Tạo điều kiện thuận lợi để nữ trắ thức học tập, nâng cao trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 97 - 102)

độ từ đó có bình đẳng trong cống hiến ngồi xã hội tạo điều kiện cho bình đẳng giới trong gia đình

Nâng cao trình độ học vấn của các cặp vợ chồng, nhất là cho nữ trắ thức là rất cần thiết để đảm bảo có tác động tắch cực tới bình đẳng giới trong gia đình. Trình độ học vấn càng cao thì sự chia sẻ cơng việc gia đình cũng như bàn bạc và ra quyết định sẽ ở mức độ cao hơn. Trên cơ sở đó, người vợ và người chồng có sự cảm thơng và trách nhiệm với nhau, với gia đình và con cái. Khi trình độ cao thì họ có thể tâm sự, chia sẻ mọi vấn để của cuộc sống từ công việc đến gia đình. Họ có thể nhận từ người vợ hoặc người chồng những lời khuyên, giải pháp, động viên để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Khi có tiếng nói chung trong mọi việc thì mới có thể đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cha mẹ hạnh phúc, hiểu biết thì sẽ là tấm gương sáng cho con cái học tập theo.

Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra đầu tư giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ không chỉ đem lại lợi ắch riêng cho bản thân họ mà còn đem lại lợi ắch cho tồn thể cộng đồng. Trình độ học vấn của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và việc học hành của con cái. Một người phụ nữ có học thường có khả năng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, số lần khám thaiẦ tăng lên và sẽ sinh con ắt hơn. Một người phụ nữ được đi học nhiều hơn thì tỷ lệ chết mẹ giảm, tỷ lệ chết con giảm và sức khỏe của mẹ và con được cải thiện rõ rệt. Kiến thức không chỉ mang lại lợi ắch cho bản thân người phụ nữ mà còn mang lại lợi ắch cho các thành viên trong gia đình. Thơng qua vai trị người vợ, người mẹ, người con họ có thể chăm sóc chồng, con cái, người già, người ốm tốt hơn. Với trình độ học vấn cành cao, phụ nữ càng hiểu biết các chăm sóc gia đình, con cái họ khoẻ mạnh và ắt chết yểu hơn. Có kiến thức khoa học nên họ hiểu nhu cầu vật chất và tinh thần của từng thành viên ở từng lứa tuổi từ đó có các biện pháp chăm sóc hợp lý. Người vợ có kiến thức thì hiểu chồng, chia sẻ với chồng cơng việc gia đình cũng như ngồi xã hội; người mẹ có kiến thức thì sẽ ni dạy con có phương pháp đúng đắn, khoa học, không buông lỏng việc quản lý con, giúp định hướng tốt cho con tránh con đi vào con đường hư hỏng.

Chắnh vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao trình độ cho phụ nữ, đặc biệt là nữ trắ thức ở thành phố Hà Nội là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Để nâng cao trình độ học vấn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nữ trắ thức địi hỏi phải có sự chia sẻ từ nhiều phắa.

Bản thân nữ trắ thức phải nhận thấy tầm quan trọng của tri thức mà thu xếp cơng việc gia đình và xã hội sao cho phù hợp để có thời gian tham gia học tập, không ngừng phấn đấu. Do ảnh hưởng của tư tưởng từ xưa để lại, chắnh trong bản thân mỗi người phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti an phận, cam chịu và thụ động, ảnh hưởng đến hạn chế sự độc lập suy nghĩ sáng tạo, khả năng cống

hiến của chắnh phụ nữ, là lực cản bên trong kìm hãm họ. Để xóa bỏ bất bình đẳng giới, ngồi sự tác động của đường lối, chủ trương, chắnh sách của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của xã hội thì bản thân người phụ nữ phải tự vươn lên khẳng định mình, dám đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu, sự áp bức, coi thường, trói buộc phụ nữ. Đồng thời phụ nữ cũng phải chiến thắng chắnh bản thân mình bằng sự tự tin và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những thành kiến và suy nghĩ lạc hậu, từng bước khẳng định vị trắ, vai trò của mình trong gia đình và ngồi xã hội.

Về phắa gia đình, các thành viên khác giúp đỡ chia sẻ việc nhà, chăm sóc người già, chăm ni và dạy bảo con cái nhằm tạo nhiều thời gian thời gian và tâm lý được chia sẻ sự vất vả cho phụ nữ trắ thức từ đó có thêm động lực hoạt động nghiên cứu khoa học.

