9. Kết cấu của luận văn
2.1. Vài nét về ngành hóa chất Việt Nam và về công ty Phân đạm và
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
2.1. Vài nét về ngành hóa chất Việt Nam và về công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chất Hà Bắc
2.1.1. Về ngành hóa chất Việt Nam
Trên thế giới hiện nay công nghiệp hóa chất được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm đối với những quốc gia muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa chất cung cấp các sản phẩm hóa chất phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và cho đời sống dân sinh. Tùy theo đặc điểm và yêu cầu thực tế mà mỗi quốc gia sẽ có những định hướng khác nhau trong qui hoạch phát triển ngành hóa chất của mình. Với xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, nhiều công ty hóa chất đã và đang phát triển theo hướng đa quốc gia và có cơ sở sản xuất hóa chất đặt tại nhiều nước trên khắp các lục địa, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm tận dụng nguyên liệu tại chỗ và cung cấp các sản phẩm hóa chất cho khu vực.
Ở Việt Nam, công nghiệp hóa chất được hình thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, một loạt các nhà máy hóa chất như Supe phốt phát Lâm Thao, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Hóa chất Việt Trì, Cao su Sao Vàng, Xà phòng Hà Nội, Apatít Lào Cai, Pin Văn Điển, Phân lân Văn Điển…đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Ngày 19/8/1969 Tổng cục Hóa chất được thành lập, đánh dấu bước phát triển của ngành công nghiệp hóa chất với tư cách là một ngành kinh tế, kỹ thuật độc lập. Ngày 20/12/1995, tổng công ty Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) được thành lập theo mô hình tổng công ty 91 tại quyết định 835/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động của Tổng Cục Hóa chất.
Hiện nay, các DN thuộc VINACHEM sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đa dạng, bao gồm các lĩnh vực: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, sản phẩm cao su (săm lốp ô tô, xe máy và cao su kỹ thuật), pin và ăcquy, chất giặt rửa và mỹ phẩm, sơn, que hàn và khí công nghiệp, khai khoáng…. Trong số hàng trăm sản phẩm mà ngành công nghiệp hóa chất đang sản xuất và cung cấp cho thị trường hiện nay phải kể đến các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì công nghiệp hóa chất đang góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp giúp duy trì sự ổn định của an ninh lương thực quốc gia.
Tuy đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhưng công nghiệp hóa chất, với đặc thù của ngành, được coi là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất hiện nay. Về công nghệ, ngành hóa chất Việt Nam hiện nay mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình thấp so với khu vực và thế giới. Đây là ngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sử dụng đều rất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên và con người trong suốt một quá trình lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hóa chất sau khi được sử dụng còn tàn dư trong tự nhiên gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất hóa chất có sử dụng nhiều loại vật tư, nguyên liệu độc hại (như chì, clo, SO2…) vì vậy, nguy cơ và mức độ gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với các ngành công nghiệp khác. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta, những cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp - nông nghiệp. Nhu cầu về nguyên liệu hoá chất cũng ngày càng tăng, sự tăng trưởng kinh tế đó đẫn đến gia tăng lượng chất thải và phát sinh nhiều chủng loại chất thải độc hại. Các dây chuyền sản xuất hoá chất hoặc có sử dụng hoặc thiếu nhiều trang thiết bị an toàn. Công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất hoá chất còn chưa được áp dụng rộng rãi. Nhiều hoá chất độc hại trong dây chuyền chưa
được thay thế. Các cơ sở sản xuất còn thiếu hệ thống xử lý chất thải. Tình trạng đó đã tác động xấu đến môi trường sản xuất và môi trường sống.
Nhìn chung, có thể nhận thấy ở Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất vẫn còn non trẻ và có nhiều nguy cơ gây ÔNMT cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất trong quá trình phát triển kinh tế, Chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt nam đến 2010 (có tính đến 2020) đã được Chính phủ phê duyệt theo quyết định 207/2005/QD-TT. Trong nội dung của bản chiến lược này đã đề cập tới vai trò quan trọng của công nghiệp hóa chất đối với kinh tế Việt Nam, coi đó là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kì và với một trong các mục tiêu chung là xây dựng ngành công nghiệp hóa chất hướng tới sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp khác và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo PTBV trong tương lai.
2.1.2. Về công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
2.1.2.1. Về vị trí địa lý
Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có tên đầy đủ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Vị trí công ty nằm trên địa bàn phường Thọ Xương - thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích là 30 ha.
- Phía Bắc: giáp khu đất trống, khu dân cư phi nông nghiệp nằm ven đê sông Thương, xưởng nước của công ty và các đồi Giác, đồi Rừng, đồi Cút thuộc xã Xuân Hương - huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông: giáp khu đất hoang, khu dân cư nông thôn nằm xen giữa tường vây phía bắc nhà máy và đồi Bứa thuộc xã Xuân Hương - huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây: giáp khu hồ môi trường, khu dân cư phi nông nghiệp nằm xen giữa tường vây phía tây của nhà máy với đê sông Thương, xưởng than của công ty.
- Phía Nam: giáp khu dân cư đô thị của phường Thọ Xương - thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang.
