Lập luận trong hội thoại Truyện Kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện kiều (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Lập luận trong hội thoại Truyện Kiều

2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của lập luận trong hội thoại Truyện Kiều

Thông thường, một lập luận bao gồm hai phần: luận cứ và kết luận. Lập luận có thể có một luận cứ hoặc một số luận cứ.

Ví dụ:

Lập luận chỉ có một luận cứ:

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trƣờng, Vì hoa nên phải đánh đƣờng tìm hoa.”

Lập luận có nhiều hơn một luận cứ:

Thừa cơ nàng mới bàn ra nói vào. Rằng: “Ơn thánh đế dồi dào,

Tƣới ra đã khắp thấm vào đã sâu. Bình thành công đức bấy lâu,

Ai ai cũng đội trên đầu biết bao. Ngẫm từ dấy việc binh đao,

Đống xƣơng Vô Định đã cao bằng đầu. Làm chi để tiếng về sau,

Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào! Sao bằng lộc trọng quyền cao,

Công danh ai dứt lối nào cho qua?”

Về mặt cấu tạo, trong Truyện Kiều, lập luận có thể nằm trong một phát ngôn, trong một diễn ngôn hoặc có thể nằm trong lời đối đáp qua lại của các

nhân vật trong truyện. Nói cách khác, lập luận trong phát ngôn của các nhân vật có thể là một phát ngôn ghép hoặc là một đoạn văn.

Ví dụ:

Lập luận là một phát ngôn ghép:

Sinh rằng: “Giải cấu là duyên, Xƣa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.

Ví dù giải kết đến điều,

Thì đem vàng đá mà liều với thân”.

Lập luận là một đoạn văn:

Thƣa rằng: “Đừng lấy làm chơi, Dẽ cho thƣa hết một lời đã nao!

Vẻ chi một đoá yêu đào,

Vƣờn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. Đã cho vào bực bố kinh,

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu, Ra tuồng trên Bộc trong dâu, Thì con ngƣời ấy ai cầu làm chi!

Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày!

Ngẫm duyên kì ngộ xƣa nay, Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trƣơng.

Mây mƣa đánh đổi đá vàng, Quá chiều nên đã chán chƣờng yến anh.

Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên. Mái tây để lạnh hƣơng nguyền, Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.

Gieo thoi trƣớc chẳng giữ giàng, Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?

Vội chi liễu ép hoa nài, Còn thân ắt lại đền bồi có khi”.

2.2.2. Cách thức lập luận trong hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều và cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận và cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận

Trên thực tế, không phải khi nào có sự tranh luận mới có mặt lập luận. Khi chúng ta trần thuật hoặc miêu tả một sự kiện, sự việc nào đó, đồng thời chúng ta đã thực hiện một vận động lập luận. Ví dụ: Trong phát ngôn “Cô Hoa là ngƣời hiền lành, chăm chỉ” bản thân phát ngôn miêu tả này đã có giá trị lập luận hướng về kết luận “Vậy nên ai cũng quý cô ấy”. Việc miêu tả tự nó đã góp vào lập luận với tư cách là những luận cứ của lập luận đời thường. Chính vì vậy, có thể nói rằng, lập luận có mặt khắp nơi trong các diễn ngôn đời thường. Trong Truyện Kiều cũng vậy. Các phát ngôn của các nhân vật đều là các lập luận. Mỗi nhân vật đều có cách thức lập luận riêng nhằm đạt được đích giao tiếp mà mình mong muốn tạo nên sự đa thanh của các lập luận.

Lập luận là chiến lược hội thoại có đích là thuyết phục người nghe, người đọc hướng đến kết luận mà người lập luận muốn đi tới. Nói như vậy không có nghĩa cứ lập luận là thuyết phục được người nghe, người đọc. Trong thực tiễn giao tiếp, nhiều khi lập luận được xác lập dựa trên những lí lẽ và những bằng

thành công, ngoài các luận cứ xác đáng còn phải hội tụ các yếu tố khác. Theo Aristote [dẫn theo 29; 141] đó là các yếu tố:

Cơ hội: là thời cơ nói. Người nói phải lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện hành vi lập luận.

Tính biểu cảm của lời: người nói phải lựa chọn giọng điệu, ngữ điệu, từ ngữ, ánh mắt, cử chỉ, cách thể hiện ... phù hợp nhằm gây thiện cảm đối với người tiếp nhận.

