Một cái tôi cô đơn, bế tắc, bất lực trƣớc cuộc đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 41 - 51)

5. Cấu trúc của Luận văn:

2.1. Một cái tôi cô đơn, bế tắc, bất lực trƣớc cuộc đời

Xã hội Việt Nam cuối những năm 20 đầu những năm 30 cho đến năm 1945 của thế kỷ XX có những biến đổi sâu sắc, là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rất gay gắt, dần dẫn tới những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực hệ tư tưởng và điều tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các khuynh hướng, phương pháp sáng tác, có những sự xung đột đan chéo lẫn nhau. Nguyễn Tuân gọi cái xã hội đó là “ối a ba phèng” khi mà thực dân Pháp mang danh đi khai hóa văn minh nhưng thực chất là khai thác bóc lột thuộc địa tàn khốc. Chúng thực hiện phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ trung”, thành lập các hội: hội Ánh sáng, hội Hướng đạo, … bên cạnh đó cịn đầu độc, ngu dân bằng rượu và thuốc phiện, tất cả nhằm ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên. Hậu quả ở thành thị đã có sự phân hóa giai tầng rõ rệt cùng với sự thay đổi lớn lao về cuộc sống, gia tăng tệ nạn xã hội, những gái đĩ, me Tây, cờ bạc, trộm cướp, thuốc phiện, … làm băng hoại những giá trị đạo đức. Ở nông thôn, đời sống người dân vô cùng cực khổ trong cảnh bùn lầy nước đọng, hàng trăm thứ thuế, nghèo đói, những hủ tục lạc hậu có cơ hội được phát triển thêm. Người dân bị đẩy tới đường cùng của bán thân, ở đợ và dần dẫn tới cái chết thứ hai nơi thành thị vốn cũng đã đầy rẫy những “cạm bẫy người”. Chứng kiến và sống thực trong xã hội, các nhà văn đã thu vào tầm mắt mình biết bao cảnh đời, cảnh người và được phản ánh chân thực qua tác phẩm văn chương, qua nhiều thể loại, nhiều phong trào văn học. Một trong những khía cạnh của cuộc sống đương thời được nhiều cây bút quan tâm đến đó là đề tài về cuộc sống hưởng lạc. Viết về đề tài này cũng có rất nhiều cây bút khác nhau nhưng Nguyễn Tuân đã chọn cho mình một lối đi riêng, khơng giống ai. Một lối đi ứng với một cá tính độc đáo mang tên Nguyễn Tuân như Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Ơng

khơng viết được như những nhà văn hiện thực phê phán mô tả trụy lạc như là một tệ nạn xã hội. Nhưng ông cũng không viết như những cây bút tự nhiên chủ nghĩa, mượn cớ tả thực để gợi trí tị mị tục tĩu. Đồng thời cũng khơng thi vị hóa thuốc phiện, gái điếm như nhiều cây bút lãng mạn khác” [26, tr.

57-58]. Viết về cuộc sống hưởng lạc Nguyễn Tuân đã viết như một lời thú tội về quãng thời gian mười năm cuộc đời “phóng túng hình hài” chơi bời,

phá phách về chính cuộc đời mình chứ khơng phải cuộc đời của cá nhân nào khác.

Trước Cách mạng tháng Tám, người ta nhắc nhiều đến một Nguyễn Tuân của chủ nghĩa duy mỹ chỉ trọng cái đẹp hình thức khơng cần nội dung, của “nghệ thuật vị nghệ thuật”; một Nguyễn Tuân với cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc, cá nhân chủ nghĩa để đối lập, để ném thẳng cái tài hoa độc đáo vào xã hội đương thời: “Hồi ấy, sống hay viết đối với ông nhiều khi chỉ là để tìm

mình, để thực hiện cái cá nhân của mình cho đến kỳ cùng” [26, tr. 29].

Nguyễn Tuân bước vào văn đàn vào những năm 40 của thế kỷ XX và gắn liền với trào lưu văn học lãng mạn. Tuy nhiên văn học lãng mạn khơng cịn phát triển như thời gian trước mà đang chuẩn bị bước giai đoạn suy đồi với những ảnh hưởng của nhiều loại thế giới quan duy tâm siêu hình, đặc biệt ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân cực đoan từ nhà triết học Nietzsche và nhà văn Pháp Andre Gide. “Trong văn học, cái tơi lãng mạn khơng cịn thoát ly vào dĩ vãng

