Giải pháp về phía cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng (Trang 77 - 86)

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của

3.2.1. Giải pháp về phía cơ quan quản lý Nhà nước

* Cần nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT.

Điều 43, Hiến pháp năm 2013 đã quy định mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Để cụ thể hóa nghĩa vụ này chúng ta có các quy phạm pháp luật về BVMT nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều tầm hiệu lực pháp luật khác nhau từ Pháp lệnh của Chính phủ đến các văn bản của các Bộ, ngành. Để điều chỉnh hành vi của các DN trong lĩnh vực BVMT Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp quy như: Luật BVMT ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT; Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT; Các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường, bao gồm cả các tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng môi trường, tiêu chuẩn/quy chuẩn thải, tiêu chuẩn chất thải nguy hại; Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT; Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải….

Bên cạnh các quy định pháp luật áp dụng chung cho các ngành thì công nghiệp hóa chất với đặc thù riêng của ngành cũng có một số quy phạm điều chỉnh riêng biệt. Căn cứ pháp lý để thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT đối với ngành sản xuất hóa chất được đặt ra rất nghiêm ngặt vì đây là ngành sản xuất phát sinh nhiều dòng thải cũng như các chất thải nguy hại. Chúng ta có Luật hóa chất ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007; Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất….

Hiện nay, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của Việt Nam được xem là công cụ chủ yếu để quản lý môi trường, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về BVMT của các cơ quan quản lý nhà nước. Đó là những quy định, chuẩn mực, giới hạn mà các DN buộc phải tuân theo, phần lớn các tiêu chuẩn môi trường đã được chuyển đổi thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Tuy nhiên, một số quy chuẩn còn thấp hơn so với thế giới. Ví dụ, như hiện nay tại Trung Quốc, trong quy định của họ cấm sản xuất túi nilông mỏng nhưng ở Việt Nam thì không; hay ở châu Âu người ta đã áp dụng tiêu chuẩn EURO IV về khí thải để đảm bảo không khí không bị ô nhiễm nhưng ở nước ta mới áp dụng tới tiêu chuẩn EURO II về khí thải… Những quy định thiếu khắt khe đó đã dẫn tới hiện trạng môi trường nước ta ngày càng bị đe dọa ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, mặc dù được ban hành tương đối nhiều, nhưng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không được phổ biến, công khai rộng rãi đến người dân vì vậy người dân khó thực hiện chức năng giám sát của mình, việc giám sát chủ yếu dựa trên quan sát trực diện; một số hoạt động cần phải tuân thủ quy chuẩn môi trường nhưng lại không được quy định hoặc những hoạt động cần thiết phải căn cứ vào quy chuẩn môi trường nhưng lại cũng không có quy định như hoạt động lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường…. Ngoài ra, các hình thức xử phạt đối với các DN, cá nhân vi phạm pháp luật về BVMT còn chưa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật. Để xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật về BVMT ở nước ta đã xây dựng được hệ thống chế tài xử lý tương đối đầy đủ. Có 3 loại biện pháp chế tài cơ bản mà pháp luật thường sử dụng để điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội đó là chế tài dân sự, chế tài hành chính và chế tài hình sự. Cho đến nay, pháp luật về BVMT đã có cả 3 loại chế tài này. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu thiết chế thực thi pháp luật về BVMT dẫn đến hiện trạng nhiều DN gây ÔNMT nhưng chưa bị xử lý

nghiêm, việc xử lý hành chính đối với các hành vi gây ÔNMT còn chưa kiên quyết và triệt để. Các biện pháp khắc phục môi trường, trả lại tình trạng ban đầu trước khi môi trường bị ô nhiễm không được chấp hành nghiêm. Chưa có vụ xử lý hình sự đối với hành vi gây ÔNMT nào được thực hiện. Bộ máy điều tra, truy tố, xét xử đối với các hành vi gây ô nhiễm ở mức là tội phạm hầu như chưa được khởi động trong thực tế. Các chế tài cần có thêm các quy định để tăng cường năng lực, quyền hạn của cơ quan giám sát tác động môi trường, đặc biệt là chức năng giám sát việc cấp, thu hồi giấy phép vận hành thiết bị công nghệ; hình thành các tổ chức đánh giá môi trường hoạt động độc lập (một hình thức kiểm toán môi trường độc lập).

