Nghiên cứu vai trị của Inđơnêxia trong ASEAN có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay việc hội nhập khu vực và quốc tế là điều cần thiết. Việt Nam khơng thể đứng ngồi xu thế đó. Hội nhập
quốc tế và khu vực cũng là một cách để giúp ta có được mơi trường ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế. Xây dựng một ASEAN vững mạnh là điều kiện quan trọng để củng cố các nền tảng vững chắc cho sự hội nhập khu vực và quốc tế một cách toàn diện.
Đối với ASEAN, cần phải xác định đúng vai trị và vị trí của tổ chức này trong chính sách đối ngoại của ta. Trong cuộc hội thảo “Nhìn lại vai trị là trụ cột của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Inđơnêxia” (Seminar
"Kaji ulang ASEAN sebagai sokoguru politik luar negeri Indonesia") do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Inđônêxia tổ chức gần đây, các nhà phân tích của Inđơnêxia đã chỉ ra rất rõ những đặc điểm mà Inđônêxia cần phải lấy ASEAN làm nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Inđơnêxia muốn có được sự ổn định, đảm bảo an ninh của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào các nước ASEAN. Đây là những quốc gia láng giềng cùng nằm trên một tổng thể địa lý, có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của Inđônêxia, đảm bảo được an ninh khu vực cũng sẽ đảm bảo được an ninh cho Inđônêxia. Trong quá khứ, tranh chấp giữa các nước trong khu vực đã được giải quyết thơng qua những cuộc đối thoại hịa bình. Hơn nữa, ASEAN là tập hợp của các quốc gia với hơn 560 triệu dân chắc chắn là thị trường rộng lớn giàu tiềm năng. Năm 2007, GDP của khu vực này đạt 1,2 tỷ USD, buôn bán nội khối năm 2006 đạt 350 triệu USD [44]. Đó sẽ là những nhân tố thu hút các nước lớn đầu tư vào khu vực. Các nhà chiến lược cho rằng, Inđơnêxia muốn phát triển thì phải lấy ASEAN làm nhân tố trọng tâm trong chính sách của mình. Thông qua cuộc hội thảo và những chính sách đối ngoại của Inđônêxia, ta thấy nước này luôn lấy ASEAN là tâm điểm trong sự phát triển và mở rộng vai trị của mình trong khu vực và trên trường quốc tế. Qua những phân tích đó, Việt Nam cũng cần tập trung nhiều hơn cho tiến trình phát triển ASEAN như là một hướng chiến lược ưu tiên hàng đầu. Đây
sẽ là cơ sở để Việt Nam tăng sức hấp dẫn quốc tế của mình trong các nỗ lực thu hút đầu tư, mở rộng thị trường nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, bên cạnh những quan điểm chủ trương của chính phủ, tại Inđơnêxia vẫn có một số tổ chức phi chính phủ khơng coi trọng việc hợp tác trong ASEAN, họ cho rằng ASEAN không phải là khu vực tiềm năng cho Inđơnêxia phát triển. Thêm vào đó, việc thiếu thơng tin và những chủ trương chính sách của ASEAN khơng được phổ biến đến dân chúng cũng làm một bộ phận dân chúng Inđônêxia không quan tâm đến sự phát triển của ASEAN [36]. Những ý kiến trái ngược này có thể cũng là kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ dân tộc và khu vực. Từ khi tham gia vào tổ chức khu vực, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ASEAN trên tất cả mọi lĩnh vực từ an ninh chính trị đến hợp tác kinh tế. Nhưng chúng ta cũng cần xem lại, ASEAN đã thật sự là nhân tố quan trọng trong các chính sách đúng như vị thế của nó hay chưa? Những thông tin về ASEAN và sự phát triển của tổ chức này đã thật sự được truyền bá rộng rãi đến người dân hay chưa?