Thái độ người nghe: hành vi lập luận phải phù hợp với tính cách, tâm lí người nghe. Nói cách khác, muốn lập luận thành công thì vấn đề mà người nói đề cập đến phải nằm trong mối quan tâm, sở thích cũng như phù hợp với văn hoá của người tiếp nhận. Đồng thời người nghe phải có thái độ hợp tác, có thiện chí thúc đẩy cuộc thoại tiến triển thì lập luận mới tạo nên hiệu ứng. Có những lập luận chặt chẽ, lôgic nhưng vì người nghe có thái độ cố chấp hoặc do người nghe không lĩnh hội được hết các lí lẽ của lập luận nên về nguyên tắc, lập luận đã thất bại.

Thuý Kiều là nhân vật được Nguyễn Du dày công khắc hoạ nhất về số phận, tính cách, hình thức và nhất là về lời ăn tiếng nói của nàng. Có đến khoảng một phần năm tác phẩm là ngôn ngữ hội thoại của Kiều. Điều đặc biệt là trong các cuộc thoại mà Kiều tham gia, ngôn ngữ của Kiều đều mang tính lập luận hết sức sắc bén, chặt chẽ, vừa dịu dàng lại vừa đanh thép, kín kẽ khiến người đối diện luôn bị thuyết phục và cảm hoá. Mỗi câu, mỗi lời nàng nói ra đều có sự lựa chọn hết sức cân nhắc.

Khi Hồ Tôn Hiến dụ dỗ Kiều thuyết hàng Từ Hải, trong nội tâm Kiều đã diễn ra rất nhiều sự suy tính và sự cân nhắc cho lợi ích cá nhân. Kiều nghĩ nếu Từ Hải đầu hàng thì:

Công tƣ vẹn cả hai bề, Dần dà rồi sẽ liệu về cố hƣơng.

Cũng ngôi mệnh phụ đƣờng đƣờng, Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha.

Trên vì nƣớc, dƣới vì nhà. Một là đắc hiếu, hai là đắc trung”.

Kiều nghĩ đến sự hơn thiệt của bản thân khi Từ đầu hàng nhưng khi thuyết phục Từ, Kiều lại không mảy may đề cập đến điều đó. Bởi lẽ Kiều biết Từ là người nuôi chí tung hoành nên muốn thuyết phục được chàng, Kiều không thể bày tỏ những suy tính cá nhân mà phải đứng trên quan điểm vì sự nghiệp của Từ. Chính vì vậy, Kiều đã lựa chọn cách thực hiện lập luận của mình để thuyết phục Từ Hải ra hàng:

Nhân khi bàn bạc gần xa Thừa cơ, nàng mới bàn ra nói vào.

Rằng: “Trong Thánh trạch dồi dào Tƣới ra đã khắp, thấm vào đã sâu

Bình thành công đức bấy lâu, Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao!

Ngẫm từ dấy việc binh đao, Đống xƣơng Vô Định đã cao bằng đầu.

Làm chi để tiếng về sau,

Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào! Sao bằng lộc trọng quyền cao, Công danh ai dứt lối nào cho qua?”

Thế công, Từ mới chuyển qua thế hàng.

Ở đây, màn lập luận của Kiều đã hội tụ được các yếu tố cần thiết để tạo nên sự thành công.

Trước hết, Kiều đã lựa chọn được cơ hội để thực hiện màn lập luận đắc địa: Nhân khi bàn bạc gần xa, Thừa cơ, nàng mới bàn ra nói vào.

Thứ hai, Kiều đã đưa ra những luận cứ hết sức xác đáng: Luận cứ 1: Ca ngợi công đức Từ Hải: Trong Thánh trạch dồi dào, Tƣới ra đã khắp, thấm vào đã sâu, Bình thành công đức bấy lâu, Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao!. Luận cứ 2: Nêu tác hại của chiến tranh: Ngẫm từ dấy việc binh đao, Đống xƣơng Vô Định đã cao bằng đầu. Luận cứ 3: Đề cao tính chính thống của triều đình trong sự so sánh với cuộc khởi nghĩa của Từ Hải với cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào (phi chính thống): Làm chi để tiếng về sau, Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!. Luận cứ 4: Đưa ra lợi ích của việc đầu hàng: Sao bằng lộc trọng quyền cao, Công danh ai dứt lối nào cho qua?

Thứ ba, đó là nhờ tính biểu cảm của lời nói (khi thực hiện màn lập luận, Kiều nói mặn mà).

Thứ tư, là trong thâm tâm Từ Hải, lúc nào cũng coi trọng Thuý Kiều, nói cách khác, ở đây thái độ người nghe (Từ Hải) luôn ở phía tích cực.

Chính vì vậy, màn lập luận của Kiều đã thành công: Thế công, Từ mới chuyển qua thế hàng.

