Suối Đát Đắng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch huyện đại từ dựa trên công nghệ GIS nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện đại từ (Trang 37 - 41)

Hình 4.10: Suối Đát Đắng

Nằm trên cỏ, nhắm mắt lại và hít một hơi thật căng lồng ngực để cảm nhận mùi vị đặc trưng của núi rừng, cái cảm giác trong lành, yên ả lâu lâu mới gặp, nghe những âm thanh vừa quen vừa lạ, mở mắt ra là tất cả mây trời. Đứng ở đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm thiên nhiên hoang sơ nhưng đẹp lạ thường. Màu xanh bao la, điểm đâu đó là màu đỏ, vàng của hoa chuối rừng. Hoa thiều đất đỏ rực dưới chân, tưởng chừng như những bông hoa

đó ngoi lên từ lòng đất, du khách sẽ có cảm giác thật thư thái, tâm hồn như hòa nhịp với thiên nhiên.

Hình 4.11 Đồi Đát Đắng

Vào Đát Đắng ta như lạc vào một không gian hoàn toàn mới, thoát khỏi cái ồn ã, xô bồ nơi phố thị, hít thở không khí trong lành và cảm nhận âm thanh núi rừng đang ở quanh ta, hòa với ta. Dòng thác từ trên cao đổ xuống bọt tung trắng xóa, luồn qua những khe đá tai mèo rồi đổ xuống những hủng sâu. Nước từ trong khe núi chảy ra trong vắt, mát lạnh, giữa cái thời tiết oi ả, chói chang của mùa hè mà được ngâm mình trong dòng thác trong veo thì không gì thú vị bằng.

Đi tiếp lên cao là đát 2, đát 3... rồi đến đát 11, các đát nối tiếp nhau cao dần, mỗi đát lại có một vẻ đẹp riêng, càng đi du khách càng thấy thú vị. Càng lên cao nhiệt độ càng mát mẻ, không khí càng trong lành.

Hình 4.12 Thung lũng thác Đát Đắng

Ra về, trong lòng ai cũng nuối tiếc. Thác Đát Đắng là một trong những nơi đáng để chúng ta dừng chân ngắm cảnh, đặc biệt là những bạn trẻ ưa thích mạo hiểm và đi phượt. Mong một ngày nào đó quay trở lại Đát Đắng.

* Suối Cửa Tử: cách Hà Nội khoảng 110km, nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45km. Cửa Tử nằm ở vị trí tiếp giáp ba tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Dòng suối bắt nguồn từ vùng núi cao Tam Đảo chảy xuống dọc theo chiều dài của xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và cuối cùng đổ vào sông Công. Đến với Cửa Tử, bạn không chỉ được đắm mình trong những dòng nước trong xanh, mát rượi mà còn có thể vãn cảnh bởi nơi đây vẫn chưa bị tác động nhiều của con người.

Hình 4.13 Suối Cửa Tử

Cửa Tử 1 là một vũng nước dài và sâu, nước lạnh và trong chảy giữa hai bên vách đá, có một hòn đá vàng to nằm vắt ngang qua suối, bên dưới hòn đá là một thác nước nhỏ. Đường đi đến Cửa Tử 1 khá dễ dàng phù hợp cho các bạn đi picnic, cắm trại, chụp ảnh check in.

Từ Cửa Tử 2 đến Cửa Tử 7 dành cho các trekker thích mạo hiểm và khám phá. Thác máng nằm giữa Cửa Tử 2 và Cửa Tử 3, là máng trượt bằng đá do nước chảy đá mòn ngàn năm tạo thành. Tiếp tục đi sâu vào trong sẽ gặp các thác nước dội từ trên cao tung bọt trắng xóa. Để đến được các thác nước cao nước cao và đẹp có chỗ phải đi đường rừng rậm rạp, trơn trượt và ẩm ướt.

Hình 4.14 Suối Cửa Tử

Càng đi sâu vào trong rừng, đập vào mắt bạn là những tán cây cổ thụ lộ ra những chiếc rễ to xù xì, nghiêng mình bên dòng nước mát ở cạnh các vũng nước trong vắt. Mỗi mùa suối Cửa Tử lại mang một nét đẹp hấp dẫn riêng biệt. Mùa hè tắm thác, đốt lửa cắm trại mùa thu ngắm lá phong bay bay như một Hàn Quốc tọa lạc ở Thái Nguyên, mùa đông đi săn mây, còn mùa xuân thì ngắm đỗ quyên.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch huyện đại từ dựa trên công nghệ GIS nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện đại từ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)