Chính sách của Đảng với đạo Cao Đài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của đảng đối với các tôn giáo ở nam bộ trong thời kỳ 1945 1954 (Trang 49 - 57)

Chƣơng 1 SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở NAM BỘ

2.2. Quan điềm và chính sách của Đảng với vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ

2.2.2.2. Chính sách của Đảng với đạo Cao Đài

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, vấn đề Cao Đài và chính sách đối với đạo Cao Đài được coi là vấn đề trọng tâm thứ hai trong chính sách tôn giáo của những người cách mạng ở Nam Bộ. Nói như vậy không chỉ căn cứ vào thực tế lịch sử của nó mà bởi vì, Cao Đài cũng như Hòa Hảo là một tôn giáo thuần túy, riêng biệt của đồng bào miền Nam, nó mang cốt cách, hơi thở, tính cách của con người Nam Bộ. Cao Đài là sản phẩm của chế độ thực dân ở Nam Bộ, do đó trong chính sách đối với Cao Đài, Đảng không những phải đề ra những đường lối chiến lược chung mà cần phải có những sách lược mềm dẻo, linh hoạt để vận động, tập hợp, lôi kéo họ vào mặt trận dân chủ, tham gia kháng chiến.

So với Hòa Hảo, đạo Cao Đài ra đời sớm hơn ở Nam Bộ, bản thân đạo này khi mới ra đời cũng đề cao tinh thần yêu nước, với tôn chỉ mục đích, “nước có độc lập, đạo mới được tự do” , coi nhiệm vụ kháng chiến cứu nước là nhiệm vụ hành đạo cao nhất của mình, vì thế, dưới sự dẫn dắt cùa Đảng và xứ ủy Nam Bộ, trung ương cục miền Nam, Cao Đài đã có những đóng góp không nhỏ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.

Cần phải nói thêm rằng, trước và sau khi Cao Đài giáo ra đời, tình hình chính trị ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng nổi lên các xu hướng khác nhau trong đó có hai xu hướng chính là: xu hướng cải lương, dân chủ tư sản và xu hướng cách mạng yêu nước. Tình hình chính trị ấy đã tác động khá sâu sắc và mạnh mẽ đến tín đồ Cao Đài và chi phối hoạt động chính trị của họ trong suốt một thời gian dài, theo đó trong nội bộ đạo này cũng có hai xu hướng chính: theo cách mạng chống đế quốc thực dân và theo thế lực phản cách mạng, đế quốc.

Xu hướng yêu nước và cách mạng chống đế quốc của những người trong đạo Cao Đài tiêu biểu là Tòa thánh Minh Chơn đạo Hậu Giang do Trần Đạo Quang thành lập, họ có nhiều hoạt động tích cực, tham gia cách mạng. Đảng đã sớm nhận thức được tình hình này, những người cách mạng ở Nam Bộ đã biêt được việc tín đồ Cao Đài sớm bị thực dân Pháp đàn áp khi tham gia khởi nghĩa Nam Kì năm 1940, nhiều tín đồ, chức sắc bị bắt bớ, tòa thánh bị đóng cửa tuy nhiên trong những năm kháng Pháp, mặt trận Việt Minh đã có những chính sách nhất định để quy tụ họ, đoàn kết họ cùng tham gia kháng chiến.

Mặt trận Việt Minh đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động tập hợp đồng bào Cao Đài tham gia kháng chiến, nêu tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và chính sách đoàn kết mặt trận. Đây là chủ trương nhất quán đối với tất cả các tôn giáo, nó thể hiện tư tưởng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đồng thời nó là cụ thể hóa của chính sách đoàn kết toàn dân không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo đều phải đứng lên cứu nước. Chính vì thế, ngay khi Bác Hồ ra lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến thì đồng bào Cao Đài ngay lập tức hưởng ứng nhiệt liệt, toàn phái đều ra nhập mặt trận Việt Minh, mỗi họ đạo chọn một chức sắc có năng lực uy tín tham gia Ủy ban mặt trận Việt Minh các cấp, các tổ chức bán vũ trang đều gia nhập Ban quân sự của Mặt trận Việt Minh. Hưởng ứng chủ trương của mặt trận Việt Minh, tại Đại hội Nhơn Sanh 14 – 10 – 1948 đã tuyên bố thành lập Hội Cao Đài cứu quốc và do cụ Cao Triều Phát làm Hội trưởng. [9, tr.60]

Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng chống Pháp của đồng bào Cao Đài, một xu hướng chính trị song song với xu hướng cứu nước là ngay từ rất sớm, từ trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, xu hướng thân Nhật đã xuất hiện nhất là việc Cao Đài đã lập tổ chức Việt Nam phục quốc đồng minh Hội do Cường Để - đang lưu vong ở Nhật làm hội trưởng. Nhiều tín đồ Cao Đài đã vào tổ chức này và các tổ chức bán quân sự do Trần Quang Vinh cầm đầu

được tổ chức là đội Nội ứng nghĩa binh ngụy trang. Cuộc liên minh này chỉ chấm dứt khi Nhật đầu hàng đồng minh trong Thế chiến hai, một số đồng bào Cao Đài lại quay trở lại với Việt Minh chống Pháp. Tuy nhiên, tình hình chỉ kéo dài được một thời gian ngắn thì xu hướng thân Pháp trong đồng bào Cao Đài lại nổi lên, một số chức sắc cầm đầu trong Cao Đài và quân đội Cao Đài do Nguyễn Văn Thành chỉ huy đã quay ra hợp tác với Pháp sau đó lại hợp tác với chính phủ bù nhìn do Mĩ lập nên. Tình hình đó đã gây ra nhiều bất cập đối với chính sách đoàn kết của Đảng, gây khó khăn cho những người đứng đầu Nam Bộ trong việc lôi kéo họ trở về với dân tộc, làm cho vấn đề Cao Đài lại trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Mặt khác, Cao Đài còn trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Pháp. Thậm chí, tư tưởng phục Pháp và hi vọng vào Pháp trong một số chức sắc của Cao Đài khá rõ khi họ tuyên bố nước Pháp có đủ đức tính thiêng liêng để dạy dỗ các sắc tộc, dân tộc lạc hậu, tạo thành cơ sở đại đồng thế giới. Còn trên thực tế, khi ấy có hàng trăm thanh niên Cao Đài được đưa sang Pháp tham gia quân đội, gọi là “để trả ơn” Pháp cho phép Cao Đài được thành lập.

Như vậy, trong suốt những năm trước Cách mạng tháng 8 và 9 năm kháng chiến trường kì chống Pháp, trong nội bộ Cao Đài vẫn có một bộ phận thân Pháp, quay lưng lại với cách mạng. Những tín đồ, chức sắc này vì lí do nào đó, hoặc bị mua chuộc hoặc vì quyền lợi cá nhân đều đã chà đạp lên lòng yêu nước của dân tộc, vi phạm lại nguyên tắc sống của bản thân mình. Cái thành công của Pháp là ở chỗ đã làm cho họ tin vào nhà cầm quyền, mua chuộc và dụ dỗ được họ làm tay sai cho hành động xâm lược, làm phân hóa cách mạng, li gián những tín đồ trong Cao Đài, đẻ ra tâm lí nghi kị, ngờ vực nhau, làm cho tín đồ mất lòng tin vào cách mạng. Do đó, việc ứng phó với bộ phận tín đồ lầm đường này là một bài toán khó cho Đảng nói chung và những người đứng đầu chính quyền ở Nam Bộ nói riêng lúc bấy giờ, bởi lẽ trong một chừng mực nào đó, thực dân Pháp đã thành công ở chiêu bài mua chuộc và dụ dỗ đồng bào Cao Đài.

Quan điểm nhất quán của những người đứng đầu cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đối với những hành động thân Pháp, thân Mĩ của Cao Đài giáo là phải loại bỏyếu tố chính trị phản động, kiên quyết chống lại hành động lợi dụng của chính quyền thực dân “lấy công tác chính trị làm căn bản, chống tư tưởng ấu trĩ, tình cảm điên cuồng của những người hành chánh và quân sự như giết sạch bọn phản động ấy, phải dùng quân sự để giải quyết bọn phản động” [6, tr. 79]. Tuy nhiên, do Cao Đài là một tổ chức mang hơi thở chính trị, họ thường có quan điểm tùy cơ ứng biến khi thời thế thay đổi nên đối với cuộc đổ máu giữa những người kháng chiến và Cao Đài tây Ninh những năm 1948 – 1949 ở Nam Bộ thì chúng ta cần phải “làm dịu lại”, “cố gắng thu xếp phạm vi xung đột”. Đây là một quan điểm rất tỉnh táo của đồng chí Lê Duẩn trong báo cáo tình hình Nam Bộ năm 1949 về kế sách và sách lược đối với đạo Cao Đài nói chung và một bộ phận Cao Đài thân Pháp nói riêng.

