Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 66)

^6 KV duyên hải miền trung 17,037 19,92 2 24,76 8 2,885 16.9 4,846 24.3 "7 KV Tây Nguyên 17,104 18,85 1 23,67 5 1,747 10.2 4,824 25.6 ^8 KV Thành phố HCM 46,676 58,19 7 72,69 2 11,521 24.7 14,495 24.9 ^9 KV Đông Nam Bộ 23,104 25,33 8 28,81 8 2,234 ^9∕7 3,480 13.7 KV Tây Nam Bộ 36,195 41,09 7 48,26 8 4,902 13.5 7,171 17.4

II. Phân theo tiền tệ

1. Nội tệ 221,171 262,516 326,373 41,345 18.7 63,857 24.3

“Ũ Ngoại tệ quy đổi VND 21,009 22,10 1

27,73 9

1,092 ^^52 5,638 25.5 III. Phân theo thời hạn vay

1. Cho vay ngắn hạn 145,995 175,865 208,966 29,87

0 20.5 33,101 18.8

~ĩ. Cho vay trung dài hạn 96,185 108,752 145,146 12,56

mạng lưới hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trong đó có 157 chi nhánh loại 1, loại 2 trực thuộc trực tiếp Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam, chia thành 10 vùng kinh tế. Năm 2009 dư nợ của các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và khu vực Tây Nam Bộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn hệ thống (trên 50%). Nhìn chung đại đa số các chi

50

nhánh tại các khu vực đều có dư nợ tăng, đặc biệt là khu vực thành phố Hà Nội đạt mức tăng trưởng đến 58,1% (tăng từ 37.186 tỷ đồng năm 2008 lên đến 58.799 tỷ đồng năm 2009), khu vực miền núi cao - biên giới 31,9%, khu vực khu 4 cũ 26,8%. Sở dĩ dư nợ tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh tăng nhanh (tương ứng 21.613 tỷ đồng và 14.495 tỷ đồng) do ở 2 khu vực này, lượng dân cư đông đúc, thu nhập bình quân tương đối cao so với cả nước nên việc huy động vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện tăng dư nợ. Bên cạnh đó, số lượng DN tập trung chủ yếu ở 2 thành phố này nên nhu cầu vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh vượt qua thời kỳ suy thoái cũng tăng mạnh (đặc biệt được hỗ trợ lãi suất theo các gói kích cầu của Chính Phủ). Thêm vào đó thu nhập của người dân bình quân tương đối cao nên nhu cầu vay tiêu dùng những hàng hoá xa xỉ cũng tăng.

> Xét về dư nợ theo loại tiền tệ: Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu cho vay bằng đồng nội tệ (chiếm 92% so với tổng dư nợ toàn hệ thống), phần còn lại cho vay bằng ngoại tệ chủ yếu là USD. Qua 3 năm 2007-2008- 2009, dư nợ theo cả nội tệ và ngoại tệ tăng liên tục. Năm 2009 dư nợ cho vay VND tăng 63.857 tỷ đồng (24,3% so với năm 2008), cho vay ngoại tệ tăng 25,5%. NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện cho vay ngoại tệ đối với các DN nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị từ nước ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước. Năm 2009, lượng tăng dư nợ cho vay VND gấp hơn 10 lần cho vay ngoại tệ là do các gói kích cầu chỉ thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với VND. Cho vay ngoại tệ chủ yếu được thực hiện bởi các chi nhánh ở khu vực thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

> Về thời hạn cho vay: Dư nợ chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60% tổng dư nợ) phục vụ tiêu dùng ngắn hạn, vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Nhìn vào Bảng 2.2, ta nhận thấy cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng mạnh qua các năm. Riêng năm 2009 dư nợ cho vay

ngắn hạn tưng 33.101 tỷ đồng (18,8%) và dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 36.394 tỷ đồng (33,5%). Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung đầu tư và điện (chủ yếu thuỷ điện), xi măng, kinh doanh bất động sản, thu mua lương thực, thuỷ sản, cà phê, phân bón,...

