Chính sách của Đảng với đạo Tin lành và các tôn giáo khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của đảng đối với các tôn giáo ở nam bộ trong thời kỳ 1945 1954 (Trang 67 - 71)

Chƣơng 1 SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở NAM BỘ

2.2. Quan điềm và chính sách của Đảng với vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ

2.2.2.4. Chính sách của Đảng với đạo Tin lành và các tôn giáo khác

Trong những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, vấn đề Tin lành căn bản khá thuần có chăng phải đến chống Mĩ, vấn đề Tin lành mới trở nên gay gắt. Không giống như Cao Đài, Hòa Hảo – điểm nóng trong chính sách tôn giáo vận của Đảng thì Tin lành – một tôn giáo ngoại lai, du nhập đến nước ta sớm hơn nhưng hoạt động của Tin lành giáo chưa thực sự là một trở ngại cho Ban chấp hành Đảng ở Nam Bộ trong suốt thời kháng chiến chống Pháp.

Đạo Tin lành mặc dù đến Việt Nam từ cuộc viễn chinh của người Pháp nhưng trên thực tế nó chỉ hoạt động mạnh mẽ trong thời kì chiến tranh chống Mĩ, dưới chiêu bài của Mĩ để chống Cộng sản. Tin lành phát triển mạnh mẽ nhất ở Nam Bộ, do những điều kiện chính trị đặc biệt nên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng vẫn chủ trương coi trọng đến vấn đề Tin lành.

Lúc này, trong nhận thức của những người lãnh đạo Đảng, Tin lành dù không trực tiếp tham gia hoạt động chính trị bằng một tổ chức nhưng cũng có một số ít bị lôi kéo bởi chính quyền thực dân nhưng đa phần là thông qua các cá nhân cụ thể. Nhận thức được điều ấy, Đối với Tin lành, Đảng cũng có những chỉ đạo căn bản.

Thứ nhất: Giống như các tôn giáo khác, Đảng cộng sản Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, miễn không làm gì gây tổn hại đến đất nước.

Thứ hai: Đảng chủ trương vận động tất cả đồng bào tôn giáo, không tôn giáo vào mặt trận dân tộc thống nhất để cứu nước. Đồng bào Tin lãnh cũng vậy. Đảng nhận thấy Tin lành tuy nhỏ bé nhưng cũng rất cần thiết cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Mặc dù kết quả còn ít ỏi nhưng nó đã chứng minh được điều rất quan trọng: Tin lành dù luôn nói đến thái độ phải “đứng ngoài chính trị” nhưng các Tổ chức Tin lành cứu quốc vẫn được thành lập ở Nam Bộ, vẫn hướng về Cụ Hồ và kháng chiến…Về cơ bản, mọi tín đồ của đạo Tin lành đều có tấm lòng yêu nước, đem lại cuộc sống tốt đời, đẹp đạo.

Điểm hạn chế trong chính sách với đạo Tin lành mà trong thời kháng chiến chống Pháp chúng ta chưa giải quyết được là vấn đề công nhận tư cách pháp nhân cho họ: trong đó có Hội thánh Tin lành ở Việt Nam và do đó chưa tạo cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế để họ đề ra đường hướng gắn bó với dân tộc, với chủ nghĩa xã hội, không phải lệ thuộc vào nước ngoài.

Với Phật giáo

Có thể thấy, trong các tôn giáo ở Nam Bộ thì sự song hành của Phật giáo trên con đường phát triển của dân tộc là thuận hơn cả. Hầu như các đồng bào theo Phật đều một lòng hướng về Tổ quốc và sự nghiệp giải phóng dân tộc bằng cách này hay cách khác. Tấm lòng từ bi hỉ sả, đức bao dung, độ lượng, lòng nhân từ vị tha là điểm cốt yếu trong giáo lí nhà Phật và cả những người theo tôn giáo này. Do đó, trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và ở Nam Bộ nói riêng, xu hướng Phật cùng hợp tác chống Pháp là xu hướng căn bản, nổi trội.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, hưởng ứng chủ trương của Mặt trận Việt Minh, Hội Phật giáo cứu quốc vẫn tăng cường hoạt động nhằm tăng cường lực lượng cho cuộc kháng chiến. Tỉnh nào cũng thành lập Ủy ban Phật giáo cứu quốc.

