3.2 Một số kinh nghiệm
3.2.1 Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của chính sách xã hội trong tổng
tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trong chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) và bổ sung phát triển năm 2011 Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “CSXH đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân” [13, tr.13]
Trong quá trình hoạch định và thực hiện CSXH, Đảng ta luôn đặt yếu tố con người vào vị trí trung tâm, luôn coi con người là chủ thể của xã hội. CSXH vì con người và phục vụ lợi ích của con người là nền tảng để thực hiện công bằng xã hội. CSXH luôn gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Chính vì vậy, Đảng chủ trương tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt cả quá trình phát triển.
Đảng bộ huyện Từ Liêm trong quá trình đổi mới đã nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu cơ bản mà Đảng và nhân dân huyện Từ Liêm hướng tới. Do đó trong mọi chính sách về kinh tế đều nhằm mục tiêu phát triển xã hội, mỗi CSXH đều chứa đựng nội dung và ý nghĩa thúc đẩy kinh tế phát triển. Với đặc điểm là huyện nằm trong quy hoạch phát triển đô thị của Thành phố, tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh vừa là thời cơ để huyện phát triển song cũng đặt ra nhiều vấn đề mới phức tạp cần phải giải quyết. Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân đòi hỏi huyện phải có những chiến lược cụ thể, phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX (2001) đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ bao trùm các ngành và lĩnh vực của kế hoạch 5 năm (2001-2005) là: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội cải thiện đời sống nhân dân; phát triển kinh tế phải song song phát triển văn hóa xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội để trở thành động lực phát triển kinh tế của huyện. Nhận thức đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXI (2006) tiếp tục khẳng định: phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời phải chăm lo làm tốt các chính sách xã hội, củng cố quan hệ sản xuất.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ Huyện đã đề ra những giải pháp và chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế trong đó chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội ngành, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý. Bên cạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân,
làm tốt các CSXH, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Những chủ trương và biện pháp trên đã được Đảng bộ huyện vận dụng linh hoạt phù hợp với thực tế địa phương nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm có ý nghĩa chính trị - kinh tế xã hội cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương cụ thể, thể hiện rõ nhất quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các kế hoạch giải quyết việc làm trong mỗi thời kỳ. Xác định như vậy nên hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chức năng tổ chức quản lý, nắm bắt thực trạng nguồn lao động của huyện để xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm trên địa bàn. Chương trình 26 “Một số vấn đề trọng tâm về văn hóa – xã hội giai đoạn 2001 – 2005” và Chương trình số 06 “Nâng cao chất lượng một số lĩnh vực trọng tâm văn hóa – xã hội của huyện Từ Liêm giai đoạn 2006 – 2010” trong đó đặt vấn đề giải quyết việc làm lên hàng đầu đã được Đảng bộ Huyện chỉ đạo triển khai thực hiện với tinh thần: chủ động, sáng tạo, tập trung, kiên quyết, dứt điểm và có hiệu quả.
Trong chỉ đạo, thấy rõ tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo, các cấp ủy Đảng đã tăng cường công tác tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên thấy rõ: xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” cũng là chống tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và phải làm từ trong Đảng, đảng viên phải gương mẫu đi trước, đồng thời lãnh đạo nhân dân, tạo thành phong trào sâu rộng trong cả nước. Dựa trên chủ trương đó, Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố về giảm nghèo, khích lệ hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nghèo bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp. Tư vấn trợ giúp miễn phí cho
người nghèo. Đặc biệt chú trọng biện pháp tuyên truyền trực tiếp, vận động giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.
Trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, Đảng bộ quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng từ cấp huyện đến từng cơ sở