Phản hồi của công chúng về hiệu quả tuyên truyền của các tờ báo khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí việt nam (Trang 76)

khảo sát

Nhằm hiểu thêm về hiệu quả tuyên truyền của các báo về dinh dưỡng trẻ em kết quả khảo sát và phỏng vấn cũng cho thấy rõ phần nào nội dung trên. Với 300 phiếu hỏi thực hiện trên 6 địa bàn khác nhau của Thành phố Hà Nội,

giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng thể về hiệu quả tuyên truyền của báo. Các địa bàn được lựa chọn theo tiêu chí là các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội bao gồm: Quận Ba Đình, Quận Hoàn Kiếm, Quận Tây Hồ, Huyện Đông Anh, Huyện Thanh Trì, Huyện Hoài Đức.; các nhóm công chúng là các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi và trình độ khác nhau.

Ở câu hỏi liên quan đến vấn đề tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em trên các báo Thanh Niên, Sức khỏe và Đời sống và Tạp chí Mẹ và Bé cho thấy quý vị quan tâm đến nội dung nào Câu hỏi 9, phiếu thu thập thông tin ? Kết quả tại bảng 2.1 và biểu đồ 1.

Bảng 2.1. Nội dung vấn đề dinh dưỡng trẻ em độc giả quan tâm

TT Nội dung Báo TN Báo SK&ĐS

Tạp chí M&B

SP % SP % SP %

1 Suy dinh dưỡng 32 10,6 102 34 28 9.3

2 Thừa cân, béo phì 66 22 51 17 36 12.0

3 Vi chất dinh dưỡng 43 14,3 40 13,3 95 31.7 4 VSANTP, thực hành

dinh dưỡng 65 21,6 75 25 123 41.0

5 Dinh dưỡng học đường 94 31,5 32 10,7 18 6.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013

Tại bảng 2.1 cho thấy, qua kết quả khảo sát ở mỗi báo lại tập trung quan tâm đến nội dung dinh dưỡng trẻ em khác nhau Báo Sức khỏe & Đời sống có đến 102 phiếu của độc giả quan tâm đến vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tạp chí Mẹ & Bé thì có đến 123 phiếu của độc giả quan tâm đến vấn đề VSATTP và thực hành dinh dưỡng.

Biểu đồ 2.1: Nội dung vấn đề dinh dưỡng trẻ em độc giả quan tâm

Nhìn vào biểu đồ trên, đối với Báo Thanh Niên, số lượng phiếu của độc giả quan tâm đến các nội dung về dinh dưỡng không tập trung vào nội dung nào mà giàn rất đều 32 phiếu về suy dinh dưỡng, 66 phiếu về thừa cân béo phì, 43 phiếu về vi chất dinh dưỡng, 65 phiếu về VSATTP và thực hành dinh dưỡng và 94 phiếu về dinh dưỡng học đường . Điều này trùng khớp với khi khảo sát định lượng từng báo. Ví dụ Tạp chí Mẹ và Bé trú trọng vào nội dung thực hành dinh dưỡng trẻ em, hầu như số nào tạp chí cũng có ít nhất 2 bài đăng về nội dung này.

Để hiểu được chiến lược tuyên truyền của báo cũng như mô thức thông tin cần phải xem xét tần xuất nội dung tuyên truyền Biểu đồ 2.2 câu hỏi 10, phiếu thu thập thông tin .

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của công chúng về tần xuất xuất hiện thông tin dinh

dưỡng trẻ em trên các tờ báo khảo sát

Trả lời câu hỏi này cho thấy, tỷ lệ độc giả đánh giá về tần xuất nội dung tuyên truyền thường xuyên trên Tạp chí Mẹ & Bé được đánh giá là cao nhất với 22,7% kế tiếp là báo SK & ĐS 15%. Đánh giá thấp nhất là báo Thanh Niên. Điều này phù hợp thực tế khảo sát. Tạp chí Mẹ & Bé trong vòng 2 năm mà tác giả khảo sát thì hầu như số tạp chí nào cũng có ít nhất 1 bài viết về dinh dưỡng trẻ em. Đặc biệt, M&B có chuyên mục riêng tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. Báo Sức khỏe & Đời sống tuy không được đánh giá có lượng bài về dinh dưỡng nhiều như tạp chí Mẹ & Bé nhưng với đặc thù là một tờ báo của ngành Y tế, nên số lượng bài viết hướng đến dinh dưỡng trẻ em cũng tương đối nhiều.

