Kinh nghiệm trong xác định chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 103 - 116)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Các đặc điểm và kinh nghiệm lịch sử

3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương

Một là, nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân, dựa vào dân, xây dựng các đoàn thể quần chúng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đƣờng lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn

diện của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng trên từng chặng đƣờng kháng chiến và kiến quốc bằng những biện pháp hiệu quả, mà trƣớc hết là luôn quan tâm tới công tác động viên, giáo dục chính trị trong nhân dân, tận dụng các hình thức tuyên truyền, giáo dục kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua chống Mỹ cứu nƣớc với các hình thức phong phú và sinh động. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, phong trào xây dựng chi bộ, rèn luyện đảng viên luôn đƣợc các cấp, các đơn vị, các địa phƣơng quan tâm. Thành công của Hòa Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc là đã quán triệt đƣờng lối, phát động phong trào quần chúng quyết tâm đánh Mỹ sâu rộng. Phong trào đó ngày càng trở nên sôi động, mạnh mẽ trong mọi địa phƣơng. Khối đại đoàn kết toàn dân đƣợc củng cố. Ở những nơi diễn ra chiến sự ác liệt, phong trào chống Mỹ cứu nƣớc lại rất sôi nổi.

Trong quá trình xâm lƣợc và thống trị, bọn thực dân dựa vào các thế lực phản động trong tôn giáo, dùng thần quyền, giáo lý mê hoặc giáo dân, xuyên tạc đƣờng lối chính sách của Đảng, chia rẽ lƣơng giáo, xây dựng lực lƣợng vũ trang trong công giáo để chống lại cách mạng. Đảng bộ đã kiên trì vận động, thuyết phục làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân lƣơng cũng nhƣ giáo phân biệt đƣợc đâu là tự do tín ngƣỡng, đâu là âm mƣu tội ác lợi dụng thiên chúa giáo của địch.

Nắm vững quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quán triệt quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, muốn xây dựng hậu phƣơng vững mạnh, toàn diện, trƣớc hết phải đoàn kết toàn dân “Lấy dân làm gốc” tăng cƣờng bồi dƣỡng sức dân. Vì vậy, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã không ngừng tăng cƣờng bồi dƣỡng sức dân. Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã hoàn thành một nhiệm vụ cách mạng thực sự to lớn, tác động chi phối đến các thắng lợi sau này, đó là các Đảng bộ cơ sở ở Hòa Bình đã cùng với nhân dân địa phƣơng chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Tỉnh ủy, tổ chức có hiệu quả việc bố trí nơi ăn nghỉ và làm việc của

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan ban ngành của tỉnh sơ tán trong 10 năm, từ năm 1965 đến năm 1975. Nhờ những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã làm thất bại âm mƣu của đế quốc Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, khối đoàn kết trong nhân dân ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao.

Trên cơ sở quán triệt đƣờng lối chiến tranh nhân dân, tỉnh Hòa Bình đã ra sức xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng lực lƣợng dân quân tự vệ lớn mạnh và rộng khắp, có lực lƣợng chiến đấu, có lực lƣợng phục vụ chiến đấu. Bên cạnh dân quân du kích, bộ độ địa phƣơng cũng luôn đƣợc quan tâm xây dựng, phát triển. Ở Hòa Bình dân quân tự vệ cùng bộ đội địa phƣơng thực sự là lực lƣợng nòng cốt của toàn dân đánh giặc, toàn dân đảm bảo giao thông. Trong xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, tỉnh Hòa Bình đã phát huy sức mạnh của quan hệ sản xuất mới, vừa chiến đấu vừa xây dựng, không ngừng tăng cƣờng sức mạnh của lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, kết hợp chặt chẽ và cùng bộ đội chủ lực đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ quê hƣơng.

Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nƣớc diễn ra ở tỉnh Hòa Bình rất phong phú, đa dạng và quyết liệt; cùng một lúc phải hình thành nhiều lực lƣợng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng không nhân dân, đảm bảo giao thông và tuyển quân chi việc, tất cả đều nhờ ở sức mạnh tiềm tàng quần chúng nhân dân. Khi Đảng phát động, nhân dân nhiệt tình hƣởng ứng tham gia. Thanh niên trai tráng xung phong vào bộ đội, tự vệ. Những ngƣời sức khỏe yếu hơn tự nguyện vào thanh niên xung phong và phục vụ chiến đấu. Phụ nữ với phong trào “Ba đảm đang”; thanh niên với phong trào “Ba sẵn sàng”; các cụ cao niên thành lập “Hội bảo trợ dân quân”; thiếu nhi, học sinh thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”… Mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều đi vào guồng máy hoạt động chung.

