Tiềm năng du lịc hở huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch huyện đại từ dựa trên công nghệ GIS nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện đại từ (Trang 29 - 42)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Tiềm năng du lịc hở huyện Đại Từ

- Trong nhiều năm trở lại đây, du lịch sinh thái (DLST) trở thành xu hướng mới trong ngành du lịch. DLST được ưa chuộng bởi lẽ nó gần gũi, thân thiện với môi trường và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động là biến động môi trường tự nhiên.

- Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thái Nguyên được thiên nhiên ưu ái với nhiều lợi thế phát triển KT-XH. Địa hình của huyện tương đối phức tạp với nhiều kiểu địa hình khác nhau. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt do tác động của yếu tố địa hình. Mật độ sông hồ dày đặc, đặc biệt là Hồ Núi Cốc có diện tích lớn nhất với 796ha. Hệ động thực vật phong phú với nhiều loài đặc hữu, trong đó tiêu biểu là vọoc mũi hếch.

- Đại Từ là địa bàn cư trú của 8 dân tộc anh em, là nơi chứa đựng nhiều trí thức và văn hóa bản địa độc đáo. Cùng với lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, Đại Từ còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa ghi đậm dấu ấn của các thời kì dựng nước và giữ nước.

- Đại Từ được thiên nhiên ưu ái dành tặng cảnh sắc hữu tình với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, ngoài ra, nơi đây còn có các di tích lịch sử. Sẵn lợi thế này, những năm gần đây, huyện Đại Từ đã có những hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch, trong đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh vực này nhằm từng bước đưa Đại Từ trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái và văn hóa tín ngưỡng.

* Hồ Núi Cốc: Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Hồ có độ sâu 35m, diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích: Cung cấp nước tưới cho đất, cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp, giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu. Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá và cải thiện môi trường.

Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.

Hình 4.2 Toàn cảnh Hồ Núi Cốc

Khi đến với khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: Du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thủy chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước.

Một trong những điểm nhấn ở đây là quần thể “Thuyết Nhân Quả”, nơi được mô phỏng theo mô hình “Chùa Thiêng Thác Vàng nằm trong lòng Phật”. Tham quan bên trong chùa Thiêng Thác Vàng, ấn tượng nhất là nghệ thuật điêu khắc của những bức tượng phù điêu gắn trên tường. Mỗi bức phù điêu có diện tích khoảng 25-30m2, thể hiện triết lí nhà Phật trong thuyết Nhân Quả. Toàn bộ khu chính điện, tam quan, tam bảo, nhà thờ tổ nằm dưới đài sen tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sừng sững giữa núi rừng, hướng mặt ra vùng lòng hồ. Đây là một trong những pho tượng Phật đã được xác nhận kỷ lục Việt Nam năm 2012, có chiều cao 45m, đường kính chiều ngang của đài sen rộng 37m. Với ý nghĩa trong Phật có chùa, trong chùa có Phật, Chùa Thiêng Thác Vàng là điểm nhiều du khách thập phương lựa chọn trong dịp du xuân chiêm bái đầu năm.

Hình 4.4 Chùa Thiêng Thác Vàng

Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp, giá cả hợp lý... Trong nhiều năm nay hồ Núi Cốc đã trở thành một địa chỉ tham quan hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Hình 4.5 Cổng vào Hồ Núi Cốc

Hình 4.6 Hồ bơi nhân tạo-Khu vui chơi Hồ Núi Cốc

* Suối Kẹm- La Bằng: Nằm ở sườn Đông dãy núi Tam Đảo, La Bằng có điều kiện khí hậu mát mẻ cùng cảnh quan hấp dẫn. Tuyến đường bê tông từ UBND xã quanh co, uốn lượn qua những nương chè hình bát úp, thoai thoải

xanh mướt bốn mùa rồi dẫn tận tới chân núi. Tại đây, khu vực rừng đặc dụng của Vườn quốc gia Tam Đảo sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với suối Kẹm trong xanh và những thân cây gỗ lớn. Do bắt nguồn từ trên núi cao, con suối này mát lạnh và trong vắt, chảy len lỏi qua những ghềnh đá đủ kích cỡ và hình thù. Có những tảng đá lớn, nhẵn, trắng bóng để du khách có thể nghỉ ngơi. Hai bên bờ suối là những thảm cỏ xen lẫn bãi đá và hoa dại đủ màu sắc. Du khách có thể ngâm mình dưới dòng nước mát, bám vào những tảng đá hoặc cành cây rủ xuống suối để người tự trôi theo dòng nước. Những người ưa khám phá thì không chỉ dừng lại ở việc tắm mát và chụp ảnh mà còn muốn ngược mãi lên để khám phá nơi ngọn nguồn con suối trên đỉnh non xanh Tam Đảo.