Với Báo Thanh Niên tỷ lệ tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em chiếm tỷ lệ nhỏ so với các nội dung khác có liên quan đến sức khỏe, báo có kênh độc giả đa dạng hơn nên dành phần mục tiêu tuyên truyền như vậy là phù hợp.

Trả lời cho câu hỏi quý vị có thường đọc những thông tin tuyên truyền về dinh dưỡng trên Báo Thanh Niên, Sức khỏe & Đời sống, Mẹ & Bé không và đọc ở mức độ nào thường xuyên, thỉnh thoảng, thuộc câu hỏi 6, phiếu thu thập thông tin .

Kết quả thể hiện ở biểu đồ 2.2 và bảng kết quả 2.3 cho thấy, mức độ đọc thường xuyên thông tin về dinh dưỡng trẻ em trên báo Sức khỏe & Đời sống và Tạp chí Mẹ & Bé chiếm tỷ lệ cao. Báo Sức khỏe & Đời sống 50% và Tạp chí Mẹ & Bé 64,3%.

Bảng 2.2. Mức độ thường xuyên quan tâm về thông tin dinh dưỡng trẻ em

TT CQBC Th. Xuyên Thỉnh thoảng Không

SP % SP % SP %

1 Báo TN 22 7,3 250 83,3 28 9,4

2 Báo SK&ĐS 150 50 124 41,3 26 8,7 3 Tạp chí M&B 193 64,3 93 30,7 14 4,7

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013

Biểu đồ 2.3: Mức độ thường xuyên quan tâm về thông tin dinh dưỡng trẻ

em

Có 250 300 phiếu thỉnh thoảng đọc thông tin về dinh dưỡng trẻ em trên báo Thanh Niên chiếm tỷ lệ 83,3%, 124 300 phiếu thỉnh thoảng đọc thông tin về dinh dưỡng trẻ em trên báo Sức khỏe & Đời sống chiếm tỷ lệ 41,3%.

Từ bảng kết quả khảo sát trên có thể thấy, tỷ lệ người quan tâm và đọc vấn đề dinh dưỡng trẻ em trên báo Thanh Niên chiếm tỷ lệ rất ít chỉ với 22 phiếu chiếm 7,3%. Trong khí đó, lượng độc giả quan tâm đến vấn đề này chủ yếu ở Báo Sức khỏe & Đời sống 50% và Tạp chí Mẹ & Bé 64,3%. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ của từng tờ báo.

Trả lời cho câu hỏi quý độc giả có nhận xét gì về chiến lược tin bài, những thông tin liên quan đến vấn đề dinh dưỡng trẻ em tốt, khá, trung bình, kém câu hỏi 7, phiếu thu thập thông tin

Bảng 2.3 Đánh giá của công chúng về tin, bài có thông tin dinh dưỡng trẻ em

TT CQBC Báo TN Báo SK&ĐS Tạp chí M&B

SP % SP % SP % 1 Tốt 58 19,3 76 25,3 62 20,7 2 Khá 153 51 166 55,3 169 56,3 3 Trung bình 75 25 52 17,3 43 14,3 4 Kém 2 0,7 1 0,3 4 1,3 5 K. Ý kiến 12 4 5 1,8 22 7,4

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013

Kết quả trả lời bảng 2.3 cho thấy, mức độ đánh giá theo thứ tự được sắp xếp từ cao xuống thấp: Tốt: báo Sức khỏe & Đời sống 25,3%, Tạp chí Mẹ và Bé 20,7%, báo Thanh Niên 19,3%; Khá: Tạp chí Mẹ và Bé 56,3%, báo Sức khỏe & Đời sống 51%, báo Thanh Niên 51%. Bản thân những con số này chỉ ra rằng số lượng người đọc thông tin dinh dưỡng cho trẻ em trên Báo Sức khỏe & Đời sống và Tạp chí Mẹ & Bé là tương đương nhau. Điều này cũng phù hợp với nội dung khảo sát mà báo Sức khỏe & đời sống quan tâm đến sức khỏe nhân dân, lấy sức khỏe người dân làm nội dung phản ánh chính của báo. Cũng phù hợp với nội dung khảo sát đối với Tạp chí Mẹ & Bé khi tạp chí này

quan tâm đến chủ thể là các bậc cha mẹ có con nhỏ, lấy các bậc cha mẹ làm đối tượng chính.