hay đắm mình trong thế giới mơ mộng nữa mà đi sâu vào con đường bế tắc, điên loạn. Cái tâm trạng bâng khuâng và nỗi buồn vô cớ của các nhà thơ Mới được thay thế bằng nỗi chua xót chán chường, tuyệt vọng. Lý tưởng thẩm mỹ của các nhà văn, nhà thơ lãng mạn là đối lập lý tưởng với hiện thực, đề cao cái đẹp một cách cực đoan. Không phải mất hết tinh thần dân tộc mà vẫn có một tâm sự yêu nước thầm kín, một niềm khao khát tự do. Không đủ dũng cảm và nghị lực để đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp nên đành tìm con đường thoát ly tiêu cực, bế tắc hoặc phản ứng lại xã hội một cách yếu ớt, lầm lạc

bằng thái độ cực đoan”. Nguyễn Tuân cũng vậy, tìm về Vang bóng một thời

vẫn khơng thể khỏa lấp nỗi buồn chán hiện tại, tiếp tục xê dịch trong khơng

gian tìm cái đẹp trong hành trình của những chuyến đi, của cảnh sắc và hương vị đất nước nhưng rồi khi quay nhìn lại vẫn thấy thiếu quê hương, trống trải tâm hồn. Dấn sâu vào khủng hoảng, bế tắc đến cực độ, Nguyễn nổi loạn, phá phách trong những cuộc truy hoan tại các tiệm thuốc, các nhà hát cơ đầu. Sau những cuộc truy hoan nhìn lại mình lại là sự chán mình, cơ đơn, bế tắc, bất lực trong vòng xốy khơng lối thốt của cuộc đời, là những xót xa ê chề trước những giá trị đã đánh mất của những năm tháng tuổi trẻ.

Mở đầu thiên tùy bút, trong lời tựa Chiếc lư đồng mắt cua, Nguyễn

Tuân đã viết: “Tập vở này khơng phải một tập phóng sự về nhà hát và cũng

không phải là một thiên nhật ký ghi lại đủ một thời kỳ khủng hoảng tâm thần. Có lẽ tập vở này cũng ghi lại chỉ là những trang tùy bút chép lại một ít tâm trạng tơi cũng lại là những ngày phóng túng hình hài” [26, tr. 305]. Chiếc lư đồng mắt cua chỉ là những trang tùy bút ghi lại quãng thời gian giông bão của

cuộc đời với chuỗi ngày dài sống thực và trải nghiệm đầy cay đắng của bản thân trong những xóm cơ đầu, xóm hút. Một anh chàng Nguyễn chán chường với hiện tại muốn vươn lên một cái gì đó thanh cao nhưng lại chưa đủ nghị lực và chưa có phương hướng đúng đắn nên ngày càng cô đơn, ngụp lặn mãi trong những dự định làm lại cuộc đời. Đồng ý với quan điểm trên, Bạch Năng Thi đã nhận xét rằng chủ đề của Chiếc lư đồng mắt cua là: “cuộc sống trụy lạc với tâm thần của một con người trụy lạc thiếu nghị lực để vùng lên nhưng biết tự thẹn về sự trụy lạc của mình, và ln ln muốn làm lại cuộc đời theo hướng khác” [42, tr.71].

Điều đáng nói ở trong cả ba tác phẩm: Tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua

và hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc chính là tác giả đã đưa

vào một nhân vật Tôi được lấy từ bản thân tác giả, từ chính con người và quãng đời mười năm Nguyễn Tn sống và gắn bó với chốn cơ đầu nhà hát,

các nhà tiệm hút cơm đen. Nguyễn Tuân đã dám nhìn thẳng vào cuộc đời mình, nói thật về cuộc đời mình với những mặt tiêu cực của một chặng đường đã qua khi còn là một thanh niên chưa nhận thức đúng đắn con đường mình đang đi, thật đáng trân trọng biết bao. Ở tù ra, nhân vật Tôi dường như lúc này là một con người khác, cay nghiệt hơn, chán nản hơn, cô đơn hơn, muốn phá phách hơn. Sau một năm ở tù đã thêu dệt nên một con người Nguyễn có

“những nét chắc chắn của hoài nghi”, có những khát khao cảm xúc mãnh

liệt: “Đi tù về tôi chỉ thèm chơi. Chơi cảnh, chơi người. Cảnh bất cứ chỗ nào

của tự nhiên. Người bất cứ là ai, bất cứ hạng nào; chơi xong rồi bỏ, có định giữ gìn đâu mà phải lừa lọc. Cái đám người quen của tôi thực đã tạp và bất đẳng quá chừng” [27, tr. 306]. Nguyễn lúc này chỉ thích hưởng lạc, muốn

nếm cho đủ của chua mặn, ngọt, bùi béo ở đời. Nguyễn theo bạn bè dùng tiền để tìm vui cho bản thân, bắt đầu chuỗi ngày dấn sâu vào những mất mát. Nguyễn khơng tìm thấy giá trị của buổi ban ngày như người bình thường, chỉ thích đêm tối. Vì khi thành phố lên đèn mọi hoạt động vui vẻ nơi nhà hát cô đầu đang mời gọi Nguyễn, thúc giục Nguyễn nhanh bước chân ra đường, đánh lên tiếng trống chầu mở màn điệu hát: “Ban ngày, tơi thường lừ đừ, tối