Như vậy, xét về mặt vị trí địa lý, công ty có tiếp giáp với khu dân cư đông đúc. Vì vậy, trong quá trình sản xuất nếu công ty không thực hiện tốt TNXH về BVMT sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ tới môi trường sản xuất mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của đông đảo người dân xung quanh khu vực nhà máy.
2.1.2.2. Về lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 18/2/1959 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã ký kết hiệp định về việc Chính phủ Trung Quốc giúp xây dựng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc cho Việt Nam theo hình thức viện trợ không hoàn lại. Đây là món quà biểu tượng cho tình hữu nghị của Đảng và nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam.
Quý I năm 1960 Nhà máy Phân đạm đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng trên địa bàn xã Thọ Xương cách thị xã Bắc Giang về phía bắc 1km (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Sau 5 năm xây dựng, nhà máy đã được hình thành với tổng số 130 hạng mục công trình. Ngày 03/02/1965 Phân xưởng nhiệt điện đầu tiên của nhà máy đã được khánh thành. Ngày 19/5/1965 phân xưởng tạo khí hóa than đã đi vào sản xuất thành công khí than để làm nguyên liệu sản xuất amôniắc. Ngày 01/6/1965 xưởng cơ khí chính thức đi vào hoạt động. Dự định ngày 2/9/1965 Nhà máy Phân đạm Hà Bắc được khánh thành và đi vào sản xuất. Tuy nhiên, do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, để bảo vệ tính mạng của công nhân và tài sản của Nhà nước, Chính phủ quyết định đình chỉ dự định này. Phân xưởng nhiệt điện chuyển thành nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc bám trụ sản xuất phục vụ kinh tế và quốc phòng. Xưởng cơ khí chuyển thành Nhà máy Cơ khí Hóa chất Hà Bắc sơ tán lên huyện Lạng Giang và sản xuất theo nhiệm vụ thời chiến, khu Hóa được tháo dỡ thiết bị đưa trở lại Trung Quốc.
Trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại, máy bay Mỹ đã đánh phá Nhà máy Nhiệt điện 52 trận với hàng ngàn tấn bom đạn. Đầu năm 1973, Nhà máy được
khôi phục xây dựng và mở rộng nhưng chuyển sang chuyên sản xuất urê. Ngày 01/5/1975 Chính phủ hợp nhất nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc, Nhà máy Cơ khí Hóa chất Hà Bắc và các phân xưởng Hóa thành lập Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Ngày 30/10/1977 Nhà máy Phân đạm Hà Bắc chính thức được khánh thành.
Ngày 10/10/1988 Nhà máy Phân đạm Hà Bắc được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc với phương thức hạch toán kinh doanh theo cơ chế sản xuất hàng hóa. Ngày 13/02/1993 để phù hợp với tình hình kinh tế đất nước Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc đổi tên thành công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Ngày 20/10/2006 chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy: 100.000 tấn urê/năm. Giai đoạn 1975-1983 là thời kỳ sản xuất gặp nhiều khó khăn của Nhà máy, chẳng hạn sản lượng năm 1981 chỉ đạt 9000 tấn ure bằng 9% công suất thiết kế. Năm 1996, Nhà máy được cải tạo nâng công suất lên: 130.000 tấn urê/năm; năm 20012003, Chính phủ Trung Quốc giúp đỡ cải tạo kỹ thuật và nâng công suất lên: 150.000 tấn/năm. Hiện nay, công ty đã sản xuất vượt công suất thiết kế, đạt trên 190.000 tấn urê/năm. Tính tổng từ ngày đi vào hoạt động tới nay, công ty đã sản xuất hơn 2 triệu tấn đạm urê, 2 tỷ KWh điện, 45.000 tấn NH3 thương phẩm, 18.000 tấn phân trộn NPK, 30.000 tấn CO2 lỏng rắn chất lượng cao, 3.500.000 chai Oxy thương phẩm, 1.500 tấn than hoạt tính phục vụ nền kinh tế quốc dân….
Vượt qua nhiều khó khăn, nhìn lại chặng đường phát triển lịch sử, công ty đã nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý do Nhà nước trao tặng: năm 2010 công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương độc lập hạng ba; năm 2011, 2012 công ty được Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua, năm 2012 công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nằm trong top 500 DN lớn nhất tại Việt Nam (VNR), năm 2013 đạt giải thưởng "thương hiệu nổi tiếng Asian" và đạt giải Vàng chất lượng Quốc gia....
Với lịch sử phát triển lâu dài, công ty có những lợi thế nhất định trong việc gây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, cũng bởi có lịch sử lâu dài, do Nhà máy được xây dựng đã lâu nên nhiều công nghệ, máy móc thiết bị đã trở lên lạc hậu hoặc bị rò rỉ gây tiêu tốn về năng lượng và phát sinh nhiều dòng thải trong quá trình sản xuất gây ảnh hưởng tới việc thực thi TNXH về BVMT của công ty.
2.1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hiện nay, công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có tổng số 1902 cán bộ, công nhân viên được chia thành 15 phòng ban chuyên môn (trong đó có 8 phòng nghiệp vụ và 7 phòng kỹ thuật), 11 đơn vị sản xuất và 02 đơn vị đời sống - xã hội. Hàng ngày, hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục với số giờ làm việc/ca làm việc là 24giờ/3ca.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty