Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 116 - 152)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Các đặc điểm và kinh nghiệm lịch sử

3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện

Thứ nhất, phải xây dựng bộ máy chỉ huy quân sự vững vàng tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền để xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện cho tiền tuyến.

Để tăng cƣờng sự chỉ đạo của Đảng bộ trong chiến tranh, tỉnh phải có bộ máy chỉ huy quân sự vững vàng để tham mƣu giúp cấp ủy, chính quyền. Thực tiễn trong hai cuộc chiến tranh chống phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã thƣờng xuyên coi trọng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo và chỉ huy quân sự. Ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã đƣa hàng trăm các cấp ủy viên, đảng viên có năng lực về lãnh đạo bộ đội địa phƣơng và dân quân tự vệ. Đảng bộ cũng thƣờng xuyên coi trọng việc bồi dƣỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo của cơ quan quân sự các cấp đảm bảo mạnh về chuyên môn, vững về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức để hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Trong chiến tranh, tình huống chiến đấu diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp. Địch có thể cùng lúc đánh phá nhiều điểm, nhiều nơi. Ta phải vừa đánh địch, vừa giữ vững sản xuất, đảm bảo giao thông, giải quyết hậu quả, chi viện chiến trƣờng. Tình hình rất khẩn trƣơng đòi hỏi sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của tổ chức đảng phải nhạy bén, kịp thời. Chỉ đạo phải nhanh nhẹn, kịp thời, đó là yêu cầu quan trọng bậc nhất để đảm bảo cho thắng lợi, hạn chế mọi tổn thất do kẻ địch gây ra.

Chi bộ cơ sở có vững mạnh mới tăng cƣờng đƣợc sự lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh. Vì vậy, trong chiến tranh Tỉnh ủy rất coi trọng khâu xây dựng chi bộ cơ sở nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm chính trị của chi bộ, xứng đáng với vai trò tham mƣu, là ngọn cờ đầu, là hạt nhân lãnh đạo chiến trnah nhân dân ở các thôn, xóm, xã, xí nghiệp, các đơn vị bộ đội địa phƣơng, dân quân tự vệ. Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa đó, Tỉnh ủy đã tập trung xây dựng các chi bộ cơ sở ở các nơi trọng điểm nhƣ thị xã, vùng ven đồi núi, vùng đông đồng bào theo đạo thiên chúa giáo. Đối với các chi bộ đảng ở các đơn vị bộ đội địa phƣơng, Tỉnh ủy cũng chỉ đạo tập trung quán triệt tình hình nhiệm vụ, đƣờng lối quân sự, quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, vận động tổ chức rèn luyện đảng viên.

Trong thời bình, Đảng bộ cần phải nắm vững và phát huy hơn nữa vai trò của bộ máy chỉ huy quân sự và các chi bộ cơ sở của Đảng tại các địa phƣơng. Tạo điều kiện cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ đƣợc sâu sắc và cụ thể, qua đó Đảng bộ có thể sát sao hơn, gần gũi hơn với quần chúng nhân dân. Đó là cơ sở để đánh bại mọi âm mƣu của kẻ thù trong thời đại hiện nay và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng quê hƣơng đất nƣớc đạt nhiều thành tựu trong thời gian sắp tới.