Hay khi Từ Hải chết đứng giữa trận tiền, Kiều đã lựa chọn cách nói hết sức khôn khéo để thuyết phục Hồ Tôn Hiến cho phép Kiều được chôn cất Từ Hải cho đúng đạo vợ chồng:

Ngập ngừng mới gởi thấp cao sự lòng. Rằng: “Từ là đấng anh hùng,

Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi. Tin tôi nên quá nghe lời,

Đem thân bách chiến làm tôi triều đình. Ngỡ là phu quý phụ vinh,

Ai ngờ một phút tan tành thịt xƣơng! Năm năm trời bể ngang tàng, Dẫu mình đi bỏ chiến trƣờng nhƣ không.

Khéo khuyên kể lấy làm công, Kể bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

Xét mình công ít tội nhiều, Sống thừa tôi đã nên liều mình tôi.

Xin cho tiện thổ một doi, Gọi là đắp điếm lấy lời tử sinh”.

Hồ công nghe nói thƣơng tình, Truyền cho kiểu táng di hình bên sông.

Để chuẩn bị cho lập luận của mình, Kiều đã lựa chọn thời điểm nói là khi Hồ công gặp Kiều ân cần hỏi han, nói cách khác, thời điểm Kiều lập luận có sự thuận lợi từ phía người nghe (thái độ hồ hởi của Hồ công).

Mặt khác, hành vi lập luận của Kiều sở dĩ thuyết phục được Hồ công còn do sự hỗ trợ của tính biểu cảm của lời nói Kiều (Ngập ngừng mới gởi thấp cao sự lòng.). Thêm vào đó Kiều còn đưa ra hai luận cứ: Luận cứ 1: Khẳng định uy thế của Từ Hải: Từ là đấng anh hùng, Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi.

nhờ Kiều lựa chọn cách lập luận như vậy nên Hồ Tôn Hiến mặt sắt cũng phải cảm động thƣơng tình dẫn đến quyết định Truyền cho kiểu táng di hình bên sông

phù hợp với nguyện vọng của Kiều.

Khảo sát Truyện Kiều có thể thấy điểm nổi bật là Thuý Kiều có cách thức lập luận rất đa dạng và mang lại hiệu quả cao. Mỗi lời nàng nói ra đều thấu tình, đạt lí và làm lay động người nghe. Dẫu là nói với người mình yêu Kim Trọng, với người mà mình kính phục như Từ Hải hay nói với kẻ tráo trở, lừa gạt Sở Khanh... Kiều đều lựa chọn cách lập luận chặt chẽ, sắc bén khiến người đối diện vừa bị thuyết phục vừa thêm nể vì.

Trong buổi ban đầu mới gặp chàng Kim, khi chàng có chiều lả lơi, Kiều đã sử dụng lập luận của mình vừa là để cảnh báo chàng vừa khiến chàng Kim thêm tin yêu, nể phục:

Sóng tình dƣờng đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.

Thƣa rằng: “Đừng lấy làm chơi, Dẽ cho thƣa hết một lời đã nao!

Vẻ chi một đoá yêu đào,

Vƣờn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. Đã cho vào bực bố kinh,

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu, Ra tuồng trên Bộc trong dâu, Thì con ngƣời ấy ai cầu làm chi!

Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày!

Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trƣơng. Mây mƣa đánh đổi đá vàng, Quá chiều nên đã chán chƣờng yến anh.

Trong khi chắp cánh liền cành, Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.

Mái tây để lạnh hƣơng nguyền, Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.

Gieo thoi trƣớc chẳng giữ giàng, Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?

Vội chi liễu ép hoa nài, Còn thân ắt lại đền bồi có khi”.

Thấy lời đoan chính dễ nghe, Chàng càng thêm nể thêm vì mƣời phân.

Đoạn lập luận trên của Kiều diễn ra khi chàng Kim bắt đầu thấy sóng tình

đã xiêu xiêu và chàng Kim có dấu hiệu đi quá giới hạn (thời điểm nói). Thấy vậy, Kiều đã đưa ra bốn luận cứ để cảnh báo chàng Kim: Luận cứ 1: Kiều khẳng định là nàng không từ chối chàng Kim: Vẻ chi một đoá yêu đào, Vƣờn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. Đây là một phản lập luận so với kết luận tổng thể là: Chàng phải dừng lại, không được đi quá giới hạn của đôi ta. Tuy nhiên phản lập luận này sau đó đã bị các luận cứ tiếp theo bác bỏ. Luận cứ 2: Kiều đề cao chữ trinh của người con gái: Đã cho vào bực bố kinh, Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu, Ra tuồng trên Bộc trong dâu, Thì con ngƣời ấy ai cầu làm chi! Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày! Luận cứ 3: Kiều trích dẫn chuyện Thôi – Trương ngày trước vì dễ dãi trong chuyện trai gái nên dễ chán chường và dẫn đến chia lìa: Ngẫm duyên kì ngộ xƣa nay, Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trƣơng.