Về cho vay hỗ trợ lãi suất theo các gói kích cầu của Chính phủ: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 52.615 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ của NHNo&PTNT Việt Nam, trong đó chủ yếu là dư nợ hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ-TTg đạt 35.242 tỷ đồng (67% tổng dư nợ hỗ trợ lãi suất). Số khách hàng được hỗ trợ lãi suất là 1.337.651, số lãi đã hỗ trợ cho khách hàng đạt 2.325 tỷ đồng. Ngành, lĩnh vực được hỗ trợ nhiều nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, xây dựng.

Xét về dư nợ theo đối tượng: NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu dành vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, NHNo&PTNT Việt Nam đã hoàn chỉnh Đề án đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tiếp tục xác định đây là thị trường truyền thống và tập trung vốn cho khu vực này, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, vững chắc của NHNo&PTNT Việt Nam. Đến cuối năm 2009, dư nợ cho vay hộ xản xuất và cá nhân đạt 172.038 tỷ đồng, dư nợ cho vay DN đạt 182.074 tỷ đồng. Riêng dư nợ cho vay hộ nông dân đạt khoảng 175.000 tỷ đồng (tăng 12% so với năm 2008), chiếm xấp xỉ 50% tổng dư nợ, nếu tính cả đầu tư cho các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (khoảng gần 80.000 tỷ đồng), tổng dư nợ cho khu vực này đạt hơn 250.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng dư nợ. Thực tế NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang trực tiếp hỗ trợ trên 10 triệu hộ gia đình và trên 3 vạn DN có đủ vốn với mức lãi suất hợp lý để phục vụ sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

52

2.1.3.3. Hoạt động khác

P Nghiệp vụ thẻ: Tính đến cuối năm 2009, NHNo&PTNT Việt Nam đã phát hành được hơn 3 triệu thẻ ghi nợ nội địa Success, trong đó số thẻ phát hành cho đối tượng hưởng lương ngân sách theo chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ đạt hơn 300.000 thẻ. Bên cạnh dòng sản phẩm thẻ Success đã trở nên quen thuộc với khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam đã chính thức cho ra đời thêm các dòng sản phẩm thẻ quốc tế, đến nay đã triển khai trên 1.700 máy ATM và 3.500 EDC. Mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp toàn quốc đã đem đến cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn trong thanh toán. Bên cạnh việc phát triển mạng lưới của Ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam còn kết nối thanh toán thẻ với vác Ngân hàng khác qua Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink. Đặc biệt NHNo&PTNT Việt Nam tham gia vào mạng lưới chấp nhận thanh toán với nhiều tổ chức thẻ thanh toán như Visa, Mastercard, ... tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

P Quản lý dự án uỷ thác đầu tư, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và ngoại tệ: Cùng với các hoạt động trong nước, NHNo&PTNT Việt Nam chú trọng mở rộng và khai thác hiệu quả các mối quan hệ quốc tế như thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn hơn 4 tỷ USD được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD,. đánh giá cao. Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế liên tục phát triển mạnh, năm 2009 doanh số thanh toán quốc tế đạt hơn 11 tỷ USD, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt hơn 26 tỷ USD. Đến nay đã có gần 200 chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thanh toán quốc tế trên toàn quốc. Chất lượng hoạt động thanh toán đã được nâng cao rõ rệt, các giao dịch được xử lý nhanh chóng, mọi giao dịch được tập trung quản lý và kiểm soát tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo dịch vụ được thực hiện với chất

lượng cao và an toàn nhất, được các khách hàng và đối tác trong và ngoài nước đanh giá cao. Nhiều đại sứ, lãnh đạo cao cấp của các Ngân hàng lớn trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ đến thăm và làm việc, ký kết hợp tác với NHNo&PTNT Việt Nam.