Hai lần chống chiến tranh phá hoại, bất cứ địa phƣơng nào trong tỉnh Hòa Bình cũng đều nổi lên khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc”, “Mỗi ngƣời làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Ý thức đánh giặc, cứu nƣớc, cứu nhà đã thấm sâu trong tâm tƣ tình cảm của mỗi ngƣời dân, ai cũng mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc thiêng liêng.

Thế trận lòng dân, chính là lòng yêu nƣớc tha thiết quê hƣơng đất nƣớc của mỗi ngƣời dân các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình.

Trong kháng chiến chống Mỹ, lòng dân tạo thành ý chí quyết tâm nghìn ngƣời nhƣ một tạo lƣới lửa phòng không tầm thấp, thế trận giao thông vận tải rộng khắp vững chắc, hết lòng, hết sức chi viện sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Mỗi hạt gạo chuyển tới mặt trận đều mang nặng tấm lòng của ngƣời dân Hòa Bình đối với đất nƣớc, quê hƣơng.

Các tầng lớp nhân dân Hòa Bình không quản ngại gian khổ hy sinh, ngày đêm thi đua sản xuất, làm ra lƣơng thực, thực phẩm đóng góp đến mức cao nhất nghĩa vụ của mình. Lòng dân còn là “bóng mát” che chở cho đoàn quân điệp trùng ra trận.

Nhờ có nhân dân, mọi khó khăn vƣớng mắc đều đƣợc giải quyết kịp thời. Với bàn tay, đôi vai, khối óc, ngƣời dân Hòa Bình đã vận chuyển an toàn hàng chục nghìn tấn lƣơng thực, thực phẩm đạn dƣợc, hàng hóa ra mặt trận. Lòng dân là nùi rừng che mắt địch, là sức mạnh vô song mỗi khi gặp gian nguy, là ngọn lửa hồng sƣởi ấm bao tâm hồn chiến sĩ.

Là một tỉnh gồm nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Mƣờng, Thái, Tày, Mông, Dao… nhƣng với chủ trƣơng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân tham gia kháng chiến, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tất cả đều một lòng hƣớng về kháng chiến.

Sự hòa hợp, đoàn kết giữa các dân tộc thể hiện ở ý chí quyết tâm và hành động của mỗi nƣời dân. Những buổi đầu kháng chiến, khi Đảng phát động

toàn dân đều hƣởng ứng tham gia, thanh niên trai tráng ngƣời Mông, hay ngƣời Kinh… đều xung phong lên đƣờng đánh giặc.

Sức mạnh tiềm ẩn của tỉnh miền núi Hòa Bình nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân. Càng căm thù cao độ quân xâm lƣợc bao nhiêu, thì đồng bào các dân tộc đều hƣớng về Đảng, Bác Hồ, nghe và đi theo cách mạng, đi theo kháng chiến. Mỗi đợt tuyển quân, mỗi đợt đóng góp lƣơng thực, thực phẩm hay đào hầm hố phòng không, đồng bào đều hƣởng ứng làm theo. Mối đoàn kết gắn bó giữa mọi ngƣời với nhau là ý thức trách nhiệm đối với Tổ Quốc, với nhân dân.

Ở đâu và bất cứ lúc nào, khi Đảng gọi, đồng bào đều tin tƣởng và gắng sức hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Trong kháng chiến, để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã khéo biết tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giác ngộ một số lang đạo có quyền thế đi theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, cùng tham gia kháng chiến, góp phần tạo nên những chiến công to lớn ở địa phƣơng; đây là một biểu hiện sách lƣợc đúng đắn của Đảng ta trong việc huy động, tăng cƣờng lực lƣợng cho kháng chiến.

Khối đại đoàn kết toàn dân tạo nên sức mạnh, là thể hiện ý chí dời non lấp biển của đồng bào các dân tộc cùng chung sống trên một dải đất quê hƣơng, tất cả đều hƣớng về kháng chiến, hƣớng về đạo lý sống vì quê hƣơng đất nƣớc của non Hồng cháu lạc tự nghìn xƣa.

Trong suốt 10 năm kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vừa lãnh đạo sản xuất, vừa lãnh đạo chiến đấu đánh địch tại chỗ, vừa lãnh đạo động viên sức ngƣời, sức của ở địa phƣơng, chi viện cho tiền tuyến. Đây là biểu hiện của sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, sức mạnh tổng hợp của 10 năm chiến đấu và xây dựng bắt nguồn từ chế độ ƣu việt của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo, Đảng bộ đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và chiến đấu, giữa kinh tế và quốc phòng, giữa

động viên tuyển quân và sản xuất, giữa tiền tuyến và hậu phƣơng, giữa tự lực và giúp đỡ của cấp trên, từ đó đã phát huy đƣợc sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng bảo vệ hậu phƣơng và chi viện cho tiền tuyến.