Thứ hai, chung sức xây dựng tiềm lực hậu phương vững mạnh, phát triển toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế,chính trị, văn hóa xã hội, quân sự, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong kháng chiến chống Mỹ, xây dựng hậu phƣơng vững mạnh là mục tiêu lớn nhất của các địa phƣơng. Xây dựng hậu phƣơng vững mạnh thực chất là xây dựng căn cứ, xây dựng cơ sở, tạo nên sự thống nhất cao trong nhận thức lãnh đạo, tạo sức mạnh tiềm tàng của quần chúng nhân dân. Nội dung xây dựng hậu phƣơng vững mạnh toàn diện là xây dựng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tỉnh Hòa Bình cũng nhƣ các địa phƣơng trên miền Bắc, bắt tay vào công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những bƣớc đi chập chững đầu tiên, từ xác định quan hệ sản xuất mới, đến xây dựng các phong trào cách mạng của quân chúng, tạo nên tính thống nhất cao ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phƣơng. Quan hệ sản xuất mới, quan hệ cộng đồng ngấm sâu vào trong trái tim, khối óc của mỗi ngƣời dân. Ở địa phƣơng nào trong đƣờng hƣớng phát triển cũng đề cao nhiệm vụ xây dựng địa phƣơng mình luôn đảm bảo ổn định về chính trị, vững chắc về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh. Đó cũng là những nội dung thiết yếu trong xây dựng hậu phƣơng. Khi cách mạng miền Nam ngày càng tiến triển. Trong mối quan hệ giữa nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam - Bắc đối với tỉnh Hòa Bình nhiệm vụ chi viện tiền tuyến đƣợc đặt lên hàng đầu.

Nhiệm vụ hậu phƣơng thật nặng nề trong giai đoạn chống hai cuộc chiến tranh phá hoại. Một mặt từng địa phƣơng hoàn thành nhiệm vụ đóng góp, chi viện của hậu phƣơng, một mặt vừa trực tiếp đƣơng đầu chống chiến tranh phá hoại. Mối quan hệ giữa hậu phƣơng - tiền tuyến đƣợc quyện hòa làm một. Trong ý thức mỗi ngƣời, mọi nhiệm vụ, từ sản xuất - chiến đấu - tuyển quân, chi viện đều có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Thực tế qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, nếu từng địa phƣơng không đặt nhiệm vụ xây dựng hậu phƣơng lên hàng đầu thì không thể trụ vững và phát triển. Xây dựng hậu phƣơng là kế thừa sự nghiệp giữ nƣớc, dựng nƣớc của cha ông, đồng thời có bƣớc phát triển cao, phù hợp trong từng thời kỳ cách mạng.

Các cấp ủy Đảng đã sớm nhận rõ sức mạnh của quần chúng nhân dân, nên trong từng giai đoạn đã biết phát động và nhân rộng phong trào từ cơ sở, trở thành việc làm thƣờng xuyên tự giác của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tập thể, cá nhân.

Mối quan hệ hữu cơ trong xây dựng hậu phƣơng là mang tính toàn diện. Từng lĩnh vực đều có thế mạnh riêng và thúc đẩy lẫn nhau.

Xây dựng địa phƣơng vững về chính trị, trong đó tiềm ẩn yếu tố tinh thần, là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng.

Trong xây dựng chính trị, tƣ tƣởng cách mạng tiến công đƣợc đặt lên hàng đầu, luôn thông suốt với mọi chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, từ đó ra sức động viên, thuyết phục quần chúng nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến, ở tỉnh Hòa Bình, nhân dân các dân tộc luôn tin tƣởng và nguyện một lòng theo Đảng. Dù cho “Vật nổi, sao dời” nhƣng lòng dân luôn hƣớng về kháng chiến, hƣớng về cuộc đấu tranh cách mạng, hƣớng về đất nƣớc, quê hƣơng.

Xây dựng kinh tế là một mặt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt trong thời chiến nó càng chiếm giữ một vị trí trọng yếu hơn. Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh, do đó muốn thắng địch thì phải có sức mạnh tiềm tàng về kinh tế. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ở tỉnh Hòa Bình, việc đảm bảo xây dựng nền kinh tế gặp không ít khó khăn. Khi bƣớc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, kinh tế của tỉnh Hòa Bình thật nghèo nàn, đời sống nhân dân còn túng thiếu. Tỉnh ủy đã phát động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đề cao nhiệm vụ, nền kinh tế trong tỉnh dần đƣợc phục hồi, nhân dân đủ ăn, cung cấp cho kháng chiến. Sức mạnh về kinh tế cứ thế đƣợc nhân lên bằng quyết tâm nghị lực của các địa phƣơng, nền kinh tế trong tỉnh luôn đảm bảo, vừa cung cấp một phần lƣơng thực, thực phẩm cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa bảo đảm cho đời sống nhân dân ổn định, phát triển, thúc đẩy các mặt hoạt động khác đi lên.

