Tư tưởng chính trị chi phối văn hóa học thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dục tính và việc tiếp nhận thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương ở miền bắc 1954 1975 (Trang 25 - 28)

6. Bố cục luận văn

1.2. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam 1954 1975

1.2.2. Tư tưởng chính trị chi phối văn hóa học thuật

Từ xưa đến nay, văn học và nghệ thuật nếu có phục vụ bọn thống trị, thì đó chỉ là từng phần, từng nơi, từng lúc; còn đứng về lịch sử của cả dân tộc cũng như lịch sử của nhân loại thì “văn học và nghệ thuật luôn luôn là vũ khí sắc bén của nhân

dân bị áp bức trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng” [12, tr.2]. Và nền văn học nghệ thuật đó “có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ, mà lịch sử loài người từ

trước tới nay- nghĩa là lịch sử đấu tranh giai cấp - đã xác nhận. Các giai cấp thống trị đã sớm biết sử dụng thứ vũ khí vô song này. Và nhân dân bị áp bức cũng rất tinh khôn trong việc dùng gậy thầy đập thầy, và cuối cùng nhân dân luôn luôn là người giành chiến thắng” [12, tr.2].

Trong khoảng 30 năm, từ cách mạng tháng tám 1945 đến 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giới văn học nghệ thuật đã sáng tạo ra được một nền văn nghệ có nội dung xã hội chủ nghĩa có tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân rõ rệt. Nền văn nghệ đó đã thật sự đi vào cuộc sống và gắn chặt với cuộc sống của nhân dân. Vận dụng chủ nghĩa Mác- Lê Nin sát với hoàn cảnh và nhiệm vụ cách mạng của đất nước, hợp với những truyền thống chiến đấu và sáng tạo của dân tộc, Đảng hướng văn nghệ sĩ phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trau dồi thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, nhận thức đúng đắn nguồn gốc, bản chất, chức năng, phương pháp để xác định rõ mục đích, phương hướng, nhiệm vụ của văn nghệ trong thời kỳ cách mạng.

Có thể nói, bên cạnh phương diện triết học, truyền bá, giáo dục, ... thì văn chương ở trong những giai đoạn lịch sử nhất định còn có khả năng trở thành vũ khí và nó đã thực sự trở thành vũ khí khi những người cộng sản đưa văn chương vào nhiệm vụ chính trị to lớn: góp phần giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của kẻ thù đang rắp tâm biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Xuất phát từ hiện thực cách mạng và yêu cầu giải phóng đất nước trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ, Đảng Lao Động Việt Nam đã coi tính chiến đấu như một yêu cầu căn bản, như

một tư tưởng chủ đạo của văn học cách mạng. Quan điểm đó không chỉ được các nhà lãnh đạo văn nghệ phát biểu với tư cách chỉ đạo, định hướng cho hoạt động văn nghệ mà còn được đưa vào trong các nghị quyết, trong các văn bản có tính Đề cương, Cương lĩnh; trong các lời phát biểu có tính cách tuyên ngôn, tuyên bố chính thống. Quan điểm đó nhất quán và xuyên suốt trong cả một thời kỳ lịch sử, từ khi Đảng cộng sản ra đời cho đến nay. Từ bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) đến các bức thư của Ban chấp hành trung ương Đảng gửi các Đại hội văn nghệ toàn

quốc, từ các bài nói về văn nghệ của Hồ Chí Minh đến các bài viết về văn nghệ

của các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu,…. Tư tưởng chủ đạo trong đường lối văn nghệ của Đảng còn thể hiện trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ

muốn tự do thì phải tham gia cách mạng” [41, tr.63]; cùng với quan điểm “Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [41, tr.19] đã

được văn nghệ sĩ tiếp thu một cách mạnh mẽ.

Quan điểm văn hóa nghệ thuật là một mặt trận trong các tài liệu văn kiện

của đảng

 Đề cương văn hóa 1943

 Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam

 Thư của ban chấp hành trung ương Đảng

Ý kiến văn hóa nghệ thuật là một mặt trận của các vị lãnh đạo, nhà lý luận

 Quan niệm văn học nghệ thuật là một mặt trận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Quan niệm văn hóa nghệ thuật phục vụ chính trị của Trường Chinh

 Quan niệm “văn hóa nghệ thuật là một thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén” của Phạm Văn Đồng

Ý kiến văn hóa nghệ thuật là một mặt trận của các nhà lý luận

 Hải Triều với quan niệm “nghệ thuật có nhiệm vụ cổ động đấu tranh để cải tạo xã hội”