Nhờ những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn của Đảng bộ, khối đoàn kết trong nhân dân ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao, sức mạnh của quần chúng nhân dân ngày càng đƣợc tăng cƣờng, góp phần làm thất bại âm mƣu của kẻ thù trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, cùng nhân dân cả nƣớc đƣa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Thứ hai, hậu phương là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh, do vậy Đảng bộ tỉnh Hòa Bình luôn nắm vững quan điểm đó để xây dựng hậu phương, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến.

Trong chiến tranh, hậu phƣơng có vai trò quan trọng. Đó là nhân tố thƣờng xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Nếu không có hậu phƣơng vững mạnh đảm bảo chi viện thƣờng xuyên về lực lƣợng, của cải và tinh thần chính trị cho tiền tuyến thì không thể giành thắng lợi. Sự chi viện của hậu phƣơng cho tiền tuyến là một yếu tố thƣờng xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu phƣơng là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Muốn đánh thắng địch ở tuyền tuyến thì phải có hậu phƣơng vững mạnh về mọi mặt. Việc xây dựng hậu phƣơng là một vấn đề có tính chất chiến lƣợc và quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến.

Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những ngƣời thầy vĩ đại của cách mạng vô sản - Mác, Ăng ghen, Lê-nin đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phƣơng vững chắc, có tổ chức. Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phƣơng thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con ngƣời và của vũ khí, nghĩa là vào chất lƣợng và số lƣợng của

cƣ dân và của cả kĩ thuật” [59, tr.242]. Lê-nin thì cho rằng: “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lƣợng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì ngƣời đó thu đƣợc thắng lợi”[99, tr.84] và: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phƣơng có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những ngƣời trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không đƣợc vũ trang, tiếp tế lƣơng thực và huấn luyện đầy đủ” [80, tr.497].

Nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chiến tranh cách mạng, xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng và vận dụng sáng tạo vào điều kiện nƣớc ta, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phƣơng, coi đó là một trong những nhân tố thƣờng xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định vai trò của hậu phƣơng trong chiến tranh: “Một hậu phƣơng vững mạnh là một hậu phƣơng có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có một nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lƣơng thực, súng đạn, sức ngƣời, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” [46, tr.28]. Đồng chí Trƣờng Chinh coi một trong những “nhân tố thƣờng xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời đại chúng ta” là hậu phƣơng chiến tranh nhân dân đƣợc củng cố, nguồn cung cấp nhân tài vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lực lƣợng vũ trang vững mạnh” [47, tr.54].

Nhìn chung, vai trò của hậu phƣơng đều đƣợc các nhà chiến lƣợc, các nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những ngƣời lãnh đạo quốc gia, những ngƣời cầm quân phải quan tâm thƣờng xuyên trong thời chiến cũng nhƣ thời bình. Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực lƣợng đều bị thử thách, bị tiêu hao, nên đòi hỏi phải đƣợc bổ sung, phát triển, nhằm đè bẹp đối phƣơng để chiến thắng. Cơ sở vật chất của đất nƣớc mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của

chiến tranh. Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phƣơng không chỉ dựa trên những chỉ số kinh tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con ngƣời, cũng nhƣ vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nữa. Bởi vì, mặc dù hậu phƣơng có một vai trò quan trọng trong việc quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến tranh, song so sánh lực lƣợng hậu phƣơng của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phƣơng, xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phƣơng nhƣ thế nào, lại không phải là một vấn đề đơn thuần của số học. Hậu phƣơng có thể chuyển hoá từ yếu sang mạnh, hoặc ngƣợc lại. Cách huy động lực lƣợng của hậu phƣơng là một vấn đề quan trọng. Nó phụ thuộc vào những yếu tố nhƣ: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của con ngƣời, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh. Muốn để hậu phƣơng động viên đƣợc sức ngƣời, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lƣợng chiến đấu trên chiến trƣờng, phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bƣớc phát triển và củng cố hậu phƣơng từ yếu thành mạnh. Trong quá trình đó, hậu phƣơng phải thƣờng xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt sâu sắc quan điểm và lý luận trên đề ra đƣờng lối kháng chiến đúng đắn, giải quyết tốt vấn đề xây dựng và phát huy sức mạnh hậu phƣơng.

Trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 đến năm 1975, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, củng cố phát huy vai trò của căn cứ địa và hậu phƣơng cách mạng, coi đó là một bộ phận chiến lƣợc quan trọng của đƣờng lối chiến tranh giải phóng. Đảng bộ vận dụng linh hoạt quan điểm của Đảng xây dựng hậu phƣơng vững mạnh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quân sự. Xây dựng hậu phƣơng vững mạnh một cách toàn diện nhằm bảo vệ địa phƣơng, bảo vệ căn

cứ cách mạng và đánh bại âm mƣu của kẻ thù, chi viện sức ngƣời sức của cho tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 103 - 116)