P Thanh toán biên mậu: phát huy thế mạnh có mạng lưới chi nhánh trải dài trên khắp tuyến biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, Việt Nam - Campuchia, NHNo&PTNT Việt Nam đã chủ động và tích cực đẩy mạnh công tác thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu biên giới bằng đồng bản tệ. Với hệ thống thanh toán biên giới qua mạng SWIFT và được hỗ trợ bởi mạng lưới trên 150 điểm thu đổi ngoại tê, năm 2009 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu biên giới đạt hơn 24.000 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong hoạt động thanh toán biên giới của NHNo&PTNT Việt Nam là việc triển khai ký kết bổ sung thoả thuận hợp tác thanh toán biên mậu thông qua mạng Internet Banking giữa các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tại khu vực phía Bắc như: Chi nhánh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai,... với một số chi nhánh của các Ngân hàng thương mại Trung Quốc như Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC). Bên cạnh đó NHNo&PTNT Việt Nam đã ký kết thoả thuận hợp tác thanh toán biên giới với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), tiếp tục thực hiện hợp tác thanh toán với Ngân hàng ACLEDA (Campuchia) qua tài khoản bằng VND và USD.

P Dịch vụ sản phẩm mới: Từ năm 2008, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Hệ thống công nghệ hiện đại đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích Ngân hàng tiên tiến trên quy mô toàn quốc và tạo ưu thế cạnh tranh; đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiên tiến như gửi

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Tổng thu nhập 33,15 0 50,30 8 77,91 2 17,158 51.8 % 27,604 54.9 % 54

một nơi, rút tất cả các nơi: Mobile banking, SMS banking, VNTopup, chuyển tiền qua SMS (dịch vụ A Transfer).

P Hoạt động marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu: Những năm qua hoạt động tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới, đóng góp có hiệu quả vào thành công trong kinh doanh toàn hệ thống. Hoạt động tiếp thị đã được triển khai với nhiều hình thức đa dạng và phong phú hơn, trên nhiều kênh khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và công chúng như quảng cáo trên truyền hình, các kênh phát thanh, báo chí, tờ rơi, băng rôn, tài trợ sự kiện văn hóa thể thao, website NHNo&PTNT Việt Nam, tờ thông tin NHNo&PTNT Việt Nam, tiếp thị trực tiếp. Một số hoạt động nổi bật như tổ chức thành công lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập; tài trợ Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu; tài trợ cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế; NHNo&PTNT Việt Nam đạt Top 10 Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2008,2009.

P Trách nhiệm xã hội: xác định trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội, NHNo&PTNT Việt Nam làm tốt công tác từ thiện như xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa; Quỹ vì người nghèo; ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt; tài trợ các chương trình từ thiện; xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,. Đến cuối năm 2009, tổng quỹ đóng góp từ thiện xã hội của cán bộ toàn hệ thống đã lên tới hơn 100 tỷ đồng.

P Tuyển dụng nhân lực: Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, nhiều DN phải giảm biên chế. Trong năm 2008,2009 NHNo&PTNT Việt Nam vẫn tiếp tục tuyển thêm hơn 3.500 cán bộ vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội vừa bổ sung cho NHNo&PTNT Việt Nam một nguồn nhân lực trẻ, tài năng, đầy nhiệt huyết.

Với những kết quả đạt được trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam đã được Chính phủ tặng Bằng khen về những thành tích trong việc thực

55

hiện kiềm chế lạm phát và nhiều phần thưởng cao quý, lọt vào Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất của giải Sao vàng Đất Việt, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện ích nhất, Thương hiệu nổi tiếng theo tín nhiệm của người tiêu dùng. DN bề vững trong thời kỳ hội nhập.

2.1.4. Kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam luôn đạt kết quả cao, được xem là một trong các Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong khối các Ngân hàng thương mại Nhà nước trong những năm qua. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua số liệu ở Bảng 2.3.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w