Đảng ta chủ trương phát triển công tác tôn giáo vận, trong đó, đối với các tôn giáo trong đó có Cao Đài giáo ở Nam Bộ, trong Nghị quyết của Hội nghị Trung ương mở rộng tháng 1 – 1948 có nhấn mạnh phải đi sâu vào các tầng lớp quần chúng Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, gây cơ sở tổ chức, đặt những hình thức tổ chức thấp như "hội cầu nguyện cho các chiến sĩ", "hội cầu nguyện cho nước độc lập", v.v. Cải thiện đời sống cho đồng bào có đạo, kéo họ khỏi ảnh hưởng chính trị của bọn đội lốt tôn giáo làm bậy.

Nguyên tắc khi vận động đồng bào Cao Đài lầm đường lạc lối là phải nhạy cảm và tế nhị. Ta cũng phải thừa nhận nhiều khiếm khuyết của một số cán bộ khi quá nôn nóng với đồng bào Cao Đài bằng biện pháp “tảo thanh” ở nhiều nơi như ở Bình Dương, một vài nơi lại áp dụng biện pháp mạnh. Đồng chí Bí thư tỉnh ủy Bình Dương lúc ấy đã nói “Tây lợi dụng Cao Đài để đánh ta, với sức mạnh của ta, ta diệt 5, 7 người không khó, cái khó là sau này đối với vợ con, họ hàng thân thuộc của họ, hận thù lâu dài rất khó gỡ”. Do đó, Tỉnh ủy chủ trương tổ chức tiếp xúc với các chức sắc Cao Đài, giải thích cặn

kẽ âm mưu của địch phá hoại khối đoàn kết dân tộc làm suy yếu lực lượng kháng chiến, nhằm bắt dân ta làm nô lệ cho chúng lần nữa, khuyên họ nói cho tín đồ biết rõ phải trái, tránh lầm lạc. Đối với chức sắc, để tránh cho họ khỏi bị giặc Pháp đến mua chuộc và ép làm việc cho chúng, đề nghị họ đi học tập một thời gian. Gia đình họ và đông đảo tín đồ rất đồng tình trước thái độ chân thành của cán bộ kháng chiến. Số chức sắc đi học tập một thời gian đều được đưa về gia đình an toàn, đầy đủ, một số trở thành cán bộ.

Nhắc đến công tác tôn giáo, tín ngưỡng, khi đề cập đến âm mưu của chính quyền thực dân, chúng ta cần nhận thấy rằng. Ngay những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước non trẻ như chủ tịch Hồ Chí Minh đều thấy đây là vấn đề tế nhị và phức tạp bởi tôn giáo là môt phạm trù đặc biệt nhưng căn bản trong chính sách ấy vấn là sự chân thành, chiến lược và nhất quán. Trong bài Cộng sản và tôn giáo của Trường Chinh trên báo Sự thật ngày 25 – 12 – 1948 có viết “ Thực dân Pháp đang ra sức tuyên truyền bài cộng. Chúng bảo cộng sản là kẻ tử thù của tôn giáo, cố lôi kéo hai triệu đồng bào công giáo, mấy chục vạn đồng bào Hòa Hảo, Cao Đài giúp chúng chiếm lại nước ta….Công giáo đã lầm nghe Pháp, nên dân tộc đã trầm luân…” [26, tr. 123]. Đây là một nhận xét khá xác đáng về bài học trong việc ứng xử với các tôn giáo ở Việt Nam. Phải nhận thấy rằng, đồng bào tôn giáo trong đó có Cao Đài đều là mục tiêu của cả ta và địch, cả hai bên đều cố gắng giành lấy họ vì những mục đích riêng của mình, dù chính nghĩa hay phi nghĩa thì chúng ta cũng cần phải tỉnh táo, cần phải khéo léo, phải làm sao cho quần chúng Cao Đài hiểu được tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp, làm cho họ hiểu được theo Pháp là lầm đường lạc lối. Đó là trọng tâm của công tác Cao Đài vận.

Đề cập đến vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ không thể không nhắc đến công trình của Nguyễn Văn Nguyễn – Thái độ của chúng ta với tôn giáo mà phần trên đã đề cập đến. Tác phẩm này ra đời trong bối cảnh vấn đề tôn giáo trở thành vấn đề chính trị xung đột gay gắt của chiến tranh lanh, ở Nam Kì các

thế lực đế quốc ra sức lôi kéo đồng bào theo đạo trong đó có đồng bào Cao Đài làm tay sai làm cho vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ ngày càng trở nên gay gắt hơn, ông cũng vạch rõ những thủ đoạn của bọn thực dân như tuyên truyền, đả kích cộng sản, chủ nghĩa Mác Lê-nin, cho lính kín chui vào trong hàng ngũ đồng bào Cao Đài để mua chuộc…Những nội dung này thực tế đã góp một tiếng nói rất lớn trong quan điểm của Đảng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo lúc bấy giờ.