thì tơi lại trở nên nhanh nhẹn. Đến như câu chuyện trao đổi với bất cứ là ai cũng vậy. Ban ngày tơi nói chuyện uể oải, nhát gừng dở dở ương ương, mặc dầu tơi thừa hiểu cái thói phát ngơn như thế là có hại đến quyền lợi của mình. Tơi nghiệm ra tơi chỉ say đắm những lời tơi nói vào lúc đã lên đèn rồi. Câu chuyện của tơi trình gửi với chung quanh chỉ có duyên, có lễ độ, có thủy

chung, có mạch lạc, dưới một ánh đèn thôi” [27, tr. 308]; “Nào tơi có hay.

Hình như trong người tơi có hai cái tơi. Một cái bản ngã khác thuộc hẳn về phần đêm (…) Chừng như chỉ có đêm hơm và bóng tối mới là cái hồn tồn vững chắc cho tâm thần bất định của tôi. Cái tâm thần ấy có lẽ là tâm thần của tất cả những người quen thân lạc nhiễm những tập quán truy hoan” [27,

đã đứng ở vị trí xa xôi dường như Nguyễn khơng cịn nhớ tới, tất cả đều khơng cịn là quan trọng, khơng cịn là mối bận tâm. Nguyễn yêu tha thiết buổi đêm tối với một cảm giác cuồng nhiệt: “Trời ơi, cuộc sống tình cảm của

tơi về phần đêm sao giàu có đến thế được nhỉ. Cái phong phú về tính tình tơi giữa cảnh khuya nhiều khi đã làm tôi quên hẳn rằng trước lúc ấy chỉ có mấy giờ, trước cái phút thiên hạ đỏ lửa tôi đã chỉ là một người nghèo nàn, hèn nhát, sợ cả mọi biểu diễn của cuộc sống” [27, tr. 309]. Dường như vào ban

ngày khi mà mọi hoạt động của cuộc sống diễn ra ồn ào, Nguyễn sợ phải hoà nhập và cũng khơng muốn hồ nhập. Nguyễn khơng tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cho bản thân vào khoảng thời gian đó. Trong con người ấy là sự cơ đơn, trống trải đến vơ cùng. Chỉ có đêm tối mới đem lại cho Nguyễn cái nhìn cởi mở hơn: “Xơ rẽ lớp khơng khí trời tối, tơi đã tháo mở cả một tấm lịng, đãi

những người quen đang xuôi ngược kia một cái chào tử tế chỉnh đốn hoặc gửi vào tâm họ một câu hỏi thăm săn đón. Rồi tơi lại cịn có thể niềm nở chuyện văn và dừng chân rất lâu, đứng lại với cái bọn người quá tầm thường vơ vị ấy. Cả người họ khơng có một tí gì đáng kể. Nhưng đêm tối đã cho họ được ngang hàng với bất cứ là ai ở cuộc đời này” [27, tr. 310]. Khi những cuộc vui

đã kết thúc, có khi Nguyễn nhìn lại bản thân có sự hối lỗi, có trăn trở, cay đắng nhận ra những giá trị đã mất, có ý thức muốn làm hịa với mọi người biết bao. Ý thức được hành vi bản thân là không công bằng, muốn sống tốt hịa bình với tất cả mọi người xung quanh nhưng lại thiếu nghị lực để dũng cảm thực hiện cho đến cùng. Khi đêm đến, con người thứ hai trong Nguyễn xuất hiện bùng cháy hơn dập tan mọi ý định tốt đẹp vừa chớm nở: “Tôi rước

tôi bước ra đường. Đuổi theo tôi là những lườm nguýt và thở dài vô hiệu lực

của thân quyến” [27, tr. 311]. Như những lời độc bạch, nhân vật Tôi cứ dần

đần kể lại cho người nghe thấy được mười năm trong cuộc sống hưởng lạc của tôi như thế nào. Gần như những đồng tiền Nguyễn đi làm không đưa về nhà một đồng nào, tất cả chỉ dành cho việc tiêu sài mua lại cho mình là

“những cái cười hời giá và rã rời – nhiều cô đào cười để chẳng bao giờ tỏ một ý vui chân thành – và để tập địi lấy những thói khinh bạc hèn nhát cùng những lối ngôn ngữ lếu láo giả dối” [27, tr. 312].