Văn hóa, xã hội là một mặt hoạt động nâng cao trí tuệ và khả năng nhận thức của mỗi ngƣời. Nắm rõ vai trò và vị trí của các mặt công tác này, từng địa phƣơng trong tỉnh dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đã triển khai các hoạt động văn hóa, xã hội phát triển trên cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Trong chống Mỹ, mặc dù chiến tranh phá hoại ác liệt, nhƣng thầy trò vẫn thi đua dạy tốt, học tốt. Văn hóa phát triển kéo theo mọi hoạt động phục vụ cho đời sống tinh thần, từ tuyên truyền cổ động đến văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… phong trào đã thực sự bồi dƣỡng cho mỗi ngƣời có đủ nhận thức, sức khỏe để họ trở thành ngƣời công dân tốt.

Mối quan hệ hữu cơ giữa các mặt hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội đã thực sự thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo cho phong trào cách mạng ở tỉnh Hòa Bình luôn giữ vững bƣớc đi lên. Mỗi ngƣời dân thực sự tin yêu Đảng, tin yêu chế độ, gắn bó với đất nƣớc, quê hƣơng.

Thứ ba, để thực hiện tốt nhiệm vụ hậu phương cần phải kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn ba vấn đề: xây dựng hậu phương, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến.

Hậu phƣơng trong kháng chiến chính là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lƣợng vũ trang chiến đấu trên chiến trƣờng. Trong chiến tranh, để thực hiện tốt nhiệm vụ hậu phƣơng cần phải kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn ba vấn đề: xây dựng hậu phƣơng, bảo vệ hậu phƣơng và chi viện cho tiền tuyến. Ba vấn đề trên của hậu phƣơng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và hỗ trợ nhau. Để tăng cƣờng sự chỉ đạo của Đảng bộ trong chiến tranh, tỉnh phải có bộ máy chỉ huy quân sự vững vàng để tham mƣu giúp cấp ủy, chính quyền.

Thực tiễn cách mạng cho thấy, một hậu phƣơng vững mạnh và hoạt động có hiệu quả là khi thực hiện tốt ba vấn đề trên. Hậu phƣơng là nguồn động viên sức ngƣời, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị tinh thần cho các lực lƣợng vũ trang chiến đấu trên chiến trƣờng. Để làm đƣợc nhƣ vậy, phải trải qua một quá trình vừa xây dựng, vừa chiến đấu, từng bƣớc củng cố và phát triển hậu phƣơng từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh. Ngƣợc lại, chiến trƣờng giành thắng lợi tạo điều kiện hòa bình để hậu

phƣơng tập trung sản xuất và xây dựng tiềm lực. Nhƣ vậy, xây dựng, bảo vệ hậu phƣơng và chi viện tiền tuyến có quan hệ nhân quả và chặt chẽ với nhau. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ cần phải nhận thức rõ mối quan hệ đó và đề ra phƣơng hƣớng chiến lƣợc phù hợp. Quá trình xây dựng tiềm lực hậu phƣơng quyết định không nhỏ đến hiệu quả của công tác chi viện tiền tuyến. Do vậy, Đảng bộ tập trung huy động mọi nguồn lực, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng tiềm lực hậu phƣơng vững mạnh một cách toàn diện ở nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục và quân sự. Tuy nhiên, những kết quả của quá trình xây dựng tiềm lực đƣợc đảm bảo là nhờ vào công tác bảo vệ hậu phƣơng. Trong quá trình kháng chiến, để chiến thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ đã đề ra những đƣờng lối và phƣơng pháp đấu tranh phù hợp. Đảng bộ đã biết phát huy sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết nhân dân bảo vệ vững chắc địa bàn. Dựa trên những tiềm lực của địa phƣơng để chiến đấu bảo vệ địa bàn và thực hiện có hiệu quả công tác chi viện tiền tuyến.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc nói chung và từ năm 1965 đến năm 1975 nói riêng, Đảng bộ Hòa Bình đã thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của một hậu phƣơng lớn đối với tiền tuyến miền Nam, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc vĩ đại. Đảng bộ và quân dân Hòa Bình luôn xác định: trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân, vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm mà Trung ƣơng Đảng giao cho với số lƣợng đủ, chất lƣợng tốt, đúng thời gian, đúng chính sách. Khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời” đƣợc Đảng bộ quán triệt tới toàn đảng, toàn dân. Có đƣợc những thành tựu trên là do Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo một cách đúng đắn, linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn và chặt chẽ giữa các nhiệm vụ với nhau.

Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã đi qua, nhƣng chiến công mà Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình giành đƣợc vẫn còn mãi mãi. Lịch sử luôn trân trọng và nhắc nhở các thế hệ mai sau: mảnh đất Hòa Bình giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm, đồng bào các dân tộc Hòa Bình luôn kiên cƣờng dũng cảm, biết đánh và quyết thắng mọi kẻ thù.

Trên bƣớc đƣờng xây dựng đất nƣớc hôm nay, các bài học đƣợc rút ra từ cuộc kháng chiến ở địa phƣơng vẫn còn nguyên giá trị. Những âm hƣởng hào hùng của một thời chiến tranh vẫn là nguồn cổ vũ động viên quân và dân trong tỉnh vững bƣớc đi lên.

Lịch sử hào hùng tiếp sức cho quân và dân Hòa Bình trong công cuộc đổi mới, xây dựng dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

KẾT LUẬN

1. Trải qua 10 năm (1965 -1975) xây dựng và trƣởng thành, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có một quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Đảng bộ không những đề ra những chủ trƣơng, giải pháp lãnh đạo và chỉ đạo mà Đảng bộ còn tập trung lãnh đạo và chỉ đạo tốt việc xây dựng, bảo vệ hậu phƣơng và chi viện tiền tuyến. Trong quá trình xây dựng một cách toàn diện ở nhiều lĩnh vực nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quân sự. Đảng bộ chú trọng chỉ đạo xây dựng tiềm lực địa phƣơng ngày càng vững mạnh trở thành hậu phƣơng tích cực chi viện cho tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc vĩ đại. Đối với việc bảo vệ địa bàn, Đảng bộ chỉ đạo sát sao và cụ thể, chủ trƣơng thành lập các làng chiến đấu, xây dựng lực lƣợng quân đội nhanh và mạnh, đồng thời đề ra nhiều phƣơng án tác chiến phù hợp với từng loại địa hình và hoàn cảnh nhất định. Về công tác giao thông vận tải, Đảng bộ tập trung tối đa sức mạnh và nguồn lực để đảm bảo giao thông thông suốt, giữ mạch máu giao thông hơn giữ mạch máu con ngƣời. Vì vậy, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giao thông vận tải không chỉ đƣợc giữ vững mà việc chi viện cho tiền tuyến luôn đƣợc hoàn thành vƣợt mức Nhà nƣớc giao.

2.Trong 10 năm Hòa Bình đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, tạo bƣớc ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hòa Bình, từ năm 1965 đến năm 1975, tiềm lực địa phƣơng đƣợc xây dựng ngày càng vững mạnh. Các lĩnh vực nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và quân sự tuy trong hoàn cảnh chiến tranh chịu sự đánh phá ác liệt nhƣng nhìn chung vẫn phát triển và đạt nhiều kết quả đáng kể, tạo đà cho sự phát triển của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo của Đảng bộ là một trong những nhân tố quyết định đến việc bảo vệ vững chắc địa bàn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt. Âm mƣu và thủ

đoạn của kẻ thù vô cùng xả quyệt, chúng bằng mọi cách để phá hoại miền Bắc, chặn đứng con đƣờng chi viện cho cách mạng miền Nam, bóp nghẹt cách mạng miền Nam.. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, mạch máu giao thông luôn đƣợc đảm bảo thông suốt, mọi hậu quả của chiến tranh đều đƣợc khắc phục nhanh nhất, giúp cho quá trình chi viện tiền tuyến đƣợc diễn ra liên tục và thƣờng xuyên.

3. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, quá trình thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 116 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)