Cần phải nói thêm rằng, trước Nguyễn Văn Nguyễn, trong những năm 30 – 1945, cũng có không ít những nhà lãnh đạo của Đảng đã có những tiếng nói rất quan trọng về vấn đề tôn giáo trong đó có Cao Đài giáo như Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Đào Duy Anh, Nguyễn An Ninh nhưng trên thực tế quan điểm tả khuynh trong Xứ ủy Nam Bộ vẫn còn, đồng bào Cao Đài thân Nhật vẫn tồn tại. Thậm chí, trong văn kiện trước ngày 2 – 9 – 1945, Đảng có nói tới việc vận động đồng bài theo đạo – Mở rộng Việt Nam Công giáo cứu quốc hội. Cố cảm hóa quần chúng các hội Phật thầy và Cao Đài. Tất cả những quan điểm ấy chỉ thể hiện được nhãn quan, phản ánh được mặt chính trị trong công tác tôn giáo của Đảng. Nhưng với Nguyễn Văn Nguyễn, thì đó quả là một bước tiến về sự nhận thức trong hàng ngũ những người lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ.

Những khó khăn, tổn thất mà Cao Đài gây ra cho cách mạng Nam Bộ là khá nhiều, những người đứng đầu cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã sớm nhận thức được điều ấy. Đọc Hồi kí của Trần Văn Giàu, phần thứ 5 – Tổng khởi nghĩa thành công, kháng chiến chống Pháp bắt đầu, chúng ta thấy rằng, vấn đề Cao Đài vận đã được coi là mối nguy hại cho Nam Bộ từ sớm. Trong Hồi kí, Trần Văn Giàu có viết “Tình hình chính trị Sài Gòn và Nam Bộ tháng 8, tháng 9 năm 1945, đã phức tạp vì sự có mặt hết sức nguy hiểm của quân Anh, quân Nhật, quân Pháp, lại càng phức tạp hơn nữa vì sự tồn tại của lực lượng vũ trang của các chính đảng, các giáo phái. Lúc ấy, tôi mấy lần “ nói chơi ”

với Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Lưu là chúng ta đang ở vào cái thế “ Xuân thu chiến quốc …Ngoài Bắc đâu có như vậy ? Làm sao bây giờ ? Gỡ rối bằng cách nào ?.. Trong cái “ mặt trận quốc gia thống nhất ” sớm nở tối tàn kia, đảng Quốc gia độc lập là cái chánh đảng ít đáng sợ nhất, tuy là đảng cầm quyền…Quân Bảo an của Tây rồi của Nhật để lại thì đã lọt ra khỏi tay họ hết rồi, còn gì đâu ? Đáng ngại nhất là phái Cao Đài Trần Quang Vinh. Họ làm việc với quân Nhật từ 1942, họ mộ lính, mộ thợ cho Nhật ; Nhật từng cho rằng ở Nam Kỳ không thể lập chính đảng thân Nhật quan trọng mà, làm chính trị ở Nam Kỳ thì phải lợi dụng giáo phái. Cao Đài suy tôn Cường Để ; nhiều báo Sài Gòn cổ vũ cho Cường Để, Cường Để được phép lưu trú ở Nhật từ lâu…. Sau 9 tháng 3, quân Cao Đài thêm đông, đóng khắp các trường sơ học Sài Gòn. Ước lượng số quân Cao Đài là trên hai vạn, gần ba vạn, Nhật cho họ bao nhiêu súng lấy của Pháp ? Ai biết ? Nhưng chắc chắn không phải ít. Bề ngoài thấy quân Cao Đài tập luyện phần nhiều bằng súng gỗ. Còn bên trong ? Bọn Vinh trước theo Pháp, rồi theo Nhật. Bây giờ Nhật thua, Pháp dại gì mà không rủ họ trở lại nếu họ chống cách mạng, nếu Pháp chẳng những hứa tha thứ tội thân Nhật mà lại còn ban cho một số quyền lợi, chức vụ nào. Quân lính Cao Đài số đông muốn chống thực dân, nhưng họ lại là tín đồ, dễ nghe theo chức sắc”.

Như vậy, bản thân cụ Trần Văn Giàu đã sớm nhận thức được vấn đề Cao Đài – một vấn đề chính trị khó khăn mà Nam Bộ cần phải đối mặt. Việc coi đây là một trọng tâm chính trị, trọng tâm của công tác tôn giáo xuất phát từ nhận thức rất đúng về các xu hướng chính trị trong nội bộ tôn giáo này những năm kháng Nhật, chống Pháp, góp phần thêm vào tiếng nói của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của đảng đối với các tôn giáo ở nam bộ trong thời kỳ 1945 1954 (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)