Lăn lóc mãi trong những cuộc truy hoan, nhân vật Tôi cũng cảm thấy chán nản, bế tắc và đưa ra quyết định rời khỏi quê cha đất tổ vào đất phương Nam cho “một tuần lễ làm lại cuộc đời” nhưng cuối cùng cũng không thực hiện. Đi đến Vinh, nhân vật Tôi gặp lại người bạn cũ và lại nhanh chóng cuốn vào cuộc chơi đàn hát, rượu trà trong khoảng thời gian một tháng có lẻ. Làm lại cuộc đời nơi xứ người xa xôi bất thành, Nguyễn về ở trại hoang của gia đình nơi làng Hạc nghèo như “một ẩn sĩ bất đắc chí” với sự cơ độc tuyệt đối của bản thân, tách biệt với thế giới bên ngoài, bao vây xung quanh là một khung cảnh hoang sơ đến ghê sợ. Một mình trong trại hoang, Nguyễn cảm thấy dường như mình đã đánh mất tất cả, cô đơn đến tuyệt vọng, miếng cơm và vào miệng chỉ là những giọt nước mắt đau đớn, cay đắng: “Ngồi ăn một

mình cả mâm cơm chiều nay, tự nhiên tơi có cái cảm tưởng gở dại là mình đã trở nên góa bụa. Góa vợ con, thân thích, anh em bạn, góa nhân loại, góa hết cả. Bát cơm và vào miệng, chỉ là những miếng thê lương” [27, tr. 344]. Cảnh

cô quạnh, con người cơ đơn. Nguyễn có cảm tưởng như mình là một người cung nữ bị biệt giam chốn lãnh cung lạnh lẽo. Những lúc như thế này chỉ có đàn hát, rượu trà và thuốc phiện mới mang lại cho Nguyễn sự hứng hởi. Càng cựa mình giãy giụa Nguyễn lại càng lún sâu vào tiếng gọi ngọt ngào của lời ca đào nương, vào thanh âm của tiếng trống tròn và xinh, vào sự náo nhiệt của cuộc rượu bàn tròn, vào cảm xúc tuyệt đỉnh của nàng Tiên Nâu. Chỉ trong vịng một ngày, cái Tơi cố hữu yêu đêm tối lại không chịu ngồi yên, giục giã nhân vật lên đường tìm thú vui truy hoan, bao nhiêu thói tục cũ lại thức dậy hết. Nguyễn lại đến nhà ông Thông Phu lại đàn lại hát lại tiêm, lại trượt dài trên con đường hưởng lạc. Có những lúc sa sút, Nguyễn phải đi hát bằng tiền của người khác. Có những lúc vì cái oai, cái tiếng chơi sang trước mặt người

đẹp mà ông phải dối cha, lừa gạt gia đình lấy rượu sâm banh của cha đem xuống xóm hát gửi ở đó mỗi nhà một vài chai, thỉnh thoảng mở nút đánh bốp một cái đổi lấy một tiếng chơi sang. Tuần lễ làm lại cuộc đời không thành công, nhân vật Tôi ngã vào nhà hát của cô Phương trong hơn một tháng. Tiếp tục trở về trại hoang ở ẩn với quyết tâm cách biệt với thế giới bên ngoài vậy mà khi vừa mới chứng kiến sự cô độc của cảnh vật, nhân vật Tôi đã không thể chịu đựng được. Nguyễn bước chân ra ngồi tự tìm đến nhà hát ơng Thơng Phu, gắn bó gần như tuyệt đối với nhà hát ông Thông Phu trong gần ba tháng. Biết bao tình thân, tình chồng, tình con, tình cha đã dần tan biến: “Tơi liên miên nằm ở nhà ông Thông Phu, đổi đêm làm ngày, vậy mà cũng gần được ba tháng liền. Rượu, trà, thuốc phiện, đàn bà và công nợ. Tăm tiếng chơi bời bắt đầu từ đấy và không thể nào đậu được ở nhà nữa. Có lần vợ tơi đã bắt được tôi quả tang nằm ăn thuốc phiện với Tâm trên một cái giường giải rơm, gốc rạ dưới nhà ông Thông Phu (…) Lịng tơi ngổn ngang cũng biết hối sợ. Nhưng lòng hối lỗi ấy chỉ vững được chỉ một vài giờ vào buổi sáng” [27, tr.

365 -366] để đến khi chiều về “Tơi thay quần áo, chải chuốt ngắm nghía và

nhớ đến người ta, có lần, đã gọi tơi là con đĩ đực. Ban ngày ngủ, lúc nhá nhem mới làm dáng để lượn” [27, tr. 367]. Con đường sa ngã của nhân vật

Tôi cứ thế cứ kéo dài mãi. Giống như một cái vịng luẩn quẩn khơng lối ra: bất lực chán đời chán mình tìm thú vui trong đàn ca, hơi thuốc, men rượu nhưng càng cô đơn, vùng vẫy rời bỏ, tìm lại chính mình làm lại cuộc đời nhưng lại càng bế tắc, sau cùng chỉ nhận lại là sự cơ độc, cay đắng, ê chề, góa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)