa học đã cho thấy ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao
của trẻ, di truyền chỉ chiếm 20%, trong đó 50% là do yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống, rèn luyện” [1, số 178 ngày 7 11 2013, Tăng chiều cao của trẻ em khó hay dễ?].
Sau khi làm rõ các kiến thức cơ bản về thế nào là suy dinh dưỡng, các báo đi sâu phân tích các vấn đề dẫn đến tình trạng trên. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng một phần do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Nhiều người có nhận thức sai lầm về dinh dưỡng dẫn đến tình trạng cho trẻ ăn thức ăn không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, không đủ calories hoặc ép trẻ ăn quá nhiều. Các bà mẹ cũng không thể định lượng thức ăn vào cơ thể có cung cấp cho con mình đầy đủ dưỡng chất cần thiết hay không. “Hầu hết phụ huynh đều tin rằng mình đã cố gắng
chăm lo cho con có bữa ăn ngon lành, đầy đủ dinh dưỡng hết mức có thể, nhưng sự thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu vẫn diễn ra” [2, số 81 ngày
22/3/2013, Con bạn có bị suy dinh dưỡng], “Qua các bệnh nhân đến khám
chưa thật đúng cách, do đó, bé không nhận được chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu theo lứa tuổi cũng như những thức ăn dễ hấp thu theo lứa tuổi…” [1, số
47 ngày 23/3/2013, Cải thiện hấp thu để trẻ nhỏ tăng trưởng tốt]. Các
nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ bị suy dinh dưỡng chính là quan niệm lỗi thời của các ông bố, bà mẹ “Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn quan niệm
rằng thấp bé, nhẹ cân hoàn toàn là do nòi giống quyết định và không thể thay thế” [1, số 178 ngày 7 11 2013, Tăng chiều cao ở trẻ em khó hay dễ?];
“Quan niệm chiều cao phụ thuộc vào yếu tố di truyền trong một thời gian dài
đã làm các bậc cha mẹ không quan tâm đến việc phát triển tầm vóc của con”
[2, số 99, ngày 9 4 2013, Bí quyết giúp con cao lớn vượt trội]. Nguyên nhân cuối cùng mới là các Vấn đề về kinh tế, xã hội “Giá cả thực phẩm tăng, thiếu
hụt thực phẩm ở những khu vực có xung đột và thiên tai cũng co thể khiến các gia đình không đủ thực phẩm và thực phẩm phù hợp dẫn đến suy dinh dưỡng”