7. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu
1.2.4. Động từ nói năng
Động từ nói năng là những động từ biểu thị, gọi tên các hành vi ngôn ngữ. Động từ nói năng thường được sử dụng để chỉ hành vi nói năng của con người. Theo J. Austin và J. Searle, ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu tả sự việc, sự kiện đơn thuần mà nó được dùng để thể hiện hành động. Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngôn từ. Nói cách khác, hành động ngôn từ là hành động mà người ta làm thông qua ngôn ngữ, ví dụ: hứa, tuyên bố, xin lỗi, trách, thề v.v... Hành động ngôn từ được chia thành ba nhóm: hành động tại lời (locutionary act), hành động mượn lời (perlocutionary act) và hành động ở lời (illocutionary act). Tuy nhiên, lí thuyết hành động ngôn từ chủ yếu liên quan đến hành động ở lời. Đó là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng. Thông thường nhắc đến hành động ngôn từ người ta thường hiểu
theo nghĩa hẹp là hành động ở lời. Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ động từ nói năng để chỉ các hành động ở lời.
Trong giới ngữ dụng học từ trước đến nay, có rất nhiều cách phân chia số lượng các hành động ở lời cũng như tiêu chí phân loại.
B. Fraser chia thành tám nhóm hành động ở lời: hành động khẳng định, hành động đánh giá, hành động nói lên thái độ người nói, hành động quy định, hành động yêu cầu, hành động đề nghị, hành động sử dụng chức trách, hành động cam kết. Kent Bach và Robert M. Harnish lại phân chia hành động ở lời thành hai nhóm: hành động ở lời giao tiếp (gồm bốn loại: khảo nghiệm, điều khiển, cam kết và biểu lộ) và hành động ở lời quy ước.
J.Searle cũng đưa ra 12 điểm làm tiêu chí phân loại, trong số đó có bốn tiêu chí cơ bản nhất để phân loại hành động ở lời.
1. Đích ở lời: là mục đích của hành động ngôn từ. Ví dụ, đích ở lời của hành động yêu cầu là khiến người nghe làm một việc gì đó cho mình.
2. Hướng khớp ghép giữa từ ngữ và thực tại: tiêu chuẩn này quy định mối quan hệ giữa từ ngữ và thực tại mà hành động đề ra. Ví dụ, trong hành động ra lệnh thì hướng khớp ghép là làm thực tại khớp với từ ngữ, nghĩa là lời ra lệnh có trước sau đó hành động mới thực hiện sao cho phù hợp với lời ra lệnh đó, còn trong hành động khẳng định thì hướng khớp ghép lại ngược lại, nghĩa là làm từ ngữ khớp với thực tại - thực tại có trước, sau đó lời khẳng định phải làm sao phù hợp với thực tại.
3. Trạng thái tâm lí được thể hiện: là trạng thái tâm lí tương ứng của người nói về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe. Ví dụ, trong hành động khuyên trạng thái tâm lí của người nói là mong muốn người nghe thực hiện hành động.
4. Nội dung mệnh đề: hành động ngôn từ phải tương thích về nội dung chính yếu của mệnh đề. Ví dụ, trong hành động yêu cầu thì điều kiện nội dung mẹnh đề là một hành động tương lai của người nghe.
Dựa trên các tiêu chí cơ bản trên, J. Searle đưa ra năm phạm trù cơ bản của hành động ở lời như sau [4; 126]:
Tuyên bố (declarative) là hành động ngôn từ làm thay đổi sự việc qua các phát ngôn. Chẳng hạn, khi vị trưởng phòng nói trước cuộc họp Tôi xin từ chức trƣởng phòng từ hôm nay thì cũng đồng nghĩa người nói từ thời điểm nói không còn đảm đương chức vụ đó nữa. Các động từ thường được dùng để tuyên bố là:
chỉ định, kết tội, tuyên bố, gọi là, xem là, từ chức, khai trừ, bổ nhiệm...
Tái hiện (representative) là hành động thể hiện cái mà người nói tin là có một sự kiện hay không. Hành động này thể hiện ở những câu mà người nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lí của mệnh đề được biểu đạt. Ví dụ: Tôi khẳng định anh ta làm việc đó. Các động từ thường được dùng để biểu hiện là: quả quyết, khẳng định, phỏng đoán, thông báo, giả định, giải thích, từ chối...
Điều khiển (directive) là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe làm một việc gì đó. Ví dụ: Tôi khuyên anh nên về nhà ngay. Nhóm cầu khiến có thể gồm các động từ như: đề nghị, yêu cầu, cho phép, ra lệnh, khuyên, cấm đoán, mời...
Cam kết (commissive) là hành động người nói dùng để cam kết một hành động tương lai nào đó. Ví dụ: Tôi thề sẽ lấy bằng đƣợc cô ấy. Thuộc nhóm này có các động từ như: hứa, cho, biếu, thề, cam đoan, cảnh báo...
Biểu cảm (expressive) là hành động thể hiện một trạng thái tâm lí của người nói đối với sự tình trong nội dung mệnh đề. Ví dụ: Cả nhà chúc mừng con
đã trở về. Các động từ thường được dùng để bày tỏ là: xin lỗi, chúc mừng, cảm ơn, hoan nghênh, phàn nàn, chia buồn, chấp nhận...
Nhìn chung, so với các cách phân loại khác thì cách phân loại cũng như tiêu chí phân loại mà J. Searle đưa ra là đúng đắn và phù hợp hơn cả.
Trong cuốn Động từ trong tiếng Việt hiện đại (NXB Khoa học Xã hội, 1973), tác giả Nguyễn Kim Thản chỉ ra đặc điểm ngữ pháp của các động từ nói năng như sau: “Nó thường đòi hỏi có bộ phận bổ ngữ do một cụm từ tường thuật đảm nhận này biểu thị nội dung của những cảm giác, tình cảm, suy nghĩ mà sự vật phản ánh vào trong ý thức người ta hoặc là nội dung của lời nói mà người ta muốn biểu đạt”.