Mây mƣa đánh đổi đá vàng, Quá chiều nên đã chán chƣờng yến anh. Trong khi chắp cánh liền cành, Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên. Mái tây để lạnh hƣơng nguyền, Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng. Luận cứ 4: Vừa là lời cảnh báo vừa là lời hứa hẹn của Kiều với chàng Kim: Gieo thoi trƣớc chẳng giữ giàng, Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?Vội chi liễu ép hoa nài, Còn thân ắt lại đền bồi có khi. Ở đây, Kiều dẫn chứng vụ gieo thoi ngày trước và cảnh báo chàng Kim nếu không rút kinh nghiệm mà còn tiếp tục lần khân thì sau đôi lứa sẽ chia lìa hạnh phúc. Nếu chàng biết vậy thì tình yêu đôi ta sẽ bền lâu, sẽ có lúc được đền bồi. Nói cách khác, thiếp phải giữ gìn trinh tiết, giữ khoảng cách cũng chính là giữ cho tình yêu của đôi ta.

Lựa chọn cách nói khôn khéo, ý nhị như vậy, lại thêm cách thể hiện biểu cảm (lời đoan chính dễ nghe) Kiều đã khiến chàng Kim phải càng thêm nể thêm vì mƣời phân.

Hay khi nhận rõ chân tướng Sở Khanh chính là kẻ đã lường gạt, chủ mưu rủ Kiều đi trốn nhưng lại vu khống, ra tay thị uy với nàng, Kiều đã sử dụng ngôn ngữ lập luận để vạch rõ chân tướng ấy:

Nàng rằng: - Trời nhẽ có hay Quyến anh rủ yến sự này tại ai?

Đem ngƣời đẩy xuống giếng khơi, Nói lời rồi lại ăn lời đƣợc ngay

Còn tiên “tích việt” ở tay Rõ ràng mặt ấy, mặt này chứ ai!

Lời ngay đông mặt trong ngoài Kẻ chê bất nghĩa, ngƣời cƣời vô lƣơng,

Dơ tuồng, nghỉ mới kiếm đƣờng tháo lui.

Kiều đưa ra bốn luận cứ: Luận cứ 1: Kiều viện đến bậc anh minh trời cao chứng giám cho tấm lòng ngay thẳng của nàng: Nàng rằng: - Trời nhẽ có hay.

Luận cứ 2: Kiều sử dụng hình thức câu hỏi để nêu vấn đề: Quyến anh rủ yến sự này tại ai? Luận cứ 3: Từ đó, nàng buộc tội Sở Khanh chính là kẻ đã gây nên chuyện: Đem ngƣời đẩy xuống giếng khơi, Nói lời rồi lại ăn lời đƣợc ngay. Luận cứ 4: Mặt khác, Kiều còn đưa ra bằng chứng hiển nhiên, không thể chối cãi: Còn tiên “tích việt” ở tay. Chính nhờ các luận cứ đó, Kiều đi đến kết luận: Rõ ràng mặt ấy, mặt này chứ ai! Một điều đáng chú ý là trong ngôn ngữ lập luận của Kiều, lúc thì nàng sử dụng các điển cố, điển tích mang tính hàn lâm nhưng cũng có lúc nàng linh hoạt sử dụng ngôn ngữ đời thường - cặp xưng hô hô ứng mặt ấy, mặt này. Hơn nữa, mặc dù trong phần lập luận của nàng thiếu yếu tố thái độ hợp tác của người nghe (Sở Khanh rõ ràng là muốn chối tội, đổ vấy cho Kiều) nhưng vẫn thành công. Đó là nhờ lời ngay của Kiều. Chính sự lập luận kín kẽ của Kiều đã khiến Sở Khanh phải kiếm đƣờng tháo lui. Kiều đã chiến thắng giòn giã tên Sở Khanh nhờ vào việc sử dụng ngôn ngữ lập luận.

Bên cạnh Thuý Kiều, Hoạn Thư cũng là một trong những nhân vật đã sử dụng thành công ngôn ngữ lập luận để bảo vệ mình. Trong Truyện Kiều, nhân vật Hoạn Thư chỉ xuất hiện ba lần nhưng lần nào phát ngôn, Hoạn Thư cũng sử dụng những lời lẽ hết sức mưu mẹo, khôn ngoan.

Khi phát hiện Thúc Sinh giở trò thăm ván bán thuyền, Hoạn Thư theo đúng gia pháp đã về lĩnh ý mẹ trước khi đánh ghen:

Xe hƣơng nàng cũng thuận đƣờng quy ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện kiều (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)