Về phắa cơ quan công tác, tạo điều kiện cho nữ trắ thức tham gia các lớp tập huấn, lớp đào tạo ngắn hạn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy. Dành một lượng kinh phắ thắch đáng cho hình thức du học tại chỗ nhằm tạo điều kiện cho nữ trắ thức vừa nâng cao trình độ, vừa yên tâm với đỡ cơng việc gia đình. Ưu tiên cho nữ trắ thức đi học, được có việc làm, được đề bạt, đánh giá cao hơn khi họ có cùng thành tắch như nam trắ thức...

Huy động các nguồn tài trợ để hỗ trợ nữ sinh nghèo, khuyến khắch nữ sinh tài năng; cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học và sau đại học; thực hiện tốt việc đưa sinh viên nữ có triển vọng đi đào tạo ở nước ngồi; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, gắn vơi quy hoạch; khắch lệ học sinh nữ theo học các ngành khoa học mới, các ngành ứng dụng để giúp cho đội ngũ trắ thức đa dạng về cơ cấu, ngành nghề, có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao.

KẾT LUẬN

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Thực tiễn đời sống đã chứng minh, bất bình đẳng giới khơng chỉ hạn chế sự phát triển của phụ nữ mà còn cản trở sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Từ việc nhận thức về giới, về bình đẳng giới, về gia đình trắ thức, về Hà Nội và tầm quan trọng của việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội luận văn đã đi sâu tìm hiểu thực trạng của gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội.

Hà Nội là thủ đơ tập trung nhiều gia đình trắ thức sinh sống. Bình đẳng trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội đã được thực hiện tương đối tốt. Địa vị của phụ nữ trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội được nâng lên đáng kể. Trong việc thực hiện các chức năng của gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, đã thấy vai trò to lớn của nam trắ thức tham gia. Đây là một bước tiến lớn trong cuộc đấu tranh bình đẳng giới trong gia đình nói riêng và ngồi xã hội nói chung.

Song, do chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng phong kiến nên trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội vẫn tồn tại bất bình đẳng giới. Điều này đã đặt ra một số vấn đề cần giải quyết như: phụ nữ trắ thức vẫn là người làm nhiều công việc gia đình hơn nam giới ảnh hưởng lớn tới tâm lực cho hoạt động trắ óc và hiệu quả công việc của họ; tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong gia đình trắ thức ảnh hưởng lớn tới nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của gia đình và quốc gia, ảnh hưởng đến vị trắ đầu tàu (tấm gương) trong sự nghiệp bình đẳng giới hiện nay; tình trạng bạo lực trong gia đình trắ thức vẫn tồn tại, ảnh hưởng lớn tới chức năng phản ánh, chức năng dẫn dắt (về bình đẳng giới) của trắ thức trong xã hội; việc kết hợp hài

hòa giữa chức năng gia đình và chức năng xã hội đối với người vợ (người phụ nữ) trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội là một công việc rất khó khăn...

Từ sự phân tắch thực trạng bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, luận văn đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội nói riêng và gia đình Việt Nam nói chung như: tun truyền nâng cao nhận thức về vị trắ, vai trị của bình đẳng giới trong gia đình trắ thức đối với bình đẳng giới trong toàn Thành phố; tăng cường các dịch vụ y tế, giáo dục, gia đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc sức khỏe, chia sẻ việc nhà cho nữ trắ thức; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức xã hội đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ các cấp, Hội nữ trắ thức trong việc thực hiện bình đẳng giới; tăng cường việc thực hiện pháp luật và chắnh sách bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội; tạo điều kiện thuận lợi để nữ trắ thức học tập, nâng cao trình độ từ đó có bình đẳng trong cống hiến ngồi xã hội tạo điều kiện cho bình đẳng giới trong gia đình.

Đây có thể là những giải pháp chưa thực sự hồn chỉnh, cịn nhiều khiếm khuyết, song đó là những giải pháp chủ yếu, cần thiết để giải quyết bất bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội. Từ đó xây dựng gia đình hạt nhân, kiểu mẫu trong đó người phụ nữ thực sự được bình đẳng với nam giới trong tổ ấm của mình, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Thị Thạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)