Bên cạnh đó, Việt Nam, Inđônêxia cũng như các thành viên khác trong ASEAN cần phải quan tâm đến việc cân bằng lợi ích quốc gia và khu vực. Các nước thành viên ASEAN đều là những quốc gia nhỏ, có trình độ phát triển tương đương nhau nên một quốc gia nào đó muốn giữ vai trị lãnh đạo trong tổ chức sẽ không được các thành viên khác hoan nghênh. Vì vậy, mỗi quốc gia cần nhận thức rõ vị trí của mình, nhằm đóng vai trị tích cực trong việc phát triển tổ chức.
Trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung cần phải giữ được thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn. Đây là nền tảng để ASEAN và các nước thành viên nâng cao được vị trí của mình trên trường quốc tế. Việt Nam cần phải tích cực đóng góp,
đưa ra những sáng kiến trong hợp tác an ninh chính trị, trong liên kết kinh tế, thực hiện những hiệp định văn bản ký kết theo đúng lộ trình để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ASEAN. ASEAN phát triển vững mạnh sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam.
3.4. Tiểu kết
Những bất ổn về chính trị, mâu thuẫn tơn giáo, sắc tộc trên lãnh thổ Inđônêxia trong thời gian qua đã làm cho đất nước này lâm vào tình trạng khủng hoảng và hơn nữa làm cho uy tín của Inđơnêxia trên trường quốc tế và khu vực bị giảm sút. Trình độ phát triển kinh tế khơng đồng đều giữa các vùng lãnh thổ và giữa các nhóm sắc tộc cũng làm nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến tình trạng bất ổn của đất nước. Trong thời gian tới, Inđơnêxia cần phải nhanh chóng giải quyết các mâu thuận nội bộ, tập trung vào phát triển kinh tế đất nước để lấy lại uy tín trên trường quốc tế và tiếp tục đóng vai trị đầu tầu thúc đẩy sự hợp tác khu vực.
Trong bối cảnh hiện nay, mối lo ngại về an ninh khu vực Đông Nam Á nằm trong sự xung đột về vấn đề tôn giáo và sắc tộc, do sự tăng cường hoạt động khủng bố của các tổ chức cực đoan bên trong và bên ngoài khu vực đang tăng lên. Mâu thuẫn giữa các nước thành viên cũng đang trở thành mối lo ngại trong việc hợp tác nội khối. Bên cạnh những nguy cơ về an ninh, sự tụt hậu về kinh tế, khoảng cách phát triển chênh lệch giữa các nước thành viên cũng làm cho sự hợp tác của ASEAN chưa được như mong muốn. Mặc dù đều muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác nội khối nhưng các quốc gia đều đặt những lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích khu vực nên liên kết kinh tế ASEAN chưa đạt được nhiều thành công.
Trong thời gian tới, ASEAN cần phát huy tốt hơn những thành tựu đã đạt được trong quá khứ. Được đánh giá là tổ chức thành công nhất trong số các tổ chức của nhóm nước đang phát triển, ASEAN cần phát huy những lợi
thế của mình, cố gắng đẩy mạnh sự hợp tác nội khối trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, kinh tế. Có cơ chế giải quyết những mâu thuẫn nội khối, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên. Inđônêxia và các thành viên khác trong Hiệp hội cần có nhiều sáng kiến đóng góp hơn nữa để xây dựng ASEAN thành một tổ chức vững mạnh và thịnh vượng hơn nữa.
KẾT LUẬN
Sau hơn 40 năm tồn tại và phát triển, các nước thành viên trong đó có Inđơnêxia đã xây dựng ASEAN thành một tổ chức khu vực phát triển năng động vào bậc nhất trong thế giới thứ ba. Trong từng giai đoạn ASEAN đều có những chính sách phù hợp để phát triển và duy trì sự bình ổn của khu vực và trong suốt thời kỳ tồn tại của ASEAN, Inđơnêxia nổi lên như một nhân tố góp phần quan trọng vào những thành cơng đó. Thơng qua việc xem xét vai trị của Inđơnêxia trong ASEAN ta có thể rút ra một số nhận xét:
Inđơnêxia là một quốc gia có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất khu vực, điều này vừa là thế mạnh vừa là lực cản đối với sự phát triển của quốc đảo này. Dân số đơng, diện tích lớn sẽ là điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư vào Inđônêxia, mở ra thị trường thương mại rộng lớn, nhưng bên cạnh đó cũng mang đến những thách thức không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm, an sinh xã hội. Nằm trong khu vực nhạy cảm nên những thay đổi của thế giới và khu vực luôn ảnh hưởng trực tiếp và tồn diện đến Inđơnêxia. Nhận thức rõ được những thế mạnh và hạn chế của mình, Inđơnêxia đã tiên phong đi đầu trong việc hợp tác, thành lập tổ chức khu vực, tạo ra sân chơi chung cho các nước Đông Nam Á.
