Khắc họa hành động nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 85 - 88)

5. Cấu trúc của Luận văn:

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.3. Khắc họa hành động nhân vật

Hành động của nhân vật là khái niệm dùng để chỉ các việc làm của nhân vật đó. Đây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật, thơng qua hành động mới bộc lộ được q trình phát triển tính cách và thúc đẩy diễn biến của hệ thống cốt truyện. Và một hành động nhân vật lặp đi lặp lại cũng thể hiện một quan niệm con người.

Trong ba tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc, hành động của nhân vật được chú ý đến đó là hành động thể hiện

tính cách tài hoa, tài tử, ngơng nghênh, kiêu bạc của những nhân vật như ông Thông Phu, cô đào Tâm, nhân vật Tơi. Loại hành động nhân vật thứ hai đó là hành động thể hiện tính cách, tình cảnh của thế giới con nghiện.

Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng ln được nhìn nhận trên phương diện tài hoa nghệ sĩ vì vậy nhân vật cũng được xây dựng với những hành động nhằm bộc lộ tính cách tài hoa, hơn người. Những trang đầu tiên của Tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua, người đọc

đã ấn tượng ngay với một nhân vật là ơng Thơng Phu “có đủ phong thái của một người tài tử”: đánh trống rất xinh, làm thơ làm phú, làm văn tế rất hay,

hay kết giao với đám bạn bè anh em cơ nhỡ, đánh cờ thì tự cho là quán cả Trung Bắc lưỡng kỳ. Ngay cả lai lịch của ông Thông Phu cũng là một trang những hành động của người tài tử khơng chịu bị gị bó vào bất kỳ thứ nguyên tắc nào, muốn sống tự do và sống theo đam mê của mình. Ơng Thơng Phu là chính ngạch viên chức nhà nước nhưng “Đến sở thường là chậm, ln ln

bỏ sở đi ra ngồi trước giờ bãi, có lầm tiếng trống chầu nha mơn ra tiếng trống chầu hàng viện, lấy công văn của sở ra để đánh máy chép bài hát và dùng ln những tên tùy phái mặc áo lính tịa làm người chạy thư tình cho riêng mình, giữa hai bản đơn kiện, ơng Thơng Phu lại ngừng bút để mấp máy miệng nhẩm những khổ đàn đáy khuôn phép rất du dương, lấy thước kẻ mép cẩn chỉ đồng gò vào thành bàn giấy cầm nhịp cho điệu đàn mồm” [27, tr.

291-291]. Bị đuổi việc thì ơng Thơng Phu lại về mở nhà hát. Có những buổi tối khách từ chối hát thì sẵn sàng đóng cửa bày bàn đèn ra ngồi cùng đàn hát và cùng hút cho no nê. Ơng Thơng Phu có cả tài và tình, hành động thể hiện một bậc tài tử giữa cuộc sống.

Nguyễn Tuân sa vào ăn chơi hưởng lạc cũng chỉ là cách để nhà văn thể hiện cái ngơng nghênh khác thường, khác người của mình mà thơi. Và trong

cái thế giới của những con nghiện ấy, nổi lên một con người nghiện phong lưu, một ông Ấm X sống để hút và hút để chuộc lại với dư luận ngoài đời kia cho rằng ơng vì nghiện nên mới chịu lấy vợ là cơ đỡ. Ơng có cái thú rất thanh tao là mỗi khi say thuốc đọc Tam Quốc, Liêu Trai bằng chữ Hán. Một con nghiện chính gốc nhưng lại yêu văn chương, coi nó như một thú vui tao nhã bên bàn đèn thuốc phiện.

Đặc biệt với hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc,

Nguyễn Tuân đã xây dựng rất thành công nhân vật là những con nghiện với một loạt những hành động xấu xa, ty tiện: nào họp nhau để nói xấu người vắng mặt, nào lọc lừa ngay cả đối với những người thân thiết, nào ích kỷ tàn nhẫn, nào tính nết thất thường, “Ba cái thằng nghiện động nói chuyện là toàn

chuyện đểu giả” [27, tr. 18], … Nhân vật Tơi trong Xuống một tờ ly hơn chỉ

vì thuốc phiện mà đánh mất tình bạn, ê chề nhận ra mình là cái giống gì chứ khơng phải là giống người nữa, hành động của nhân vật hiện lên qua lời đối thoại của người bạn: “Mày đã hút cả tiền tao đưa nhờ mày đi đặt một bức trướng phúng đám ma, mày đã hút hết cả tiền mua đồ mừng đám cưới, mày đã hút cả một pho Tự vị Larousse Universel của tao” [27, tr. 23]. Nguyễn

được bạn hiền cho tiền để đi du lịch thư giãn lấy lại hình hài ấy thế mà Nguyễn lại dùng số tiền đó tiêu hết vào cái sự nghiệp hút của mình rồi huyễn hoặc cho mình cái lí do “Hút thuốc phiện cũng là một cách du lịch qua không

gian và thời gian rồi” [27, tr. 20].

Nguyễn Tuân đặc biệt thành công trong cách dùng từ ngữ vào việc khắc họa hành động nhân vật. Chỉ với một động từ thôi cũng đã làm hiện lên tồn bộ hình ảnh, tính cách một con nghiện thô bỉ dưới vỏ bọc ngụy tạo của một nhà sư nơi cửa chùa thanh tịnh. “Chưa kịp ăn cơm chiều mà bạn tôi đã cho bày bàn đèn. Ngọn đèn vừa tỏ bấc thì sư cụ Tâm Hoan cũng sà xuống cái bục gỗ mọt nát của ngôi chùa nghèo” [27, tr. 179]. Thuốc phiện đã làm cho

“sà” vào bàn đèn cùng nằm “thụ a phiến” với khách thập phương. Để có tiền

hút thuốc sư Tâm Hoan cũng trở thành một tên lái buôn thuốc phiện, ăn bớt tiền trùng tu của chùa, xé cả sách Kinh Phật để lau chùi bàn đèn thuốc phiện, khơng những thế sư cịn ăn mặn, nói láo, đánh bạc, chửi tục, … Sư Tâm Hoan là đại diện tiêu biểu cho loại con nghiện phá giới.

Trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, ông không đi quá sâu vào miêu tả hành động của nhân vật. Ơng miêu tả ít nhưng lại có giá trị khái qt cao. Hành động nhân vật cùng với đời sống nội tâm và ngoại hình đã tạo nên những nhân vật mang đặc trưng riêng theo phong cách nghệ thuật của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)