Văn hóa dục tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dục tính và việc tiếp nhận thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương ở miền bắc 1954 1975 (Trang 28 - 30)

6. Bố cục luận văn

1.3. Vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng

1.3.1. Văn hóa dục tính

Dục tính theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tiếng Việt định

nghĩa là: “thú vui xác thịt giữa nam và nữ”. Còn Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển tiếng Việt thì cho rằng dục tính là những “đòi hỏi về quan hệ tính giao” [87, tr.1593].

Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (Nxb Đà Nẵng) cho dục tính là “sự đòi hỏi

sinh lý về quan hệ tính giao” [44]. Bản năng dục tính (tên tiếng anh: sexual insitinct)

“được hiểu như khuynh hướng tự nhiên, những cư xử theo một cách nào đó do bẩm

sinh mà có, mà không phải từ những lý luận hay sự giáo dục” [44, tr. 82].

Dục tính xét về mặt hoạt động là khái niệm chỉ hoạt động tính giao, là thuộc tính của một sinh thể sống, một nhu cầu thiết yếu, phổ biến của con người, một hành vi có tính bản năng. Nói cách khác, con người dưới góc nhìn khoa học vừa là một sinh vật tự nhiên (phần con) vừa là một sinh vật xã hội (phần người) mà trong đó khái niệm dục tính được hiểu như là mặt sinh vật tự nhiên thuộc về bản năng người, là phần “con” trong con người. Lý Trạch Hậu đã từng khẳng định trong Bốn bài giảng mỹ học rằng con người song song tồn tại trong sự thống nhất giữa tính động

vật, tính xã hội và nhân tính, đó cũng chính là sự thống nhất giữa cảm tính và lý tính, tự nhiên và xã hội “con người trở lại tính động vật, trở lại với tính dục và sự sống

đích thực, bởi vì chỉ có như thế thì cái tôi có một lần mới có thể tồn tại như một thực thể” [18, tr.221]. Mác cũng từng nói rằng: Con người là một sự tổng hoà các quan hệ xã hội. Chúng tôi thiết nghĩ con người là tổng hoà các quan hệ xã hội ngay trong

phần sinh vật, phần bản năng. Và những nhu cầu tự nhiên, bản năng (thực sắc, tính

giã) đều đã được người hoá, xã hội hoá. Ở các loài động vật không có tư duy, ăn

uống chỉ nhằm duy trì sự tồn tại của cá thể loài; thì ở xã hội loài người, sau khi thoát khỏi tình trạng của loài thú, ăn uống không còn là một nhu cầu mang tính bản năng nữa, nhu cầu ấy đã mang tính người.

Vấn đề Dục tính khi nhìn ở phương diện văn hóa, đó chính là sự thăng hoa của cảm xúc thẩm mỹ, đầy nhân tính như: tình yêu, khát vọng, cội nguồn của sự sống, hoạt động góp phần duy trì nòi giống của muôn loài trong đó có con người. Còn trong văn học, dục tính được dùng chủ yếu để phản ánh cảm xúc thăng hoa trong tình yêu nam nữ.

Nhìn ở phương diện văn hóa giới, Dục tính là một giá trị của con người. Con người trước hết là một con người văn hóa, nhưng cũng có phần bản năng tự nhiên. Dục tính là một nội dung trong nhân cách con người không thể cấm đoán hay phủ nhận nó. Xưa Mạnh Tử đã khẳng định: “thực sắc tính dã” nghĩa là ham ăn uống, mê sắc dục là bản tính tự nhiên sẵn có trong con người. Nhưng trong quan niệm văn hóa giới truyền thống xưa nay luôn xem tình dục là cội nguồn của mọi xấu xa tội lỗi, họ không cho phép con người tự do giải phóng phần thân xác bản năng. Bởi vì, nó sẽ gây trở ngại trong việc thực hiện lý tưởng, tu dưỡng đạo đức của đấng nam nhi. Vì vậy, khi người ta muốn hạ bệ một người nào đó thường gán cho họ cái tội đời sống tình dục phóng túng “sắc là giặc đam làm chi”. Trong hình mẫu về người phụ nữ Việt Nam xưa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo không được phép nhắc đến những ước muốn riêng tư thầm kín, những khao khát, những ước vọng về một tình yêu thậm chí còn tỏ thái độ khinh miệt và cấm đoán; Có chăng đó chỉ là những điều thầm kín “chỉ mình mình biết” của giới phụ nữ mà thôi. Việc một người phụ nữ chủ động bày tỏ tình cảm, thậm chí là làm thơ về tình yêu nam nữ là một điều không được xã hội khuyến khích.

Khi khái niệm về tính thẩm mỹ ra đời, thì văn hóa cũng đi liền sau đó. Và nghệ thuật phải đem lại hứng thú thẩm mỹ cho con người ngay cả trong đề tài trần tục nhất như: về thân thể và quan hệ tính giao. Đồng thời, con người là một động vật có văn hóa, vì vậy mà thái độ của con người với vấn đề dục tính phải là thái độ văn hóa “văn hóa

dục tính” chứ không đơn thuần chỉ mang tính bản năng. Cũng như cách con người tạo

ra lương thực, thực phẩm bằng lao động rồi nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực, đạo đức ẩm thực, văn hoá ẩm thực. Văn học dân gian từng khuyên con người:

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Nhằm cảnh báo rằng: “Miếng ăn là miếng nhục” với ý phê phán những kẻ phàm phu, tục tử, những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, ăn thì chọn những miếng ngọt miếng ngon- làm thì chọn việc cỏn con mà làm. Qua lối ứng xử đó ta thấy rằng: nhân dân ta từ xưa đến nay thường đề cao tình nghĩa hơn là cái ăn, dù sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất nhưng tình thần luôn đong đầy:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon. (ca dao)

Trong một xã hội mà ở đó, phần con người bản năng thường bị gán với những gì là xấu xa là tội lỗi thì khi muốn vượt qua những điều cấm kỵ đó, tất nhiên những cách ứng phó với cấm kỵ cũng ra đời. Nguyễn Du vì muốn nói đến thân thể dục tính khi tả cô Kiều tắm đã phải mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của nước ngoài để bày tỏ sự bênh vực, cảm thông với hoàn cảnh những cô gái thanh lâu như nàng Kiều. Đặng Trần Côn khi chuyển tải tư tưởng đề cao thân thể và dục tính trong Chinh phụ

ngâm - Cung oán ngâm khúc đã phải dùng đến thủ pháp hư cấu giọng nữ. Vậy, Hồ

Xuân Hương đã sử dụng phương thức nào để bày tỏ quan điểm bảo vệ người phụ nữ trong những ràng buộc của lễ giáo phong kiến?.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dục tính và việc tiếp nhận thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương ở miền bắc 1954 1975 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)