Hình 4.8 Sinh viên lớp 49 DLST đi picnic tại Suối Kẹm

* Đát Đắng- Phú Xuyên: thác Đát Đắng hiện ra tầng tầng, lớp lớp chắc

chắn sẽ không phụ công sức của những vị khách đam mê du lịch và khám phá. Đát Đắng khá xa đường quốc lộ, chính vì thế mà điểm hấp dẫn của nơi này chính là cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, được đắm chìm trong những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt, trong một bầu không khí trong lành, mát mẻ, và những dòng thác tuôn chảy. Muốn vào Đát Đắng du khách phải đi bộ luồn qua những rặng nứa gần sát mặt đất, có những đoạn đường, du khách phải leo qua những con đường mòn vắt ngang sườn núi, nhưng thành quả có được là một phong cảnh bao la xanh mướt hiện ra trước mắt, những thảm cỏ xanh non mọc tự nhiên.

Muốn vào Đát Đắng du khách phải đi bộ luồn qua những rặng nứa gần sát mặt đất, có những đoạn đường du khách phải leo qua những con đường mòn vắt ngang sườn núi, nhưng thành quả có được là một phong cảnh bao la xanh mướt

hiện ra trước mắt, những thảm cỏ xanh non mọc tự nhiên, nơi đây như một chiếu nghỉ dừng chân cho du khách sau quãng đường leo dốc khá mệt mỏi.

Hình 4.9 Suối Đát Đắng

Hình 4.10: Suối Đát Đắng

Nằm trên cỏ, nhắm mắt lại và hít một hơi thật căng lồng ngực để cảm nhận mùi vị đặc trưng của núi rừng, cái cảm giác trong lành, yên ả lâu lâu mới gặp, nghe những âm thanh vừa quen vừa lạ, mở mắt ra là tất cả mây trời. Đứng ở đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm thiên nhiên hoang sơ nhưng đẹp lạ thường. Màu xanh bao la, điểm đâu đó là màu đỏ, vàng của hoa chuối rừng. Hoa thiều đất đỏ rực dưới chân, tưởng chừng như những bông hoa

đó ngoi lên từ lòng đất, du khách sẽ có cảm giác thật thư thái, tâm hồn như hòa nhịp với thiên nhiên.

Hình 4.11 Đồi Đát Đắng

Vào Đát Đắng ta như lạc vào một không gian hoàn toàn mới, thoát khỏi cái ồn ã, xô bồ nơi phố thị, hít thở không khí trong lành và cảm nhận âm thanh núi rừng đang ở quanh ta, hòa với ta. Dòng thác từ trên cao đổ xuống bọt tung trắng xóa, luồn qua những khe đá tai mèo rồi đổ xuống những hủng sâu. Nước từ trong khe núi chảy ra trong vắt, mát lạnh, giữa cái thời tiết oi ả, chói chang của mùa hè mà được ngâm mình trong dòng thác trong veo thì không gì thú vị bằng.

Đi tiếp lên cao là đát 2, đát 3... rồi đến đát 11, các đát nối tiếp nhau cao dần, mỗi đát lại có một vẻ đẹp riêng, càng đi du khách càng thấy thú vị. Càng lên cao nhiệt độ càng mát mẻ, không khí càng trong lành.

Hình 4.12 Thung lũng thác Đát Đắng

Ra về, trong lòng ai cũng nuối tiếc. Thác Đát Đắng là một trong những nơi đáng để chúng ta dừng chân ngắm cảnh, đặc biệt là những bạn trẻ ưa thích mạo hiểm và đi phượt. Mong một ngày nào đó quay trở lại Đát Đắng.