 Hà Xuân Trường coi đường lối văn nghệ của Đảng là “vũ khí, trí tuệ, ánh sáng”

Vì thế mà vào năm 1962, bài Người cổ nguyệt- chuyện Xuân Hương [3] của

Nguyễn Đức Bính công bố đã mở ra một xu hướng tiếp nhận mới trong nền nghiên cứu văn học Việt Nam thời bấy giờ. Bởi, ông đã đưa ra những lý lẽ bênh vực, ca ngợi Hồ Xuân Hương đã dám công khai nói về vấn đề dục tính bản năng trong xã hội phong kiến đầy những cấm đoán gắt gao. Bài viết đã gặp phải nhiều ý kiến phản đối của các nhà lý luận Mác xít lúc bấy giờ, tiêu biểu có Đặng Thanh Lê, Nguyễn Đức Dũng với bài “Góp thêm tiếng nói trong việc đánh giá “thơ Hồ Xuân Hương” [25]; Vũ Đức Phúc với bài Chung quanh vấn đề thơ Hồ Xuân Hương: Ông Nguyễn

Đức Bính và thơ Hồ Xuân Hương” [47]… Bài viết của Nguyễn Đức Bính đã dấy

lên một cuộc tranh cãi hết sức mạnh mẽ, đa phần các nhà lý luận Mác xít chỉ chấp nhận tính chất phương tiện, tính công cụ của dục tính và chỉ xem dục tính có ý nghĩa khi nó góp phần hạ bệ, đả kích, chống chế độ phong kiến, chống tôn giáo trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương “ông Nguyễn Đức Bính và ông Xuân Diệu đã có

một số ý kiến đúng đắn trong việc xác nhận giá trị chống lễ giáo phong kiến và khẳng định tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương” [25, tr.78], mà không thấy ý

nghĩa nhân bản, nhân đạo của dục tính- vấn đề mà Nguyễn Đức Bính hết sức ca ngợi. Chính vì lẽ đó các nhà lý luận Mác xít nhấn mạnh thái độ nghiên cứu thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương của Nguyễn Đức Bính là “một thái độ không đúng” với những lời lẽ nặng nề như: “Đối với một người nghiên cứu, đứng trước một vấn đề

như vấn đề Hồ Xuân Hương, không thể khẳng định một cách dễ dãi, đơn giản như thế và không phải khẳng định như thế là đã ổn được một việc” [25, tr.76]. Việc Nguyễn Đức Bính

ca ngợi những “ “chốn ấy hang hùm”, những “con cò mấp máy”, những “quân tử có

thương thì đóng cọc””[26, tr.79], làm cho các nhà lý luận Mác xít thấy thất vọng “buồn biết bao! buồn cho Xuân Hương, buồn cho thơ, buồn cho cả văn học nước nhà, và buồn cho cả những người tán thưởng thứ thơ đó” [25, tr.78].

Có thể nói, quan niệm văn học là vũ khí thể hiện trong đời sống chính trị và đời sống văn học ở Việt Nam 1954- 1975 là một định hướng mang tính kịp thời của Đảng và nhà nước. Nhưng cá nhân nhà lý luận học theo khuynh hướng Mác xít cũng không nên chính trị hóa tác phẩm một cách không cần thiết; nói đúng hơn là họ đã chính trị hóa tác phẩm văn chương một cách rập khuôn máy móc, sẵn sàng

gán cho tác phẩm những giá trị mà bản thân nó không có. Tức là chỉ tập trung khai thác phần xã hội (đấu tranh) của tác phẩm mà quên đi rằng mỗi tác phẩm nghệ thuật có một sứ mệnh lịch sử riêng của nó. Có những tác phẩm khi mới ra đời đã đạt được tầm đón đợi nơi người đọc; cũng có những tác phẩm phải trải qua độ lùi của thời gian, bằng những nhận định của tư duy xã hội mới, người đọc mới thấy rõ giá trị mà tác phẩm mang lại. Bản thân mỗi người nghệ sĩ trước hết là những người làm nghệ thuật (mà nghệ thuật luôn hướng tới cái đẹp, cái chân- thiện- mĩ, cái cao cả trong những cái thấp hèn) phải góp phần định hướng công chúng tới những tầm đón đợi mới của nghệ thuật chân chính. Như lời Biêlinxki từng nói: “Người ta không thể xây

dựng một nền văn học được, nó tự sáng tạo lấy, cũng như ngôn ngữ và phong tục đã tự sáng tạo, không lệ thuộc vào ý muốn của nhân dân và không hề được nhân dân ý thức”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dục tính và việc tiếp nhận thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương ở miền bắc 1954 1975 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)