Đảng cũng nhận thức được tầm quan trọng của Phật giáo trong đời sống tín ngưỡng của cư dân và nếu làm tốt công tác Phật giáo ở miền Nam có

thể tranh thủ được dư luận Phật giáo quốc tế ủng hộ cho cuộc kháng chiến bởi lẽ Phật giáo có mối liên hệ quốc tế khá sâu sắc. Nhận định ấy đã kiểm chứng được giá trị của Phật giáo trong thực tế cách mạng nước ta nói chung và trong công tác Phật giáo nói riêng ở miền Nam của Đảng.

Ngay trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đảng và xứ ủy Nam Bộ, Trung ương cục miền Nam luôn luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống tôn giáo của đồng bào Phật tử, uốn nắn và phê phán những sai lầm, bất cập ở một số địa phương như tùy tiện sử dụng nơi thờ cúng, xâm phạm tài sản của nhà chùa, không quan tâm chăm sóc đến các tăng ni già yếu.

Đảng cũng ủng hộ chủ trương xuất bản báo chí của Phật giáo làm cơ quan tuyên truyền đường lối, chủ trương của đạo Phật với các tạp chí như tạp chí Phật học, tạp chí Từ Quang – cơ quan của Hội phật học Nam Bộ ra đời năm 1953 do Chánh Trí và Mai Thọ Truyền làm chủ bút đã góp rất nhiều tiếng nói vào công cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, kêu gọi và khích lệ tinh thần chiến đấu của đồng bào Phật giáo Nam Bộ, xu hướng yêu nước trong Phật giáo nổi lên mạnh mẽ.

Lúc đầu tham gia lãnh đạo Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ có các vị: Thích Minh Nguyệt, Thích Huệ Quang, Thích Bửu Đăng, Thích Pháp Dõng... Năm 1946, sư Minh Nguyệt cùng các tu sĩ, cư sĩ ra chiến khu Đồng Tháp Mười lập Ban Chấp hành Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ, đặt Văn phòng Trung ương tại chùa Ô Môi, xã Mỹ Quý, Đồng Tháp Mười. Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ được tổ chức tại Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bà Rịa, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Long Xuyên, Bạc Liêu, Rạch Giá… Hội đã xuất bản báo Tinh Tấn, do nhà sư Minh Nguyệt làm chủ nhiệm, Lê Văn Đông làm chủ bút.

Năm 1949, với tư cách Ban Chấp hành Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ, thiền sư Minh Nguyệt từ Mỹ Tho về Gia Định lập Tỉnh hội Phật giáo Cứu quốc Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn, cử thiền sư Bửu Đăng làm hội trưởng. Năm 1952, Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ lúc này giải thể, với tư cách Uỷ

viên Uỷ ban Mặt trận Liên Việt tỉnh Mỹ Tho, thiền sư Minh Nguyệt giới thiệu thiền sư Thiện Hào vào Đồng Tháp Mười dự hội nghị dân tộc và tôn giáo, sau đó ông ở lại căn cứ để tìm hiểu đường lối cách mạng miền Nam.

Năm 1949, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ tuyên bố tự giải tán, chỉ để lại đại diện Phật giáo trong các cấp Mặt trận Liên Việt. Năm 1952, Phật giáo Cứu quốc chuyển hướng hoạt động công khai bằng Giáo hội Lục Hoà Tăng Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, khi các tổ chức Phật giáo đã trở thành những lực lượng xã hội đáng kể và đã gây ảnh hưởng trực tiếp với thời cuộc, giới phật tử yêu nước tìm thấy con đường có thể phục vụ cho nền độc lập của Tổ quốc là tham gia kháng chiến. Những phật tử tham gia kháng chiến, ở chiến khu hay tại nội thành, bạo động hay bất bạo động đều chứng minh một cách hùng hồn lòng yêu nước của họ. Các tăng sĩ tham gia chiến đấu trong hàng ngũ kháng chiến đã có trên bốn trăm tăng sĩ anh dũng hy sinh trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1954.

Ngoài ra, đối với các tôn giáo khác đang tồn tại ở Nam Bộ, Đảng cũng có chủ trương nhất quán là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân miễn là các tôn giáo không gây ra những tổn hại đến lợi ích dân tộc, không có những hoạt động chống phá cách mạng và chính quyền.

Chƣơng 3

NHẬN XÉT CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của đảng đối với các tôn giáo ở nam bộ trong thời kỳ 1945 1954 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)