* Suối Cửa Tử: cách Hà Nội khoảng 110km, nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45km. Cửa Tử nằm ở vị trí tiếp giáp ba tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Dòng suối bắt nguồn từ vùng núi cao Tam Đảo chảy xuống dọc theo chiều dài của xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và cuối cùng đổ vào sông Công. Đến với Cửa Tử, bạn không chỉ được đắm mình trong những dòng nước trong xanh, mát rượi mà còn có thể vãn cảnh bởi nơi đây vẫn chưa bị tác động nhiều của con người.

Hình 4.13 Suối Cửa Tử

Cửa Tử 1 là một vũng nước dài và sâu, nước lạnh và trong chảy giữa hai bên vách đá, có một hòn đá vàng to nằm vắt ngang qua suối, bên dưới hòn đá là một thác nước nhỏ. Đường đi đến Cửa Tử 1 khá dễ dàng phù hợp cho các bạn đi picnic, cắm trại, chụp ảnh check in.

Từ Cửa Tử 2 đến Cửa Tử 7 dành cho các trekker thích mạo hiểm và khám phá. Thác máng nằm giữa Cửa Tử 2 và Cửa Tử 3, là máng trượt bằng đá do nước chảy đá mòn ngàn năm tạo thành. Tiếp tục đi sâu vào trong sẽ gặp các thác nước dội từ trên cao tung bọt trắng xóa. Để đến được các thác nước cao nước cao và đẹp có chỗ phải đi đường rừng rậm rạp, trơn trượt và ẩm ướt.

Hình 4.14 Suối Cửa Tử

Càng đi sâu vào trong rừng, đập vào mắt bạn là những tán cây cổ thụ lộ ra những chiếc rễ to xù xì, nghiêng mình bên dòng nước mát ở cạnh các vũng nước trong vắt. Mỗi mùa suối Cửa Tử lại mang một nét đẹp hấp dẫn riêng biệt. Mùa hè tắm thác, đốt lửa cắm trại mùa thu ngắm lá phong bay bay như một Hàn Quốc tọa lạc ở Thái Nguyên, mùa đông đi săn mây, còn mùa xuân thì ngắm đỗ quyên.

Hình 4.15 Đốt lửa trại tại Cửa tử

Về mặt giá trị thẩm mỹ, hệ thống di sản huyện Đại Từ cho ta thấy sự kết hợp hài hòa giữa biển hồ, núi non cùng hệ thống hang động đã hình thành nên

một phong cảnh thiên nhiên hoang sơ nhuốm màu sắc huyền thoại, một không gian thắm đượm văn hóa làng quê truyền thống Việt Nam.

Về mặt giá trị sinh học, khu hồ Núi Cốc đã bảo tồn được nhiều loài thủy sinh quý hiếm, các loài chim, muông thú và thảm thực vật đa dạng phong phú. Không gian rộng lớn của vùng Hồ đã hình thành nên vùng tiểu khí hậu ôn đới, đem lại nguồn không khí mát lành trong vùng, được ví như lá phổi xanh của Đại Từ.

Về mặt giá trị lịch sử văn hóa, nơi đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã đi vào lịch sử dân tộc với những dấu ấn rạng ngời của chiến khu cách mạng; đồng thời cũng là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa... với những chứng tích về một nền văn hóa cổ vùng Đông Nam Á.

Những ưu thế trên cho thấy, tiềm năng du lịch của Đại Từ đã hội tụ đầy đủ những giá trị đa dạng và tiêu biểu của di sản văn hóa Việt Nam. Đây chính là lý do khiến cho Đại Từ trở thành địa chỉ quen thuộc, hấp dẫn và lôi cuốn đông đảo du khách trong và ngoài nước. Có thể coi đây là nguồn tài nguyên du lịch vô tận và có khả năng khai thác không bao giờ cạn kiệt, nếu như chúng ta biết nâng niu, trân trọng và bảo vệ chúng.

Nhận thức được vai trò quan trọng của di sản văn hóa với phát triển kinh tế xã hội, huyện Đại Từ đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa tại địa phương. Đặc biệt, việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, khu di tích cách mạng, các hang động thiên tạo, danh lam thắng cảnh đã được công nhận đang được quy hoạch, bảo vệ nghiêm ngặt.

Với những đặc điểm trên, có thể nói huyện Đại Từ giàu tiềm năng phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch huyện đại từ dựa trên công nghệ GIS nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện đại từ (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)