Đối với Inđônêxia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Inđônêxia trong quá trình phát triển của ASEAN (Trang 86 - 89)

Là một xã hội có đơng dân số theo đạo Hồi, thể chế chính trị ở Inđônêxia bao gồm những yếu tố truyền thống và hiện đại. Quyền lực được nằm trong tay một người được dân chúng coi là lãnh tụ tối cao. Trong suốt

30 năm làm tổng thống (1967-1997), Suharto đã thiết lập một thể chế chính trị độc tài, gia đình trị. Sự phân chia lợi ích khơng bình đẳng giữa quan chức chính phủ - nhà kinh doanh - tầng lớp dân chúng lao động đã khiến những lợi thế so sánh của đất nước bị bóp méo nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho giới quan liêu. Những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trong nước không được phát huy làm lợi thế cạnh tranh của đất nước. Thay vào đó, chính phủ dựa trên một số ngành công nghiệp công nghệ cao (như điện, điện tử, máy móc cơng nghiệp) để làm lợi thế cạnh tranh. Trình độ nguồn nhân lực khơng theo kịp đã đem lại những hậu quả như đói nghèo, thất nghiệp gia tăng. Vì thế Inđơnêxia cần tiến hành cải cách, bình ổn chính trị, xóa bỏ tệ nạn tham nhũng, tận dụng những lợi thế so sánh sẵn có để phát triển đất nước đúng với tầm vóc của một quốc gia lớn trong khu vực.

Phát triển nguồn nhân lực: Để phát triển và nâng cao khả năng cơng

nghệ, chính phủ Inđơnêxia cần thiết phải đào tạo được một đội ngũ lao động có kỹ năng, mà trước hết là cải cách hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập như hiện nay. Để phù hợp với một xã hội cơng nghiệp, bên cạnh sự giữ gìn hệ thống giáo dục truyền thống, cần nâng cao kiến thức cho thế hệ trẻ về ngoại ngữ, tri thức, công nghệ tiên tiến... Đặc biệt, phải nâng cao kinh phí cho giáo dục bậc đại học và trên đại học, giáo dục dạy nghề. Trong một xã hội hiện đại, sự nâng cao mặt bằng dân trí là điều đương nhiên để giúp người dân tiếp cận thông tin, cải thiện đời sống, giải quyết vấn đề công ăn việc làm. Điều này chính phủ Inđơnêxia đã đạt được trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, cùng với nhược điểm chung của hệ thống giáo dục châu Á, chất lượng đào tạo học sinh của Inđônêxia chủ yếu được đánh giá qua kết quả thi cử, mà khơng chú ý rèn luyện tính tìm tịi sáng tạo cho học sinh, do vậy đã tạo ra một đội ngũ lao động ít có khả năng cải tiến hay phát minh sáng tạo.

Nâng cao năng lực công nghệ: Mơ hình phát triển kinh tế của

Inđônêxia là tăng trưởng kinh tế dựa phần lớn vào vốn đầu tư và lao động ở trình độ trung bình và thấp. Cơng nghệ hiện tại của Inđônêxia chủ yếu là công nghệ nhập khẩu hoặc chuyển giao từ Nhật Bản và NIEs, thuộc thế hệ công nghệ thứ hai (cơng nghệ trung bình và thấp nhằm khai thác lợi thế so sánh của Inđônêxia trong một số ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ). Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo tiền đề chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, chính phủ Inđơnêxia cần phải thay đổi mơ hình tăng trưởng dựa vào đầu tư như hiện nay.

Giải pháp về phát triển cơng nghệ có nhiều, nhưng điều quan trọng là phải đào tạo được nguồn nhân lực có năng lực nghiên cứu và triển khai xây dựng được một số ngành công nghiệp mới và đặc thù, phù hợp với thời đại kinh tế tri thức. Cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Inđơnêxia cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực và tìm ra hướng đi phù hợp cho chính mình.

Khai thác tốt lợi thế so sánh của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, con người

Inđônêxia được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 và trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới, trữ lượng thiếc đứng thứ hai khu vực ASEAN sau Malaixia. Đất đai phì nhiêu là điều kiện rất tốt để nước này phát triển các loại cây trồng nhiệt đới như cao su, dầu cọ, cô ca, gỗ, thuốc lá, hồ tiêu... Với số dân hơn 234 triệu, Inđônêxia là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Đây là nước có lực lượng lao động đơng đảo, chi phí rẻ trong khu vực, và hầu hết đã qua giáo dục cơ bản. Vì vậy, Inđơnêxia cần tận dụng những lợi thế của

đất nước, tập trung phát triển nông nghiệp - một trong những lợi thế so sánh vốn có của đất nước để giải quyết bài tốn thiếu lương thực như hiện nay.

Sự rộng lớn về lãnh thổ và sự đông đúc dân cư đôi khi là một lợi thế rất lớn, nhưng nó địi hỏi chính phủ phải bỏ nhiều cơng sức và thời gian hơn những đất nước nhỏ bé và ít dân cư. Inđônêxia phải tập trung lâu dài hơn để giải quyết vấn đề phổ cập giáo dục cho toàn lãnh thổ đất nước để tạo điều kiện xố đói, giảm nghèo cho người dân. Đây cũng là điều dễ hiểu tại sao cho đến nay Inđônêxia vẫn chủ yếu tập trung phát triển các ngành tập trung nhiều lao động có trình độ học vấn và tay nghề thấp. Cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo là vấn đề phức tạp ở Inđơnêxia và chính phủ buộc phải phát triển các ngành nghề để giải quyết những vấn đề đó.

Giải quyết tốt vấn đề dân tộc và tôn giáo. Chính phủ cần có những chính sách và biện pháp cụ thể để tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. Giải quyết triệt để những mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc để tạo điều kiện tập trung vào việc phát triển kinh tế. Có những chính sách để hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số phát triển theo kịp với nhịp độ phát triển chung của đất nước. Nếu đoàn kết và thống nhất được tồn dân, Inđơnêxia sẽ trở thành một đất nước có nhiều tiềm lực để phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Inđônêxia trong quá trình phát triển của ASEAN (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)