Có thể nói rằng, việc ban hành Luật BVMT năm 2005 là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật về BVMT ở nước ta. Nó đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể hệ thống pháp luật về BVMT hiện nay còn chưa đồng bộ vì vậy tình trạng DN “lách luật” vẫn còn diễn ra phổ biến. Trên thực tế việc “lách luật” của DN không phải là một hành động vi phạm pháp luật, nó không phải một hành động đáng bị lên án. DN có thể “lách luật” điều đó chứng tỏ hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, nhờ có nó những nhà xây dựng chính sách sẽ sớm phát hiện ra những điểm chưa hoàn thiện của luật để tiếp tục hoàn thiện.

Mới đây, dự thảo Luật BVMT sửa đổi vừa được thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII và dự kiến được thông qua vào kỳ họp tiếp theo. Trên cơ sở tổng kết 8 năm thi hành luật, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa vào dự thảo Luật BVMT sửa đổi nhiều điểm mới, chế tài xử lý mạnh hơn.

Trước hết, theo dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), quy hoạch môi trường sẽ được lập ở cấp quốc gia, vùng kinh tế - xã hội và cấp tỉnh để triển khai các hoạt động BVMT. Trong quá trình lấy ý kiến đối với dự thảo, một số ý kiến đề nghị cân nhắc sự cần thiết lập quy hoạch môi trường do hiện hành đã có

quy định về lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch xử lý rác thải nguy hại, quy hoạch xử lý chất thải rắn thông thường, quy hoạch BVMT các lưu vực sông, quy hoạch quan trắc môi trường. Do đó, nếu quy định thêm việc lập quy hoạch môi trường sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong xây dựng, phê duyệt và triển khai các quy hoạch. Về vấn đề này, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, việc lập quy hoạch môi trường là căn cứ để lồng ghép các nội dung về BVMT trong quá trình xây dựng và thực hiện của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhằm ngăn chặn, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Quy hoạch môi trường có tính phòng ngừa, là quy hoạch của các quy hoạch, khác với các loại quy hoạch khác. Với lý do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trương đề nghị đưa nội dung quy định về quy hoạch môi trường vào dự thảo Luật.

Thứ hai, dự thảo đã quy định cụ thể hơn về nội dung cần phải có của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; quy định kết quả đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét và tích hợp với nội dung của chiến lược, quy hoạch. Về đánh giá tác động môi trường, dự thảo Luật quy định có tính toàn diện hơn và không bỏ sót các dự án cần lập đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, dự thảo quy định về điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường, trong đó, cán bộ phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn và đủ điều kiện kỹ thuật để đo đạc, phân tích, đánh giá môi trường.

Thứ ba, dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phải lập kế hoạch BVMT và thực hiện kế hoạch đó theo hướng dẫn. Kế hoạch này cũng là công cụ cho công tác kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thứ tư, về BVMT làng nghề, dự thảo Luật quy định bổ sung và cụ thể về trách nhiệm của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề; các điều kiện về BVMT tại các làng nghề; trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh đối với BVMT làng nghề.

Thứ năm, dự thảo Luật đã bổ sung nguyên tắc quản lý chất thải, quy định các loại chất thải phải được quản lý trong toàn bộ chu trình phát sinh,

giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động giảm thải, tái chế, tái sử dụng chất thải được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của người tiêu dùng và cơ quan quản lý Nhà nước bên cạnh trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc thu hồi các sản phẩm hết hạn sử dụng và thải bỏ; bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý chất thải…

Các chuyên gia nhìn nhận, trong thời gian qua, các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng trầm trọng, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Do đó, cần thiết phải sửa luật để có chế tài nghiêm minh. Chúng ta không thể tin tưởng vào việc DN sẽ tự nguyện thực hiện tốt TNXH về BVMT, bởi lẽ, mọi DN được thành lập trước hết đều với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, cần có một chế tài vững chắc để các DN dù không muốn thực hiện nhưng vẫn buộc phải thực hiện TNXH về BVMT. Để làm được điều đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành rà soát một cách toàn diện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.

* Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động sản xuất của DN, kịp thời phát hiện những sai sót trong việc tuân thủ những chuẩn mực về BVMT, sớm có biện pháp xử lý và khắc phục.

Trong thời gian qua, đã có nhiều vụ việc DN gây ÔNMT nghiêm trọng một thời gian dài nhưng không bị phát giác. Điều đó thể hiện năng lực yếu kém trong công tác thanh kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng.

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường năm 2013, vẫn còn tình trạng dự án đầu tư được các Bộ, ngành, địa phương cho phép triển khai bỏ qua quy định về đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT. Tình trạng dự án được đưa vào vận hành nhưng chưa được các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp BVMT diễn ra khá phổ biến. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT chưa được tăng cường. Một số địa phương còn chưa quyết liệt,

hoặc xử lý nhẹ đối với DN vi phạm. Đặc biệt, công tác cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại tại các địa phương, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chưa được chặt chẽ. Việc giám sát sau cấp phép cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Do vậy, nhiều DN đã lợi dụng nhập chất thải dưới danh nghĩa nhập khẩu phế liệu, hoặc nhiều cơ sở không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động đã gây ÔNMT nghiêm trọng, kéo dài như: Các nhà máy sản xuất thép, giấy phế liệu... Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải công nghiệp, chất thải rắn và khai thác khoáng sản thu được rất ít, không tương ứng với tình trạng ô nhiễm hiện nay.

Báo cáo cũng cho thấy, tuy tình hình chấp hành pháp luật về BVMT của các cơ sở đã có chuyển biến, nhưng vẫn còn nhiều DN cố tình vi phạm, tập trung vào các nhóm hành vi vi phạm, như: Vi phạm các thủ tục hành chính, chế độ báo cáo và thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; tự ý điều chỉnh, thay đổi thiết kế, công nghệ của công trình xử lý chất thải nhằm xả trộm chất thải không qua xử lý ra môi trường; xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép ra ngoài môi trường, gây ÔNMT; kê khai thiếu hoặc trốn phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác. Thực trạng ấy đặt ra yêu cầu cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để sớm phát hiện những hành vi vi phạm, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp để DN vi phạm trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, khi đó các biện pháp khắc phục sẽ mang lại hiệu quả thấp, tiêu tốn về thời gian và chi phí khắc phục.

Bên cạnh đó, để giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT, hiện nay chức năng quản lý nhà nước về BVMT đã được tập trung vào một đầu mối thống nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, chức năng này vẫn còn được nằm rải rác ở một số bộ, ngành khác. Điều này dẫn tới cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Đơn cử như vụ việc Vedan xả thải trực tiếp không qua xử lý ra dòng sông Thị Vải gây ô

nhiễm nghiêm trọng dòng sông và mạch nước ngầm xung quanh khúc sông, làm ảnh hưởng tới tình hình sức khỏe của người dân sống gần đó nhưng sau 14 năm vụ việc này mới được phát giác. Để hạn chế tình trạng này, đòi hỏi công tác thanh kiểm tra việc thực thi pháp luật về BVMT của các DN cần được tiến hành thường xuyên; trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lượng cảnh sát môi trường; trong xử lý các vi phạm về pháp luật BVMT cần có sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.

* Tăng cường vai trò của truyền thông trong việc phổ biến những kiến thức về TNXH của DN, về đạo đức kinh doanh tới nhà quản lý và với toàn xã hội nhằm làm thay đổi nhận thức của DN và toàn xã hội về TNXH của DN nói chung và TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT nói riêng.

Chủ thể có TNXH là chủ thể thực hiện những yêu cầu của xã hội. Muốn một chủ thể thực hiện trách nhiệm thì phải làm sao để chủ thể đó nhận thức được trách nhiệm của mình để thực hiện nó. Như vậy, muốn DN thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)