Trả lời câu hỏi vấn đề tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em trên các báo có độ tin cậy cao? Câu 11, phiếu thu thập thông tin

Bảng 2.4. Kết quả độ tin cậy về vấn đề tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em trên báo

TT CQBC Báo TN Báo SK&ĐS Tạp chí

M&B

SP % SP % SP %

1 Đồng ý 122 40,6 136 45,3 112 37,3

2 Bình thường 176 58,7 164 54,7 184 61,3

3 Không đồng ý 2 0,7 0 0 4 1,4

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013Độ tin cậy được

đánh giá theo thứ tự: Báo Sức khỏe & Đời sống 45,3%, Thanh Niên 41,3%, Tạp chí Mẹ & Bé 37,3%. Các con số này phản ánh đúng nhận thức của độc giả khi đánh giá khá cao độ đáng tin của các tờ báo đã có từ lâu. Điều này cũng phù hợp với bảng 2.2 và 2.3 đánh giá về mức độ thường xuyên, kế hoạch tin bài. Mặc dù Báo Thanh niên không được đánh giá cao ở 2 phần này nhưng độ tin cậy vẫn được độc giả tín nhiệm hơn tạp chí Mẹ và bé. Đặc biệt Báo Sức khỏe & Đời sống được độc giả tín nhiệm gần như tuyệt đối với 136 300 phiếu đồng ý chiếm 45,3%, 164 300 phiếu bình thường chiếm 54,7%, không có phiếu nào không đồng ý.

Trả lời cho câu hỏi thông tin dinh dưỡng trên các báo khảo sát có được cập nhật thường xuyên, liên tục không? câu 12, phiếu khảo sát . Kết quả thể hiện trên biểu đồ 2.4 cho thấy độc giả đánh giá mức độ cập nhật nhanh, kịp thời của báo Thanh Niên là 45,3%,báo Sức khỏe & Đời sống 26,3%, cuối cùng Tạp chí Me&Bé 11,3%.

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của công chúng về tính cập nhật của thông tin dinh

dưỡng trẻ em trên 03 tờ báo khảo sát

Đây là một kết quả hợp lý vì tính chất của mỗi báo khác nhau. Báo Thanh niên là một tờ nhật báo nên thông tin thường nhanh hơn báo Sức khỏe & Đời sống 1 tuần 4 số và tạp chí Mẹ & Bé 1 tháng số.

Bảng 2.5. Đánh giá của công chúng về hiệu quả thông tin dinh dưỡng trẻ

em của 03 tờ báo khảo sát

TT CQBC R. hiệu quả Hiệu quả K. hiệu quả Ý. kiến

khác

SP % SP % SP % SP %

1 Báo TN 97 32,3 147 49 12 4 44 14,7

2 Báo SK&ĐS 102 34 183 61 5 1,7 10 3,3 3 Tạp chí M&B 83 27,7 162 54 35 11,6 20 6,7

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013

Trả lời câu hỏi vấn đề tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em trên các báo đã mang lại hiệu quả như thế nào? Câu hỏi 13 phiếu thu thập thông tin .

trong đó rất hiệu quả: báo Sức khỏe & Đời sống 34%, báo Thanh niên 32,2%, Tạp chí Mẹ & Bé 27,7%. Tương tự, đánh giá hiệu quả: báo Sức khỏe & Đời sống 61%, báo Thanh niên 54%, Tạp chí Mẹ & Bé 49%.

Theo TS. BS Đinh Văn Tài chuyên viên Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế cho biết:“Nhìn chung công tác truyền thông, trong đó có báo chí giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý đã ngày càng phong phú hơn về cả hình thức và nội dung, tiếp cận tốt hơn các đối tượng nhân dân kể cả ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các thông tin về vấn đề này còn tản mạn, thiếu sự phân tích tổng thể, toàn diện. Truyền thông tới cộng đồng chưa trú trọng nhiều tới khả năng dễ dàng tiếp nhận thông tin của đối tượng người dân, tức là dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện,…., đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Kết quả trên cho thấy việc tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em trên các báo khảo sát là tương đối đồng đều và đúng với thực tế khảo sát về định lượng. Trả lời câu hỏi về vấn đề tuyên truyền trong công tác tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em trong thời gian tới cho kết quả rất cụ thể về vấn đề này Câu hỏi 16, phiếu thu thập thông tin .

Bảng 2.6. Vấn đề dinh dưỡng trẻ em trong tương lai

TT Đơn vị SP R. cần thiết Cần thiết K. cần thiết

SP % SP % SP %

1 Quận Tây Hồ 50 30 10 20 6,7 0 0

2 Quận Ba Đình 50 35 11,7 15 5 0 0

3 Quận Hoàn Kiếm 50 32 10,7 18 6 0 0

4 Huyện Thanh Trì 50 34 11,3 16 5,3 0 0

6 Huyện Hoài Đức 50 23 7,7 26 8,6 1 0,3

Tổng cộng 300 182 60,7 115 38,3 3 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013

Các phiếu được hỏi đều trả lời rất cần thiết và cần thiết. Chỉ có 3 300 phiếu trả lời là không cần thiết.

Trả lời cho câu hỏi này, TS. BS Đinh Văn Tài chuyên viên Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế đóng góp ý kiến:

- Cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tới mọi tầng lớp nhân dân về vai trò dinh dưỡng đối với thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây.

- Tuyên truyền về các nội dung liên quan tới vấn đề dinh dưỡng quan trọng khác như phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, bởi vì suy dinh dưỡng nhiều khi không chỉ do thiếu ăn mà là do ăn uống không hợp lý do thiếu kiến thức.

- Triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đăc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, khống chế thừa cân - béo phì.

- Hằng năm, tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác dinh dưỡng.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, trường học về phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng có sự tham gia của cộng đồng, các thành viên gia đình, giáo viên và trẻ em.

Bảng 2.7. Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về dinh dưỡng

TT Giải pháp R. hiệu quả Hiệu quả K. hiệu quả

SP % SP % SP %

1 Đào tạo nhà báo 118 39,3 174 58 8 2,7 2 Phóng viên riêng 142 47,3 155 51,7 3 1 3 Phát hành 139 46,3 151 50,3 10 3,4

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013

Theo kết quả điều tra cho thấy, để nâng cao hơn nữa việc tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em trên các báo quan trọng nhất là phải có kế hoạch đào tạo phóng viên; nhà báo phải đi sâu đi sát hơn với thực tế, kịp thời phản ánh các vấn đề nổi cộm và phải có phóng viên riêng theo dõi các chương trình về dinh dưỡng và đặc biệt là phải tăng lượng phát hành đến tay các bậc cha mẹ, những người quan tâm đến trẻ em. Kết quả thể hiện ở bảng 2.7, với 97,3% trả lời cần phải có.

Ở câu hỏi về chất lượng nội dung tuyên truyền trên các báo Hay, bình thường, kém câu hỏi 3, phiếu thu thập thông tin).

Bảng 2.8. Chất lượng nội dung tuyên truyền trên các báo khảo sát

TT Đơn vị SP Hay Bình thƣờng Kém

SP % SP % SP %

1 Quận Tây Hồ 50 12 24 34 68 2 4

2 Quận Ba Đình 50 15 30 30 60 5 10

3 Quận Hoàn Kiếm 50 17 34 26 52 7 14

4 Huyện Thanh Trì 50 21 42 27 54 2 4

5 Huyện Đông Anh 50 18 36 24 48 8 16

6 Huyện Hoài Đức 50 23 46 21 42 6 12

Tổng cộng 300 106 35,3 162 54 32 10,7

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2012-2013

Kết quả cho thấy, theo phiếu đánh giá về chất lượng nội dung tuyên truyền trên báo có 35,3% cho rằng là hay và 54% cho rằng bình thường, chỉ có 10,7% cho rằng kém. Kết quả này thể hiện trên các địa bàn khảo sát mức độ

đánh giá không chênh lệch nhiều. Ví dụ: Quận Tây Hồ 68% độc giả đánh giá bình thường; tại Huyện Thanh Trì 54% độc giả đánh giá bình thường.

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, báo cần phải đổi mới hơn nữa nội dung tuyên truyền để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Đó cũng chính là con số mà đòi hỏi các cơ quan báo chí cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc công tác tuyên truyền của mình.

Để đánh giá cụ thể hơn về chất lượng nội dung và cách thể hiện tin bài, trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)