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức, Inđơnêxia đã có nhiều đóng góp và sáng kiến giúp ASEAN gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh chính trị. Inđơnêxia đã làm trung gian hịa giải mâu thuẫn cho nhiều nước thành viên trong khu vực, giúp ASEAN tiếp tục duy trì sự tồn tại của mình. Trong giai đoạn chiến tranh lạnh, vai trị của Inđơnêxia nổi bật lên trong việc duy trì an ninh chính trị, ổn định của khu vực. Các tuyên bố và hiệp ước thời kỳ này đều ghi rõ tôn chỉ của tổ chức là xây dựng một khu vực Đơng Nam Á hịa bình, tự do và trung lập. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1978 - 1990, Đông Nam Á là khu vực đối đầu căng thẳng
giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương xung quanh vấn đề Cămpuchia. Trước ý kiến dùng biện pháp cứng rắn để kết thúc sự đối đầu này của một số nước thành viên, Inđơnêxia vẫn kiên trì chính sách ngoại giao mềm mỏng đàm phán, tìm hiểu, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau để hóa giải mâu thuẫn. Tất cả những nỗ lực đó của Inđơnêxia đã mang lại thành công rực rỡ, Inđônêxia trở thành cầu nối giữa ASEAN và các nước Đơng Dương, xóa bỏ mâu thuẫn giữa hai bên, xây dựng một khu vực Đơng Nam Á đồn kết và thống nhất. Từ ASEAN - 5 trở thành ASEAN - 10 có cơng đóng góp khơng nhỏ của Inđônêxia, từ chỗ đối đầu căng thẳng, các nước Đông Nam Á đã tập hợp nhau lại trong một tổ chức chung, cùng giúp đỡ nhau phát triển.
Trong lĩnh vực kinh tế, vì là nước có trình độ phát triển trung bình trong khối nên Inđơnêxia chưa có nhiều sáng kiến đóng góp cho sự hợp tác nội khối. Mặc dù thế Inđơnêxia vẫn tích cực tham gia tất cả các chương trình, dự án liên kết kinh tế trong khu vực, và đặc biệt ủng hộ việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Trong giai đoạn đất nước cịn gặp nhiều khó khăn sau khủng hoảng, Inđơnêxia vẫn cố gắng thực hiện các mục tiêu của AFTA, cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng trong danh mục để đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế không cao so với các nước thành viên cũ của ASEAN và đặc biệt gặp nhiều khó khăn sau khủng hoảng kinh tế nên trong một số chương trình cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã khơng được thực hiện nhanh chóng ở Inđơnêxia. Nhưng với dân số đơng và diện tích rộng lớn sẽ là ưu thế rất lớn cho Inđônêxia trong việc thu hút đầu tư và phát triển bn bán với các nước trong và ngồi khu vực, góp phần vào sự phát triển chung của ASEAN. Thông qua việc nghiên cứu vai trị của Inđơnêxia trong ASEAN ta có thể thấy được tầm quan trọng của Inđônêxia trong khu vực. Đồng thời ta cũng thấy được những mặt đã làm được và chưa làm được của Inđônêxia
cho sự phát triển vững mạnh của ASEAN. Từ đó Việt Nam, với tư cách là một thành viên mới sẽ có những sáng kiến thích hợp đóng góp cho sự phát triển của ASEAN, góp phần cùng các thành viên khác trong Hiệp hội xây dựng khu vực Đông Nam Á hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.
17 Jul 2006